Nhiều dự án làm khổ dân ở Ninh Thuận – Bài 1: Làm dự án hay gom đất?
Khi quy hoạch, triển khai các dự án, không chỉ chủ đầu tư mà cả chính quyền cũng hứa:
Người dân trong vùng dự án sẽ được lợi rất nhiều nên họ đồng thuận giao những mảnh đất vốn là nguồn sinh kế của gia đình cho chủ đầu tư. Thực tế, sau khi nhận đất, dự án liên tục thay đổi chủ đầu tư, “ngâm giấm” hoặc đầu tư cho có, khác xa với viễn cảnh ban đầu, còn người dân sau khi “ăn” hết số tiền bồi thường, lâm vào cảnh khốn khó.
Do năng lực nhà đầu tư kém? Do thẩm định, dự báo của cơ quan chức năng yếu hay vì nguyên nhân nào khác?
Như mọi ngày, vợ chồng anh Đắc, chị Nghi (thôn Suối Đá, Lợi Hải, Thuận Bắc, Ninh Thuận) dậy rất sớm để chăm chút cho mảnh ruộng chừng hơn 100 m2. Đây là mảnh đất còn lại sau khi đã giao cho dự án nghiên cứu, thực nghiệm nuôi dê, cừu. Thấy khách, anh Đắc nói: “Đất gia đình tôi chỉ còn bấy nhiêu đó”.
Bỏ làng vì dự án
Năm 2006, tỉnh Ninh Thuận cấp phép cho Trạm Nghiên cứu và nhân giống dê, cừu Ninh Thuận (trạm) để thực hiện dự án 77 ha thực nghiệm nuôi dê, cừu ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc. Ai cũng nghĩ trạm sẽ thực hiện lời hứa là sẽ được chăn nuôi dê, cừu, được trạm lo kỹ thuật nuôi, tiêu thụ… nên tin tưởng giao đất.
“Khu nuôi nhốt của trạm rộng 3 ha, trong đó thu hồi 3,8 sào ruộng lúa của gia đình tôi, họ bồi thường tất tần tật 11 triệu đồng! Chúng tôi khiếu nại và được giải quyết tổng cộng 30 triệu đồng. Nhận số tiền đền bù từ xã về, vợ chồng tôi cất kỹ, chờ mua cừu về nuôi khi dự án hoạt động. Chờ hoài chẳng thấy trạm triển khai việc nuôi cừu, dê như đã hứa nên số tiền bồi thường rơi rụng dần. Thửa ruộng chính đã mất, khoản tiền đền bù không sinh lợi đồng nghĩa với nguồn thu nhập bị đứt. Giờ cả gia đình bảy người lây lất với sào ruộng còn lại…” – anh Đắc kể.
Video đang HOT
Chị Nghi với sào ruộng còn lại cạnh khu nuôi nhốt dê, cừu. Đây là nguồn sống duy nhất của gia đình chị sau khi dự án nuôi dê triển khai. Ảnh: M.TRÂN
Kế bên ruộng lúa anh Đắc là hơn một sào ruộng của anh Chamaléa Rong nhưng giờ không thể canh tác được vì trạm đổ đất, san lấp cả ruộng. Nguồn thu nhập từ ruộng lúa không còn, người nhà anh Rong tản mát đi làm ăn, chỉ còn anh giữ nhà và tìm kiếm cây cảnh về tạo dáng bán kiếm tiền.
Dự án gom đất
Ông Tâuxá Thị, trưởng thôn Suối Đá, cho biết: Trong thôn có 17 hộ dân có đất trong dự án nhưng trạm chỉ bồi thường phần diện tích người dân đang canh tác, trồng trọt. Còn phần diện tích dân chưa dọn đất thì không bồi thường nhưng trạm vẫn rào hết đất của dân. Hiện 17 hộ dân đã ký đơn khiếu nại tập thể. Ngoài ra, còn có 18 hộ khác ở thôn Bà Râu 1 cũng bị trạm rào đất nhưng không chịu bồi thường. Khi dân hỏi, người của trạm trả lời “rào trước theo quy hoạch, bồi thường tính sau!”. Phần lớn các hộ dân là người Raglai ít hiểu biết nên chờ mấy năm không thấy trạm tính toán gì nên người dân mang đơn đi khiếu nại.
“Đất ruộng, rẫy, vườn điều đều bồi thường thấp, cào bằng như nhau 4 triệu đồng/sào, lại lấy hết đất của dân khiến dân vùng dự án rơi vào cảnh lao đao, khốn khó” – ông trưởng thôn than.
Đến nay, dự án nghiên cứu, thực nghiệm dê, cừu Ninh Thuận cơ bản đã xây dựng xong chuồng trại nhưng hoạt động rất lèo tèo so quy mô dự án. Theo ghi nhận của chúng tôi, khu nuôi nhốt của trạm có bảy dãy chuồng lớn nhưng chỉ có một dãy là có dê, cừu. Anh Bình, người chăn dê, cừu nhiều năm qua ở đây, cho biết hiện tổng đàn dê, cừu cả trạm mà anh chăn thả chưa đến 100 con. Thực ra số dê, cừu này là của ông T., quản lý trạm và ông đã chuyển đàn dê, cừu từ nhà đến đây nuôi. Trạm còn nuôi thí nghiệm 15 con dê, cừu giống nhưng không chăn thả.
Hàng chục hecta đất của người dân bị thu hồi không rõ ràng rồi mang cho thuê lại. Ảnh: M.TRÂN
Trạm còn thuê anh Long trồng cỏ cho dê, cừu ăn. Theo anh Long, đàn dê, cừu của trạm ít nên chỉ 1 ha cỏ là đủ cung cấp.
“Đàn dê, cừu và đồng cỏ chỉ bấy nhiêu mà đi thu hồi đất của dân đến tận chân núi gần 100 ha. Đất đang làm lúa, mì, bắp, vườn điều đang cho trái… đều bị thu hồi làm dự án. Họ quây đất của dân rồi đem hàng chục hecta đó cho thuê để trồng mì, bắp, lúa lấy tiền”- một người dân cho biết.
Sẽ kiểm tra, đo đạc lại và báo cáo cụ thểÔng Võ Chi, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, cho biết huyện đã đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với huyện kiểm tra, đo đạc lại toàn bộ đất thu hồi và giải quyết khiếu nại về đền bù của dân. Hiện công việc này đang được tiến hành.Đề nghị huyện báo cáo tình hình thu hồi đất, bao chiếm đất dẫn đến khiếu nại và cuộc sống hiện nay của các hộ đồng bào dân tộc Raglai sau khi thực hiện dự án thực nghiệm dê, cừu.Ông MÃ ĐIỀN CƯ, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nói tại buổi giám sát tại huyện Thuận Bắc, ngày 24-7Dự án dê và thỏ Sơn Tây triển khai tại Ninh Thuận là một dự án chiếm đất của dân, vì thu hồi đất quá nhiều trong khi thực tế thực hiện dự án thì nhỏ, không hiệu quả.Một cán bộ thanh tra huyện Thuận Bắc
Theo ANTD
Đơn vị quản lý cây xanh vô cảm hay sợ trách nhiệm?
Sau khi Báo An ninh Thủ đô đăng loạt bài phản ánh về một lái xe hãng Taxi Mai Linh tử nạn vì cây đổ trong khi vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm ngay trong ngày, nhiều bạn đọc đã gọi điện đến tòa soạn bày tỏ bức xúc về vấn đề trên.
Cây cổ thụ đổ trên phố Lê Thánh Tông sáng 18-8
Ông Lê Thanh Tùng, trú tại phố Lò Đúc nêu thắc mắc về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội là đơn vị được thành phố giao nhiệm vụ quản lý hệ thống cây xanh toàn thành phố nhưng sau khi xảy ra cái chết của lái xe hãng Mai Linh mà thủ phạm gây ra là cây đổ, phía doanh nghiệp này không hề cử đại diện đến thăm hỏi, chia buồn, phúng viếng với gia đình nạn nhân.
Điều này cũng được đại diện gia đình lái xe taxi xấu số Phạm Tuấn Anh khẳng định với phóng viên ANTĐ vào chiều 20-8. Phải chăng, trước sự việc đau lòng nêu trên, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội đã vô cảm hay cho rằng mình không có trách nhiệm về cái chết oan uổng này. Trong khi đó, khi biết hoàn cảnh gia đình của người lái xe này rất khó khăn, không chỉ chính quyền địa phương mà cả hàng xóm láng giềng đã quan tâm, tận tình giúp đỡ, chia sẻ với gia đình nạn nhân, lo hậu sự chu đáo cho người đã khuất.
Theo ông Hồ Chương - Phó Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh kiêm Tổng Giám đốc Mai Linh miền Bắc cho biết: Sau sự việc đáng tiếc xảy ra với anh Phạm Tuấn Anh, lái xe của hãng bị tử nạn do cây đổ chiều 17-8, cán bộ, nhân viên, lái xe của Mai Linh miền Bắc đã ủng hộ gần 100 triệu đồng để lo mai táng và hỗ trợ gia đình. Sắp tới quỹ Vì cộng đồng của Tập đoàn Mai Linh sẽ có kế hoạch tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ vợ con nạn nhân để ổn định cuộc sống.
Ông Phạm Đức Dũng, trú tại nhà số 4 khu tập thể Bộ Giao thông Vận tải, phố Vọng Hà, phường Chương Dương thì bức xúc: "Thực tế ở Hà Nội đã có khá nhiều vụ tai nạn dẫn đến chết người theo kiểu này. Ví dụ vụ tai nạn một thanh niên thiệt mạng do vướng phải dây cáp viễn thông, trách nhiệm đó chắc chắn là của ngành viễn thông. Nếu một bốt điện bị hở điện khiến người qua đường chạm vào bị giật, đơn vị quản lý điện bắt buộc phải chịu trách nhiệm. Nếu một hố ga bị mất nắp không chịu thay khiến người dân bị tai nạn, công ty thoát nước phải đứng ra giải quyết. Vậy mà trong trường hợp này, đơn vị quản lý cây xanh của Hà Nội lại giữ thái độ im lặng thì quả thực không thể hiểu nổi. Tôi không nói đến việc cây đổ có phải do lỗi của đơn vị quản lý hay không. Nhưng ít nhất trong trường hợp này, người đứng đầu đơn vị quản lý đã hành xử một cách thiếu tình người.
Những ngày vừa qua, không ít cơ quan thông tin còn cho biết, trước đó người dân từng kiến nghị về việc cây xanh này sắp đổ, vậy mà vẫn không được ai quan tâm giải quyết. Nếu như vậy thì có thể nói, anh Tuấn Anh chết là do sự vô cảm, thiếu trách nhiệm của công ty cây xanh. Đáng buồn là sự vô cảm ấy đến tận bây giờ vẫn tồn tại mà bằng chứng là việc thiếu sự thăm hỏi với gia đình nạn nhân. Đổ lỗi tất cả cho ông trời là việc quá dễ bởi trời chẳng kiện ai bao giờ. Nhưng tôi tin, nếu cứ giữ cách quản lý và hành xử kiểu trời ơi đất hỡi như vậy thì sẽ còn nhiều người dân bị chết oan bởi tai họa từ trên trời rơi xuống như thế".
Theo ANTD
Vụ bán đất cho người Trung Quốc: Chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm! Theo UBND tỉnh Bình Thuận, việc các cán bộ của tỉnh này đi đi tham quan tại Trung quốc theo lời mời của Tập đoàn Nguyên Hinh (Trung Quốc) không có dấu hiệu móc nối, tư lợi với Công ty Nguyên Long Sơn. Nguồn tin của Báo Người Lao Động, ngày 31-7, cho biết UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu các đơn...