Nhiều dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc – Nam chuẩn bị khởi công
Ban Quản lý dự án đường sắt ( Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, trong năm nay đơn vị sẽ khởi công nhiều dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam ( tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh) và các ga phía Bắc.
Ảnh minh họa. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Cụ thể, ngay trong năm nay, 4 dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh đoạn Hà Nội – Vinh, Vinh – Nha Trang, Nha Trang – Sài Gòn và dự án các ga phía Bắc, vốn trung hạn 2021-2025 sẽ hoàn thành lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án.
Cùng với đó, việc ký kết hợp đồng và triển khai lập thiết kế bản vẽ thi công, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các gói thầu xây lắp cũng sẽ hoàn thành để khởi công trong năm 2022.
Được biết 4 dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh đoạn Hà Nội – Vinh, Vinh – Nha Trang, Nha Trang – Sài Gòn có tổng vốn hơn 3.100 tỷ đồng. Trong khi đó dự án cải tạo các ga trên tuyến đường sắt phía Bắc sẽ nâng cấp 9 ga gồm: 3 ga hành khách và 6 ga hàng hóa với tổng mức đầu tư là 350 tỷ đồng.
Cũng theo Ban Quản lý dự án đường sắt, dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét (Quảng Bình), tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành khảo sát hiện trường, lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, lập hồ sơ mời thầu các gói thầu, khởi công trong năm 2022.
Về các công trình, dự án an toàn giao thông đường sắt do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thực hiện, đại diện VNR cho biết, trong năm 2022, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ triển khai thực hiện nâng cấp, cải tạo 82 đường ngang biển báo và bổ sung tín hiệu đối với 112 đường ngang có người gác.
Về dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt với tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng sử dụng vốn trung hạn 2016-2020 đang triển khai, đại diện Bộ Giao thông Vận tải thông tin, đến này dự án này đang được các nhà thầu gấp rút triển khai, dự kiến cơ bản hoàn thành vào giữa năm 2022 trừ một số công trình bị chậm lại do vướng giải phóng mặt bằng có thể phải kéo dài đến năm 2023.
Đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (đơn vị được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ đầu tư, quản lý 3 trong 4 dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt gói 7.000 tỷ đồng) cho hay, đến hết năm 2021, các dự án này đã hoàn thành phần lớn các công trình, hạng mục quan trọng.
Video đang HOT
“Theo kế hoạch ban đầu, đến hết năm 2021 hoàn thành toàn bộ gói 7.000 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quá trình triển khai đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, cùng đó là mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ triển khai dự án. Nhiều gói thầu bị chậm tiến độ do địa phương vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, chậm bàn giao mặt bằng thi công”, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt chia sẻ.
Cũng theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt, mặc dù vậy, với sự nỗ lực của Ban, tư vấn, nhà thầu và sự phối hợp của các đơn vị liên quan, đã khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng được chất lượng công trình; hoàn thành bàn giao các gói thầu quan trọng đưa vào khai thác.
Đến hết năm 2021, đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu cho 27/28 gói thầu xây lắp và các gói thầu phụ trợ; tiến hành bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng 6 gói thầu dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội – Vinh (dự án Hà Nội – Vinh), 8 gói thầu Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – Sài Gòn (dự án Nha Trang – Sài Gòn), bàn giao 70/127 cầu thuộc dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh (dự án cầu yếu).
Cụ thể, dự án Hà Nội – Vinh, sản lượng thi công đạt khoảng 76,9% so với giá trị hợp đồng; hoàn thành 11/16 hạng mục ga; hoàn thành cải tạo kiến trúc tầng trên 73,75km/74,95 km trên 15 khu gian thuộc hạng mục công trình cải tuyến để trả tốc độ; hoàn thành 2 công trình hành lang đảm bảo an toàn giao thông.
Dự án Nha Trang – Sài Gòn đã bàn giao xong gói 15; nghiệm thu hoàn thành khu gian các gói thầu số 16, 17, 18, 19, 20 và đang tiến hành bàn giao các khu gian. Sản lượng thi công đạt khoảng 75%. Dự án cầu yếu có 7/11 gói đã cơ bản hoàn thành thi công; cơ bản hoàn thành sàng dầm 109/111 cầu làm mới. Sản lượng thi công đạt khoảng 86,4%.
Đối với dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh – Nha Trang (Dự án Vinh – Nha Trang) do Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư, đại diện đơn vị này này cho biết, đến nay 4/7 gói thầu xây lắp; trong đó có phần đường đã nghiệm thu hoàn thành trong năm 2021. Giá trị thực hiện dự án đạt khoảng 75%.
Chia sẻ về những khó khăn trong giải phóng mặt bằng tại dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc – Nam, ông Mai Minh Việt, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt cho hay, khó khăn trong giải phóng mặt bằng tại các dự án này đến từ dự án nằm trải dài trên phạm vi rộng, trong khi đó diện tích giải phóng thấp nên rất mất nhiều thời gian cho công tác này.
“Bên cạnh đó, hiện trạng tuyến đường sắt Bắc – Nam đã có từ lâu đời, phạm vi dọc tuyến đường sắt vẫn còn tồn tại các diện tích đất tranh chấp giữa hành lang bảo vệ đường sắt và các hộ dân chưa được rõ ràng. Tình trạng tách nhập hộ khẩu, lấn chiếm, chuyển quyền sử dụng đất đai trong phạm vi đường sắt nhằm mục đích trục lợi vẫn còn xảy ra. Địa phương rất khó khăn trong xác định nguồn gốc đất để thực hiện giải phóng mặt bằng”, ông Mai Minh Việt cho hay.
Một khó khăn nữa trong giải phóng mặt bằng các dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc – Nam theo chia sẻ của ông Mai Minh Việt đó là việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tại các địa phương được thực hiện trong điều kiện chính sách bồi thường hỗ trợ còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với giá thị trường nhưng chậm được điều chỉnh. Vẫn còn nhiều ý kiến khiếu nại với phương án giải phóng mặt bằng của các hộ dân có phạm vi ảnh hưởng…
Đề xuất 2.200 tỷ nối ray đường sắt ga Lào Cai với cửa khẩu Trung Quốc
Ban Quản lý dự án đường sắt vừa trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án đấu nối ray ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc, dự kiến 2.200 tỷ đồng vốn trung hạn 2021-2025.
Chọn phương án tối ưu
Tờ trình gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có 3 phương án, trong đó Ban Quản lý dự án đường sắt đề xuất chọn phương án đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc nhằm xử lý triệt để bình diện tuyến đường, nâng cao tốc độ khai thác, đáp ứng nhu cầu vận tải, an toàn, duy tu bảo dưỡng đơn giản hơn, tránh lãng phí; đồng thời đảm bảo hiệu quả đầu tư lâu dài, phù hợp quy hoạch tuyến đường sắt khổ 1.435 mm Lào Cai - Hà Nội Hải Phòng.
Dự án đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc có điểm đầu tại ga Lào Cai (Km294 775) trên tuyến đường sắt khổ 1000 mm hiện có của đường sắt Việt Nam; điểm cuối là điểm chính giữa của cầu Hồ Kiều (mới).
Phương án tuyến thực hiện nối ray bằng khổ đường lồng 1.435 mm và 1.000 mm tại vị trí cầu Hồ Kiều mới cách cầu cũ 2,5 km về phía thượng lưu, tuyến rẽ phải đi theo hướng tuyến mới cắt quốc lộ 70 và vượt sông Nậm Thi tại điểm cách cầu Hồ Kiều hiện tại khoảng 2,5 km về phía thượng lưu. Sau khi vượt sông Nậm Thi, tuyến đi vào cửa hầm hiện tại của đường sắt khổ 1.000 mm Hà Khẩu Bắc - Hà Khẩu, tiếp tục đi theo tuyến đường sắt khổ 1.000 mm sau đó kết nối về ga Hà Khẩu Bắc.
Một đoàn tàu chở hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc (Ảnh: Báo Giao thông).
Đối với phần đường sắt, dự án sẽ cải tạo khoảng 3 km đường ga Lào Cai hiện tại thành đường khổ lồng 1.435 mm và 1.000 mm; xây dựng đường xếp dỡ, kho bãi hàng đạt công suất 5 triệu tấn/năm; Nâng cấp cải tạo khoảng 200 m tuyến đường hiện có thành đường lồng 1.435 mm và 1.000 mm từ ga Lào Cai đến điểm đầu cải tuyến mới; Xây dựng mới 2.850 m tuyến đường lồng 1.435 mm và 1.000 mm, từ đầu bắc ga Lào Cai đến điểm giữa cầu Hồ Kiều mới (điểm dự kiến kết nối).
Về phần hầm, dự kiến xây dựng mới 1.700 m hầm đường sắt khổ lồng 1.435 mm và 1.000 mm.
Đối với phần cầu, dự án sẽ xây dựng mới khoảng 180 m cầu bao gồm: Cầu Hồ Kiều mới phía Việt Nam vượt sông Nậm Thi dài khoảng 50 m (toàn bộ cầu dài 100 m) và khoảng 130 m cầu vượt QL70.
Việc khai thác vận tải bằng đường sắt giữa Việt Nam và Trung Quốc được thực hiện trên khổ 1.435mm chạy thẳng giữa hai nước để giải quyết được vấn đề bất cập trong tổ chức khai thác vận tải, giảm giá thành vận tải, không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và đã được địa phương đồng thuận. Ngoài ra, tuyến sẽ được tận dụng lại toàn bộ cho dự án đường sắt khổ 1.435 mm Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong tương lai.
Theo đề xuất, thời gian thực hiện dự án từ năm 2022-2025. Dự kiến, tổng mức đầu tư là hơn 2.206 tỷ đồng, từ nguồn vốn từ vốn ngân sách Nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 phân bổ cho Bộ GTVT.
Tiềm năng lớn về hàng hóa liên vận
Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây nối Côn Minh (Trung Quốc) với Hải Phòng (Việt Nam), đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên - Trung Quốc với các tỉnh miền Bắc Việt Nam đến cảng biển Hải Phòng.
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa liên vận trên tuyến đường sắt qua cửa khẩu này tương đối lớn, tuy nhiên do bị vênh khổ đường nên vận tải đường sắt còn khó khăn.
Cụ thể, hiện nay đường sắt Trung Quốc đã chuyển đổi sang khổ đường 1.435 mm từ năm 2014. Điểm cuối của mạng đường khổ này là ga mới Hà Khẩu Bắc, chỉ còn vài tuyến ngắn khu vực biên giới có đấu nối khổ 1.000 mm. Do đó, tàu Việt Nam từ ga Lào Cai sang Trung Quốc chỉ đến được các ga Hà Khẩu, Sơn Yêu và Hà Khẩu Bắc.
Tại ga Hà Khẩu Bắc, hàng hóa sẽ phải chuyển tải, sang toa mới đi tiếp được vào mạng đường sắt Trung Quốc. Ngược lại, tàu Trung Quốc cũng không thể sang được Việt Nam để xếp hàng và quay trở lại đi trên mạng đường sắt Trung Quốc.
Dự án đấu nối ray giữa hai ga Lào Cai - Hà Khẩu Bắc đường lồng khổ 1.435 mm và 1.000 mm, khi hoàn thành sẽ giúp Việt Nam chủ động chuyển tải hàng hóa và hành khách tại ga Lào Cai, tăng nhanh thời gian lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, giảm chi phí vận tải đường sắt, thúc đẩy phát triển vận tải hàng hóa bằng đường sắt, tăng thêm thị phần vận tải đường sắt.
Ngành đường sắt lên phương án đưa hành khách về Hà Nội sau tai nạn tại Hà Nam Đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa thông tin sơ bộ về vụ tai nạn đường sắt xảy ra rạng sáng 27/1 tại địa phận tỉnh Hà Nam. Hiện trường vụ tai nạn tại địa phận phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN Theo đó, VNR cho hay, lúc 4 giờ 10 phút...