Nhiều dự án BĐS đẩy rủi ro pháp lý cho dân
Nhiều dự án BĐS chưa xây xong móng đã mở bán dưới dạng hợp đồng đảm bảo nhưng thực chất đây chỉ là chiêu huy động vốn với nhiều nguy hại.
Độc chiêu “lách luật” đẩy rủi ro khách hàng
Đầu tháng 10/2015, thị trường BĐS đang xôn xao thông tin dự án Hải Đăng City (tọa lạc tại phường Mỹ Đình II, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) mở bán khi chưa xây xong phần móng. Ghi nhận của PV vào chiều 6/10, dự án Hải Đăng City (còn gọi là dự án Hải Đăng HD Mon City) mới đang thi công phần cọc và chưa làm móng.
Mặc dù chủ đầu tư công bố, dự án xây dựng theo phương thức hiện đại với kiểu thi công “từ trên xuống” nhưng quy định của Bộ Xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 nêu rõ: “Những dự án xây xong phần móng mới được quyền mở bán”. Chính vì thế, chủ đầu tư dự án Hải Đăng City đang vị phạm nghiêm trọng quy định của nhà nước, gây nhiều rủi ro ho khách hàng.
Được biết, chủ đầu tư Hải Đăng City là Công ty Cổ phần Đầu Tư Địa Ốc Hải Đăng (trụ sở Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) tiến hành “lách luật” bằng cách buộc khách hàng phải ký vào văn bản có tên Đảm bảo ký kết thỏa thuận đặt mua căn hộ. Buộc khách hàng phải nộp 50 triệu đồng tiền đặt cọc.
Văn bản thu nhận tiền đặt cọc của chủ đầu tư dự án Hải Đăng City với khách hàng.
Bên cạnh đó, khách hàng còn phải nộp đủ tiền thỏa thuận đặt mua với trị giá lên tới 30% giá trị căn hộ. Kết thúc giao dịch này, khách hàng chỉ nhận lại được tờ giấy biên nhận đã nộp tiền, kèm theo lời hứa hẹn “yên tâm mua căn hộ thành công”.
Hiện tại, đã có nhiều khách hàng ký đảm bảo mua dự án Hải Đăng City nhưng không ngờ rằng đây có thể là chiêu huy động vốn của chủ đầu tư mà không biết tương lai sẽ ra sao.
Được biết, trước đây đã có nhiều dự án không đủ quy định (chưa xây xong phần móng) đã mở bán cho khách hàng với “chiêu trò” tương tự mà Công ty Cổ phần Đầu Tư Địa Ốc Hải Đăng đang làm như dự án Home City Trung Kính, Vimeco Phạm Hùng…
Video đang HOT
Điểm chung của tất cả những dự án này đều tung thông tin ảo tới khách hàng khi cho rằng dự án đang được rất nhiều người quan tâm, nếu không ký văn bản đảm bảo sẽ không mua được căn hộ trong thời điểm mở bán chính thức.
Thế nhưng, thông tin mà chủ đầu tư đưa ra không thể kiếm chứng, đó chỉ là “lời nói gió bay” đánh vào tâm lý những người có nhu cầu mua nhà.
Tình hình tài chính chủ đầu tư có vấn đề?
Nói về văn bản Đảm bảo ký kết thỏa thuận đặt mua căn hộ mà công ty Hải Đăng ký với khách hàng, nhiều luật sư khẳng định đây chỉ là chiêu nhằm đánh lừa khách hàng.
Tên gọi “đảm bảo” và “mua bán” khác nhau nhưng bản chất đó đều là giao dịch trao đổi qua lại. Nhiều chủ đầu tư biết việc này nhưng vẫn cố tình “lách luật” và bên chịu thiệt duy nhất là khách hàng.
Phối cảnh dự án Hải Đăng City (Ảnh: trang chủ của dự án).
Luật sư Phạm Văn Tiếp – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội phân tích: “Là hợp đồng mang tên đảm bảo nhưng khách hàng vẫ phải bỏ ra số tiền đặt cọc và hơn hết là 30% giá trị căn hộ. Điều đó chẳng khác nào giao dịch mua bán. Chẳng có gì để khẳng định dự án có thi công đúng tiến độ hay không”.
Ngoài ra ông Tiếp còn cho biết thêm, việc tin tưởng chủ đầu tư mà ký hợp đồng đảm bảo là rất nguy hiểm bới chính cái tên của hợp đồng. “Nếu như dự án không bàn giao đúng tiến độ, khách hàng không có đủ chứng cứ để kiện chủ đầu tư vì đó chỉ là hợp đồng đảm bảo chứ không phải mua bán.
Bình thường, với hợp đồng mua bán khách hàng đã rất khó đòi tiền thì với hợp đồng đảm bảo khách hàng càng khó đòi hơn vì đó chưa phải là giao dịch mua căn hộ chính thức” ông Tiếp cho hay.
Còn luật sư Trương Văn Hoài – Đoàn Luật sư TP.HCM thì khẳng định: “Đây chẳng qua là chiêu huy động vốn của chủ đầu tư. Một dự án mới khởi công, chưa xây xong phần móng mà đã phải giở chiêu trò huy động vốn thì dư luận cũng có quyền đặt câu hỏi ngược lại, tình hình tài chính của chủ đầu tư thế nào mà mới thi công đã phải lấy vốn từ khách hàng để xây dự án?.
Hay nói trắng ra, chủ đầu tư như thế là những đơn vị thiếu tiền, không thể tin tưởng được. Tiền không có thì đừng mong họ bàn giao đúng tiến độ. Có khi còn phải chuẩn bị trước tinh thần đi đòi lại tiền đặt cọc trong tương lai”.
Theo_Báo Đất Việt
Đất ven sông, ai được quyền lấn?
- Chỉ rạch nhỏ ở TP.HCM cũng được bảo vệ bằng hành lang an toàn và trong hành lang này bị cấm lấn chiếm, xây cất.
Trong ngày 26-3, chúng tôi nhiều lần liên hệ chủ đầu tư dự án lấn, lấp sông Đồng Nai là Công ty Toàn Thịnh Phát nhằm trao đổi thêm các thông tin dư luận đang quan tâm nhưng vẫn không được. Đến trụ sở công ty thì nhân viên công ty nói lãnh đạo bận họp cả ngày và đề nghị để lại thông tin.
Cùng ngày, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai, cho biết diện tích dự kiến lấp là đất mặt nước được chuyển đổi thành đất dự án. Tỉnh đã chấp thuận cho dự án san lấp và sẽ giao đất, thu tiền sử dụng đất đối với khu dân cư chứ không phải tính theo đất mặt nước. Thủ tục giao đất sẽ được thực hiện khi Toàn Thịnh Phát "chuyển" đất mặt nước thành đất để xây dựng khu đô thị.
"Sông ta, ta quyết"
Theo ông Hưng, việc cho thuê và giao đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh nên không cần xin ý kiến. Ngoại trừ đất lúa, nếu dưới 10 ha thì xin ý kiến của HĐND tỉnh, còn trên thì phải xin ý kiến Thủ tướng. "đây là đất mặt nước, thuộc thẩm quyền của tỉnh. Nên dù 7,7 ha đó là đất mặt nước sông (liên vùng) Đồng Nai thì theo quy định cũng không phải lấy ý kiến của đơn vị quản lý đường sông hay các địa phương khác" - ông Hưng nói.
Tuy vậy, luật sư Lê Thanh Trang - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết theo Luật Đất đai, các tỉnh, thành có thẩm quyền quản lý đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng. Nhưng việc khai thác, sử dụng phải theo quy định, kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực liên quan và quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường. Nó cũng không được gây cản trở dòng chảy, cản trở giao thông thủy. "Đất được quản lý theo địa giới hành chính, tức đất của Đồng Nai thì tỉnh này có thể có quyền tự quyết. Nhưng sông Đồng Nai xuyên qua nhiều tỉnh, thành nên phải tuân thủ thêm Luật Tài nguyên nước" - luật sư Trang nói.
Khoảng 7,7 ha đất mặt nước sông Đồng Nai sẽ bị lấp để xây khu đô thị. Ảnh: TIẾN DŨNG
Cụ thể, Luật Tài nguyên nước nêu nguồn nước liên tỉnh được phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, TP trở lên phải được quản lý thống nhất giữa thượng lưu và hạ lưu. "Điều 3 luật này nhấn mạnh việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính. Như vậy Đồng Nai không thể "cắt khúc" trong việc đánh giá tác động (dòng chảy, môi trường, thoát lũ... - NV) chỉ ở địa phương mình mà bỏ qua sự ảnh hưởng của dự án đến lợi ích và sự tác động đến các địa phương" - luật sư Trang nhấn mạnh.
Tạo tiền lệ xấu
Nhiều cán bộ chuyên ngành về đất đai, giao thông, môi trường ở TP.HCM cũng cho rằng đất ven sông không chỉ được quản lý theo Luật Đất đai mà còn phải đảm bảo nhiều quy định khác. "Nếu dự án này thuộc TP.HCM thì có thể khẳng định ngay là không ai cho phép thực hiện vì diện tích chiếm ven sông quá lớn, lại là dự án xây dựng nhà ở thương mại" - một cán bộ giao thông đường thủy Sở GTVT TP.HCM nhấn mạnh.
Theo vị này, TP.HCM chia hệ thống sông, kênh, rạch thành nhiều cấp để quản lý. Từ đó có những chỉ giới hành lang an toàn tương ứng. Các công trình tuyệt đối không được phép xây trong phạm vi hành lang này. Ông nói: "Đối với dự án ở Đồng Nai, cần phải dùng chỉ giới hành lang an toàn đường thủy của Bộ GTVT để đối chiếu xem có vượt quá ranh giới cho phép hay không. Mặt khác, do đây là sông lớn nên phải xem dự án có vi phạm hành lang thoát lũ (do Bộ NN&PTNT quản lý) cũng như các quy định về sử dụng nguồn nước theo Luật Tài nguyên nước (Bộ TN&MT quản lý)... Khi nào dự án đáp ứng đủ các tiêu chí này mới được xem là không vi phạm. Nhưng khi không vi phạm chỉ giới an toàn đường sông cũng không nên làm".
Tương tự, một cán bộ Thanh tra Bộ TN&MT cho biết trên thực tế, trước nay chưa thấy tỉnh này cho phép xây dựng dự án nhà ở thương mại ngay bên mép sông như thế. "Dự án này nếu được thông qua thì sẽ gây ra một tiền lệ rất xấu, làm cho công tác quản lý sông ngòi, nhất là những dòng sông lớn mang tính chất lưu vực sẽ rất khó khăn" - vị này nhấn mạnh.
Khảo sát chất lượng nước Hôm nay (27-3), Viện Sinh thái học miền Nam sẽ khảo sát hiện trường dự án lấn sông. Các nhà khoa học của Viện sẽ thu thập mẫu nước để đánh giá nhanh về chất lượng nước trong vùng dự án và phân tích hiện trạng phân bố của các nhóm loài sinh vật tại khu vực. "Việc khảo sát này nhằm chuẩn bị cho buổi tọa đàm về các vấn đề cần làm rõ ở dự án lấn, lấp sông Đồng Nai trong tháng tới. Ngoài ra chúng tôi đang nghiên cứu đa dạng sinh học và cảnh quan sinh thái lưu vực sông Đồng Nai nên rất quan tâm những tác động tiêu cực đến môi trường lên lưu vực sông này" - TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, chia sẻ.
TRUNG THANH - TIẾN DŨNG
Theo_PLO
Nhận con riêng có phải "xin phép" vợ? Trước đây khi tôi làm công nhân thì có con với một anh trưởng phòng người Đài Loan. Tôi và con ở quận 5 đến nay con tôi được 10 tuổi thì anh ấy trở lại Việt Nam và muốn nhìn nhận con để đứng tên cha trong khai sinh cho cháu. Vậy khi đi làm thủ tục trên thì pháp luật có...