Nhiều đồn đoán về bộ ba quyền lực Triều Tiên bất ngờ sang Hàn Quốc
Ba quan chức cấp cao Triều Tiên bất ngờ thăm Hàn Quốc, giữa lúc nhà lãnh đạo Kim Jong-un vắng mặt trước công chúng suốt 1 tháng qua, khiến truyền thông Hàn Quốc đưa ra nhiều đồn đoán.
Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên trong buổi hội đàm không chính thức với Hàn Quốc chiều 4.10.
Ba quan chức trên đưa ra thông báo hết sức ngắn gọn vào hôm 3.10 rằng họ sẽ tham dự lễ bế mạc ASIAD 17 ở Incheon, Hàn Quốc. Ba quan chức gồm ông Hwang Pyong-so – Phó nguyên soái quân đội nhân dân Triều Tiên, ông Kim Yang-gon – nhà ngoại giao hàng đầu chịu trách nhiệm đối ngoại với Hàn Quốc và Choe Ryong-hae – từng là nhân vật số 2 ở Triều Tiên, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông Choe hiện là lãnh đạo Ủy ban Thể thao quốc gia.
Trong ngày 4.10, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae đã có mặt tại khách sạn ở Songdo (Incheon) để tiếp đón Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên. Sau đó, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc và Giám đốc An ninh quốc gia Kim Kwan-jin dùng bữa trưa cùng Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên, đồng thời tiến hành cuộc hội đàm không chính thức vào buổi chiều.
Các quan chức này đưa ra đề nghị hết sức bất ngờ rằng Bình Nhưỡng sẵn sàng tổ chức một cuộc gặp mặt cấp cao vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 tới – Bộ Thống Nhất Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố.
“Trong trí nhớ của tôi… Chưa bao giờ có một chuyến thăm cấp cao nào”, Andrei Lankov – chuyên gia về Triều Tiên của Đại học Kookmin ở Seoul – cho hay.
Video đang HOT
Đó là “đòn tấn công mê hoặc” đầy bất ngờ, ông Lankov nói.
Động thái này của phía triều Tiên đã khuấy động các phương tiện truyền thông Hàn Quốc.
Chuyến đi bất thường của bộ ba quyền lực Triều Tiên tới Hàn Quốc này được giới quan sát đánh giá là một bước tích cực trong hành động thực tế nhằm cải thiện quan hệ Hàn – Triều. Đây là chuyến thăm cao cấp nhất của Triều Tiên đối với Hàn Quốc kể từ khi Tổng thống Park Geun-hye nhậm chức. Chính quyền của bà Park Geun-hye cũng như phe đối lập tại Hàn Quốc đều bày tỏ thái độ hoan nghênh chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên, Tân Hoa xã cho hay.
Theo LDO
Nga, Ấn Độ hợp tác chế tạo chiến đấu cơ thế hệ 5
Nga và Ấn Độ cuối cùng đã thống nhất những vấn đề tồn đọng vốn đã cản trở thỏa thuận về chương trình máy bay chiến đấu thế hệ 5, một nhà ngoại giao Nga tại Ấn Độ cho biết, mở đường cho một chương trình dự kiến sẽ chế tạo 200 máy bay với chi phí khoảng 30 tỷ USD.
Chương trình máy bay chiến đấu thế hệ 5 hợp tác giữa Nga và Ấn Độ sẽ dựa trên máy bay chiến đấu tối tân T-50 của Nga. (Ảnh)
Không quan chức nào trong Bộ quốc phòng Ấn Độ xác nhận rằng tất cả các vấn đề đã được dàn xếp, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới công việc chung giữa hai bên.
Nhưng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Vladimir Putin đã thảo luận vấn đề trên tại một hội nghị thượng đỉnh ở Brazil hồi tháng 7, một nguồn tin từ Bộ các vấn đề đối ngoại (MEA) của Ấn Độ cho hay. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng thỏa thuận máy bay chiến đấu thế hệ 5 (FGFA) nên được tiếp tục.
Vào năm 2010, giới chức đã ký kết một thỏa thuận thiết kế ban đầu giữa Tập đoàn hàng không Hindustan (HAL) thuộc sở hữu của nhà nước Ấn Độ và Cục thiết kế Sukhoi của Nga nhằm cùng phát triển FGFA để cả hai nước cùng sử dụng.
Hiệp ước cuối cùng, vốn sẽ mở đường cho việc sản xuất, đã bị "treo" do không quân Ấn Độ chưa phê chuẩn thiết kế và các nhà sản xuất chưa phân định công việc mà mỗi bên cần làm.
Ấn Độ muốn tăng phần việc của mình từ 18 lên trên 25%. Cả hai nước đều đã đầu tư 295 triệu USD.
Nhà ngoại giao Nga giấu tên tại Ấn Độ cho biết cổ phần của Ấn Độ sẽ tăng đáng kể lên 40% trong bối cảnh ngành công nghiệp quốc phòng của nước này phát triển, đặc biệt là việc tích hợp công nghệ tinh ti vào máy bay.
Ấn Độ và Nga sẽ ký kết một thỏa thuận cuối cùng về chương trình trước cuối năm nay, theo Bộ các vấn đề đối ngoại (MEA) của Ấn Độ.
Nga được cho là cũng đã nhất trí với yêu cầu của không quân Ấn Độ rằng đó sẽ là một máy bay 2 chỗ ngồi, nhưng nguyên mẫu là loại một chỗ ngồi.
HAL và Cục thiết kế Sukhoi đã lập danh sách các hệ thống và tiểu hệ thống mà mỗi bên cung cấp.
Theo đề xuất của Cục thiết kế Sukhoi và HAL, máy bay sẽ là một biến thể của chiến đấu cơ tàng hình T-50 của Nga, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm.
4 nguyên mẫu của máy bay T-50 của Nga đã thực hiện hơn 300 chuyến bay thử nghiệm.
Không quân Ấn Độ dự kiến sẽ nhận nguyên mẫu FGFA đầu tiên vào năm 2016 để thử nghiệm, sau đó là ban giao 2 chiếc khác vào năm 2018 và 2019. FGFA dự kiến sẽ đi vào sản xuất năm 2021.
An Bình
Theo Dantri/Defence
Ủy viên Bộ Chính trị Lê Hồng Anh tiếp Phó Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Nhận lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ ngày 26-27/8/2014, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã sang thăm Trung Quốc với danh nghĩa Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đặc Phái viên Lê Hồng Anh tiếp ông Vương Gia Thụy, Trưởng Ban Liên lạc Đối...