Nhiều đối tượng đang cách ly gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần
Hiện có nhiều đối tượng phải cách ly như cách ly tại bệnh viện, tại cơ sở tập trung, tại nhà, trong đó nhiều trường hợp gặp vấn đề sức khỏe tâm thần cần sự hướng dẫn, chăm sóc và hỗ trợ về sức khỏe tâm thần.
Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh, những người hỗ trợ chăm sóc cũng cần được hướng dẫn và trợ giúp…
Ảnh minh họa: Internet
Bộ Y tế đã thành lập Hội đồng chuyên môn về điều trị, quản lý bệnh tâm thần trong bối cảnh dịch bệnh COVId-19. Hội đồng do TS Nguyễn Doãn Phương – Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai làm chủ tịch Hội đồng, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm Phó Chủ tịch Hội đồng. 22 Thành viên còn lại là giám đốc bệnh viện chuyên khoa tâm thần và các chuyên gia trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần.
Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, nghiệm thu tài liệu chuyên môn hướng dẫn về điều trị, quản lý bệnh tâm thần trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, chiều 20/4, tại Trung tâm quản lý và điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19, Hội đồng đã họp và nghiệm thu tài liệu này. Theo ThS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, ưu tiên hàng đầu trong các đại dịch như COVID-19 là ngăn ngừa và kiểm soát quá trình lây nhiễm, đặc biệt là bảo vệ (giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho các bệnh nhân tâm thần và nhân viên y tế của các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần…; Tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các bệnh nhân tâm thần; Tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần liên quan đến stress cho cả người dân; nhân viên y tế, các nhân viên phòng chống dịch.
Video đang HOT
Hiện tại, các bệnh viện tâm thần không được phân công điều trị ca bệnh dương tính, nhưng nhiệm vụ của bệnh viện là phải thực hiện công tác sàng lọc, phân luồng, cách ly, ThS Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh. Bên cạnh việc xây dựng tài liệu hướng dẫn cho người bệnh tâm thần, ThS Nguyễn Trọng Khoa cũng đề nghị Viện Sức khỏe tâm thần- BV Bạch Mai xây dựng các khuyến cáo bảo vệ sức khỏe tâm thần cho người dân như những người mắc tâm lý lo âu do mất việc làm, cách ly; ,…
Hiện có nhiều đối tượng phải cách ly như cách ly tại bệnh viện, cách ly tại cơ sở tập trung, cách ly tại nhà, trong đó nhiều trường hợp gặp vấn đề sức khỏe tâm thần cần sự hướng dẫn, chăm sóc và hỗ trợ về sức khỏe tâm thần. Những NVYT trực tiếp chăm sóc người bệnh, những người hỗ trợ chăm sóc cũng cần được hướng dẫn và trợ giúp…
Ngoài ra nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần như vấn đề kỳ thị của người bệnh,các vấn đề lo âu khác…
Tính đến hôm nay 20/4 tại nước ta, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 62.998, trong đó: cách ly tập trung tại bệnh viện: 279; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.338; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 51.381. Việt Nam đã điều trị khỏi cho 215/268 trường hợp.
Hòa Thuận
Phòng khám dã chiến container thời dịch COVID-19 dành cho sản phụ
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cùng các thành viên trong tổ chống dịch cơ động đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư, Bệnh viện Mắt T.Ư và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê kiểm tra tại phòng khám dã chiến container của Bệnh viện Phụ sản T.Ư
Báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, liên quan đến bệnh nhân 243 mắc COVID-19 có đến thăm nuôi người nhà tại đây, ngay sau khi nhận được thông tin về bệnh nhân này, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của Bệnh viện đã rà soát, sàng lọc và đưa về và cách ly 17 cán bộ y tế tại cơ sở 2.
Kết quả xét nghiệm lần 1 của cả 17 người đều âm tính với SASR-CoV-2; bệnh viện đã khử khuẩn toàn bệnh viện 2 lần. Có hơn 600 cán bộ nhân viên, y bác sĩ và người lao động đi làm trở lại.
Tại các khoa phòng điều trị nội trú, mỗi người nhà bệnh nhân đều được phát 1 thẻ từ để ra vào khoa phòng có bệnh nhân nằm điều trị. Nếu không có thẻ từ thì không vào được. Bệnh viện cũng thông báo hạn chế người ra vào thăm bệnh.
Kiểm tra tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư, cho thấy, khu vực cổng đón tiếp duy nhất dành cho người bệnh, người nhà bệnh nhân ở phố Tràng Thi, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê đánh giá cao việc làm khoa học, sáng tạo trong phòng chống dịch COVID-19 của bệnh viện.
PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư cho biết, để ngăn ngừa dịch COVID-19, bệnh viện đã kích hoạt mọi giải pháp và luôn chủ động ngay từ những ngày đầu có dịch. Ban Giám đốc đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, tổ chức đội phản ứng nhanh để kịp thời chi viện cho tuyến dưới khi cần có sự hỗ trợ chuyên môn.
Ngay từ trước Tết Nguyên đán, Bệnh viện đã bố trí 1 phòng cách ly tại khu vực phòng khám đảm bảo riêng biệt, thuận tiện cho việc tiếp nhận cũng như di chuyển người bệnh. Ngoài ra còn bố trí phòng cách ly tại khoa sản nhiễm khuẩn.
100% người vào Bệnh viện Phụ sản T.Ư qua cổng duy nhất sẽ được đo bằng máy đo thân nhiệt cảm ứng, phun khử khuẩn đồ dùng cá nhân mang theo và thực hiện tờ khai y tế. Bệnh viện tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám, kiểm tra nhiệt độ cơ thể, khai thác yếu tố dịch tễ của người bệnh.
Đặc biệt, Phòng khám dã chiến container được Bệnh viện Phụ sản T.Ư lập nên ngay từ sau Tết, khi Việt Nam ghi nhận những ca mắc COVID-19 đầu tiên. Tuy nhiên, 2 tuần trở lại đây, phòng khám mới hoạt động liên tục, với khoảng trên 10 thai phụ từ vùng dịch tễ COVID-19 đến khám mỗi ngày.
Phòng khám dã chiến container được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, nhân lực chất lượng cao để thăm khám, theo dõi cho các thai phụ có yếu tố nguy cơ từ vùng dịch tễ COVID-19.
Kiểm soát chặt nhiễm khuẩn bệnh viện
Kiểm tra tại Bệnh viện Mắt T.Ư, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng đã chỉ ra những điểm cần khắc phục của bệnh viện trong công tác phân luồng, sàng lọc, cách ly người bệnh nghi ngờ, đồng thời nhấn mạnh về vấn đề chống nhiễm khuẩn tại khu vực dành riêng cho khám các trường hợp nghi ngờ, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Bệnh viện cũng cần tập huấn thêm về kiến thức phòng hộ, điều tra dịch tễ của nhân viên y tế khi tiếp xúc với người bệnh nghi ngờ khi đến khám.
Bên cạnh đó, tại các phòng khám sàng lọc bệnh nhân nghi ngờ của Bệnh viện Mắt T.Ư cũng cần sắp xếp khoa học hơn, đồng bộ hơn để "ngăn" nguy cơ cho cả người bệnh và nhân viên y tế.
Kiểm tra tại 3 bệnh viện này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê yêu cầu các bệnh viện cần đảm bảo nguyên tắc thông thoáng khoa phòng, đặc biệt là phòng điều trị.
Đối với phương án sắp xếp nhân lực đi làm phục vụ hoạt động khám chữa bệnh, Bệnh viện cần sắp xếp khoa học, luân phiên, chia làm 3 ca để luôn có nhân lực làm việc. Bên cạnh đó, các bệnh viện tuyệt đối không để nhân viên y tế thiếu khẩu trang y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân, dung dịch sát khuẩn...
THÁI HÀ
8 lưu ý cực kỳ quan trọng hơn 11 triệu người Việt lớn tuổi cần biết để bảo vệ bản thân trong dịch Covid-19 Theo chuyên gia, nhóm người cao tuổi là nhóm bệnh nhân khi mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ bệnh chuyển biến nặng. PGS.TS Lương Ngọc Khuê , Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị cho hay, Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính...