Nhiều doanh nghiệp sữa lãi lớn trong quý III
Ngành sữa Việt Nam đã có sự thay đổi cấu trúc sau khi Vinamilk mua lại Mộc Châu Milk, Blue Point và Chứng khoán Bản Việt (VCSC) mua lại Sữa Quốc tế (IDP)…Theo sau sự thay đổi đó, nhiều doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý III.
Doanh nghiệp đầu ngành Vinamilk ( HoSE: VNM ) trở lại với mức tăng trưởng lợi nhuận 2 con số trong quý III. Cụ thể tổng doanh thu quý III dự kiến tăng 9% đạt 15.561 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 16% đạt 3.106 tỷ đồng.
Như vậy sau 9 tháng, công ty ước doanh thu và lợi nhuận đều tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm trước, lần lượt đạt 45.277 tỷ và 8.967 tỷ đồng. So với kế hoạch lãi 10.690 tỷ đồng năm 2020, doanh nghiệp đã đạt tiến độ gần 84%.
Chứng khoán BSC mới đây đã tăng dự phóng lợi nhuận năm 2020 của Vinamilk lên 6,8% đạt 11.300 tỷ đồng. Kết quả này là nhờ sự cải thiện biên lợi nhuận gộp từ GTNfoods, cắt giảm chi phí quảng cáo, doanh thu tài chính tăng.
Mộc Châu Milk dưới sự quản lý của Vinamilk cũng tăng tốc đáng kể. Doanh thu thuần quý III tăng 14% lên 775 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 34,6%, cải thiện mạnh so với mức 18-19% các năm trước đây nhưng vẫn kém biên lãi gộp của Vinamilk (trên 45%).
Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp quý III tăng 113% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 102 tỷ đồng. Doanh nghiệp lý giải kết quả này đến từ công tác quản trị chi phí hiệu quả, các chính sách hỗ trợ nhà phân phối, hỗ trợ khách hàng với giá bán hợp lý khiến người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm Mộc Châu Milk tăng.
Doanh thu lũy kế 9 tháng tăng gần 10% lên 2.142 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 69% đạt gần 209 tỷ đồng và vượt 33% kế hoạch năm. Mộc Châu Milk đã mạnh tay chi cho các chương trình hỗ trợ và quảng cáo với gần 370 tỷ đồng, gấp đôi so với 9 tháng năm 2019.
Video đang HOT
Từng thua lỗ rất lớn trong giai đoạn 2016-2018, Sữa Quốc tế (IDP) bất ngờ lột xác khi liên tiếp có lãi từ 2019 đến nay. Báo cáo quý III cho thấy biên lợi nhuận gộp lên đến 41,7%, xấp xỉ với Vinamilk dù không có lợi thế về quy mô như doanh nghiệp đầu ngành sữa.
Lợi nhuận sau thuế quý III gấp 4,2 lần cùng kỳ đạt gần 159 tỷ đồng và lũy kế 9 tháng gấp 3,3 lần cùng kỳ đạt hơn 309 tỷ đồng. Tuy nhiên do yếu tố quá khứ, lỗ lũy kế của Sữa Quốc tế vẫn còn ghi nhận gần 270 tỷ đồng.
Sữa Quốc tế được thành lập năm 2004 với thương hiệu nổi tiếng Sữa Ba Vì, Love’in Farm. Quy mô doanh thu thuần không quá lớn khi chỉ đạt gần 2.828 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Công ty từng được đầu tư bởi VinaCapital và Tập đoàn Daiwa vào năm 2014.
Sang năm 2019, nhóm nhà đầu tư cũ đã nhường lại “cuộc chơi” cho các chủ mới khi Blue Point tăng tỷ lệ sở hữu lên 80% vốn và Chứng khoán Bản Việt mua vào 15% cổ phần. Doanh nghiệp có 2 thành viên HĐQT mới là ông Tô Hải (Tổng giám đốc VCSC) và ông Hồ Sĩ Tuấn Phát (Tổng giám đốc Lothamilk).
Hanoimilk ( UPCoM: HNM ) cũng có lãi trở lại trong quý III với con số khiêm tốn 847 triệu đồng, gấp 3,8 lần cùng kỳ năm trước. Doanh thu thuần tăng 90% đạt 58 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp ở mức 26,8%.
Tính lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần tăng 23% lên mức 150 tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ thương hiệu IZZI vẫn còn lỗ 5,2 tỷ đồng và kéo lỗ lũy kế lên 28 tỷ đồng tại cuối tháng 9.
Được thành lập từ năm 2001, Hanoimilk từng là một thế lực lớn trong ngành sữa Việt Nam, với thời kỳ huy hoàng 2006-2007 nhờ dòng sản phẩm IZZI. Tuy nhiên, biến cố melamine năm 2008 và những khoản đầu tư ngoài ngành không hiệu quả khiến doanh nghiệp lún sâu vào khủng hoảng và thua lỗ, bị các đối thủ lớn ngày càng bỏ xa về quy mô. Doanh nghiệp đã quay đầu có lãi trở lại trong 2 năm gần đây.
Nhận định về triển vọng ngành sữa, các chuyên gia từ SSI Research cho rằng các sản phẩm sữa trong nước ít chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 so với các mặt hàng FMCG. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ sữa từ người tiêu dùng thu nhập thấp vẫn có thể bị ảnh hưởng và giá bán trung bình sẽ không tăng trong năm 2021.
Mặc dù các thương hiệu trong nước đang thống lĩnh thị trường, SSI Research dự báo cạnh tranh từ các thương hiệu nước ngoài vẫn hiện hữu do Hiệp định thương mại tự do EVFTA sẽ loại bỏ các mức thuế đối với các sản phẩm sữa châu Âu trong các năm tới.
Lãi suất ngân hàng có khả năng giảm tiếp trong các tháng cuối năm
Kết quả cuộc điều tra Xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý IV/2020 vừa được Vụ Dự báo, Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố.
Lãi suất ngân hàng có khả năng giảm tiếp trong các tháng cuối năm (ảnh minh họa)
Cuộc điều tra được tiến hành từ ngày 25/8/2020 đến ngày 14/9/2020, đối tượng là toàn bộ các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tỷ lệ trả lời đạt 97%.
Tiếp tục xu hướng dự báo của kỳ trước, tại kỳ điều tra này, mặt bằng lãi suất huy động-cho vay được kỳ vọng giảm trong quý IV/2020 và cả năm 2020. Bình quân kỳ vọng chung toàn hệ thống, mặt bằng lãi suất thị trường được kỳ vọng giảm 0,1% trong quý IV/2020.
Thực tế ghi nhận từ thị trường, lãi suất kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng ở một số ngân hàng chỉ còn từ 3,1-3,6%/năm, thấp hơn nhiều so với trần quy định 4%. Tính từ đầu tháng 10 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm hàng loạt lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi tại nhiều ngân hàng tiếp tục đi xuống. Tại một vài ngân hàng, lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 1-2 tháng đã về dưới 3%/năm...
Với lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng tiếp tục đưa ra gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cho biết đang triển khai gói tín dụng ưu đãi dành riêng cho bà con nông dân. Khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn đối với mục đích sản xuất, chế biến và thương mại thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp sẽ được hỗ trợ vay lãi suất từ 9,5%/năm. Gói vay ưu đãi này hỗ trợ khách hàng hạn mức vay đến 85% nhu cầu về vốn, thời hạn vay dài cùng nhiều chính sách hỗ trợ khác như thủ tục tinh gọn, thời gian xử lý hồ sơ nhanh, ưu đãi phí trả nợ trước hạn...
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng vừa công bố giảm lãi suất vay lần thứ 4 kể từ đầu năm đến nay, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Agribank đã giảm lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên, đưa lãi vay ngắn hạn về tối đa 4,5%/năm; lãi vay trung, dài hạn tối thiểu 7,5%/năm.
Tiếp nối đà giảm, lãi suất huy động niêm yết tại các ngân hàng thương mại từ đầu tháng 10 đến nay tiếp tục được điều chỉnh, đặc biệt với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng xuống dưới 6%/năm, mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Biểu lãi suất mới nhất tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho thấy tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại đây chỉ còn được hưởng lãi suất 5,8%/năm, giảm 0,2%/năm so với đầu tháng 9/2020.
Cũng với bước giảm tương tự, mức lãi suất cao nhất tại Vietcombank nay chỉ còn 5,9%/năm dành cho tiền gửi kỳ hạn 24 tháng. Đặc biệt, với kỳ hạn 6 và 9 tháng, thay vì mức lãi suất từ 4,4 - 4,5%/năm thì nay giảm còn 4 - 4,1%/năm, bằng mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân.
Xu hướng giảm cũng ghi nhận tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) với bước giảm từ 0,2 - 0,3%/năm tùy từng kỳ hạn. Lãi suất gửi tiền từ 12 tháng trở lên chỉ còn 5,8%/năm, cũng là mức lãi suất cao nhất tại các ngân hàng này, thay vì mức 6%/năm trước đó.
Không chỉ ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước mà ngay cả tại các ngân hàng tư nhân, lãi suất cũng tiếp tục giảm mạnh. Như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) niêm yết lãi suất huy động 12 tháng giảm từ 6,5%/năm xuống còn 6%/năm, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) dao động từ 5,3 - 5,7%/năm cho kỳ hạn tương tự thay vì mức 5,7 - 6,2%/năm trước đó.
Theo Bộ phận nghiên cứu Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research), lãi suất tiền gửi VND đã giảm mạnh từ đầu tháng 5 đến nay, tổng cộng từ 1,2 - 2,5%/năm ở tất cả các kỳ hạn, đưa lãi suất về mức rất thấp. SSI nhận định yếu tố chính tác động đến lãi suất tiền gửi thời gian tới vẫn là đầu ra tín dụng và kỳ vọng lãi suất tiền gửi sẽ giảm thêm từ 0,1 - 0,3%/năm trong quý IV/2020.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 14/9/2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271.000 khách hàng với dư nợ 321.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485.000 khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng. Đặc biệt, lãi suất ưu đãi cho vay mới đã giảm từ 0,5 - 2,5%/năm so với thời trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, doanh số từ ngày 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310.000 khách hàng.
Thị trường không hấp thụ vốn, ngân hàng thừa tiền, lãi suất liên ngân hàng về gần mốc 0% Trên thị trường liên ngân hàng, từ cuối tuần qua đến đầu tuần này, lãi suất VND qua đêm đã rơi về mức bình quân 0,1%/năm. Điều này cho thấy khả năng có những mức giao dịch thực tế sát 0%. Thị trường không hấp thụ vốn, ngân hàng thừa tiền, lãi suất ngân hàng cho nhau vay gần về mốc 0% (ảnh...