Nhiều doanh nghiệp “quỵt” tiền bảo hiểm người lao động hàng tỷ đồng
Theo số liệu từ cơ quan BHXH tỉnh Bình Định, tổng nợ đến 30/11/2017 là hơn 358 tỷ đồng Trong đó, nợ BHXH hơn 143 tỷ đồng, nợ BHTN gần 5,7 tỷ đồng và nợ BHYT gần 209 tỷ đồng.
Thời gian qua, tinh trang ngươi lao đông tim đên cac cơ quan quan ly nha nươc tỉnh Bình Định như: Liên đoan Lao đông tinh, Sơ LĐ-TB&XH, hoặc các tổ chức Công đoan cơ sơ đê khiêu nai về việc họ bị chu doanh nghiệp “quyt” tiên BHXH, BHTN, BHYT. Đặc biệt nhóm lao động thai san, ôm đau,… diên ra kha phô biên. Trong khi đó, do nhưng chê tai đôi vơi cac doanh nghiệp chưa đu manh nên tinh trang trên vân tiêp diên trong suôt thơi gian dai.
Nhiều doanh nghiệp đang “quỵt” tiền bảo hiểm của người lao động với số tiền lớn
Theo số liệu từ cơ quan BHXH tỉnh, tổng nợ đến 30/11/2017 là hơn 358 tỷ đồng. Trong đó, nợ BHXH hơn 143 tỷ đồng, nợ BHTN gần 5,7 tỷ đồng và nợ BHYT gần 209 tỷ đồng.
Những doanh nghiệp “tai tiếng” nơ đọng BHXH vơi sô tiền lơn va keo dai hiên nay phai kê đên các đơn vị như Công ty cô phân Xây dựng 47 nơ 15 thang vơi sô tiên gần 25 tỷ đông cua 1.127 lao đông; Công ty cổ phần 504 nơ 88 thang vơi sô tiên gần 8,7 tỷ đông cua 34 lao đông; Công ty cổ phần đường Bình Định nợ 7 tháng với số tiền trên 2,7 tỷ đồng của 304 lao động,…
Ngoai ra, con có cả trăm đơn vị khac đang nơ đọng BHXH cua ngươi lao đông với khoản tiền hàng tỷ đồng.
Ông Phạm Mai, Giám đốc BHXH tỉnh Bình Định nhận xét: Gần đây, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy đinh vê BHXH đôi vơi ngươi lao đông có chuyển biến tích cực, quyên lơi ngươi lao đông đươc bao đam tốt hơn. Song, hiện vẫn con không it doanh nghiệp chây ì, nợ kéo dài, thậm chí không thực hiện đong BHXH khiến quyền lợi hàng ngàn lao động bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Ông Huỳnh Văn Báu (55 tuổi, ở xã Cát Tân, huyện Phù Cát, Bình Định) làm việc cho Công ty Cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) từ năm 1997 đến năm 2017. Tuy nhiên, do Cty không chưa thanh toán nợ cho BHXH tỉnh Bình Định, nên ông cùng nhiều anh em khác cũng nghỉ việc cùng lúc đều không được BHXH Bình Định chi trả bảo hiểm thất nghiệp với số tiền lớn.
“Nguyên nhân nợ BHXH mà các doanh nghiệp thường đưa ra là: Do kinh tế khó khăn, làm ăn thua lỗ, không có lãi hoặc hàng hóa không tiêu thụ được. Tuy nhiên, doanh nghiệp nợ BHXH đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chiếm đoạt quyền lợi người lao động. Bởi khi doanh nghiệp nợ BHXH thì các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, BHTN,… của người lao động sẽ không được giải quyết các chế độ đó”, ông Mai cho hay.
Doãn Công
Theo Danviet
Thưởng Tết Nguyên đán năm 2018 dự kiến "sáng sủa"
Còn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán nhưng nhiều tuần nay, các đơn vị liên quan cùng các doanh nghiệp đã chuẩn bị báo cáo lương, thưởng tết và lo chế độ phúc lợi cho công nhân, lao động. Nhiều chuyên gia lao động, chuyên gia kinh tế cho rằng lương, thưởng tết năm nay sẽ có nhiều tín hiệu vui.
Mức thưởng sẽ "đột phá"
Trao đổi với NTNN, ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia - cho rằng, với những tín hiệu lạc quan từ nền kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giữ vững là điều kiện để người lao động có thể lạc quan về lương, thưởng tết năm 2018.
"Báo cáo nhân sự cấp cao và cấp trung của Việt Nam do Navigos Group thực hiện năm 2017 cho thấy mức lương, thưởng tăng cao nhất khu vực châu Á (chiếm 26%). Thêm vào đó, các chỉ số kinh tế cũng tăng trưởng tốt, lương cơ bản cả khu vực hành chính nhà nước và lương tối thiểu vùng đều tăng. Chính vì thế lương thưởng tết sẽ ổn định, có "nhích" hơn" - ông Huân nhận định.
Người lao động có thể kỳ vọng vào mức lương, thưởng tết cao trong năm 2018 (ảnh minh họa). Ảnh: Nguyệt Tạ
Theo truyền thống của các cơ quan đơn vị thì tiền lương, thưởng vẫn sẽ dao động trong khoảng 1 tháng lương, tất nhiên với một số ngành "hot" thì mức lương có thể sẽ có sự đột biến. Dự báo ngành ngân hàng có thể thưởng trên 3 tháng lương. Bất động sản, dịch vụ du lịch... là những ngành có thể có đột biến trong việc lương, thưởng tết.
"Riêng với một số ngành sử dụng đông lao động như dệt may, da giày, thuỷ sản..., dù có những khó khăn riêng nhưng nhìn chung hoạt động vẫn giữ được ổn định, vì vậy nhiều khả năng vẫn giữ được mức thưởng như các năm trước. Không ngoại trừ doanh nghiệp sẽ có những chính sách chăm sóc riêng ngoài chế độ lương, thưởng tết để giữ chân người lao động. Lâu nay khá nhiều doanh nghiệp đã làm tốt chính sách tặng quà, tặng vé tàu xe, tặng mái ấm (nhà) sum vầy tết..." - ông Huân phân tích thêm.
Một khảo sát về tình hình lương, thưởng năm 2017 trên 592 công ty (với 289.236 nhân viên) trong 16 ngành nghề từ công nghệ, hàng tiêu dùng, dược phẩm, hoá phẩm, dược và sản xuất... của Talentnet và Mercer (công ty tư vấn nhân sự) vừa được công bố cũng cho thấy tỷ lệ tăng lương năm 2017 và dự kiến năm 2018 của các công ty Việt Nam sẽ cao hơn mức tăng của lạm phát. Trong đó, năm 2017, các tập đoàn đa quốc gia có mức tăng lương bình quân cho nhân viên là 8,7%, các công ty trong nước tăng lương bình quân cho nhân viên cao hơn ở mức 8,8%. Công nghệ, dược phẩm, hoá chất là ba ngành có tỷ lệ tăng lương cao nhất, mức 9-10%. Trong khi đó, các ngành nghề về giáo dục, tài chính, và dầu khí có tỷ lệ tăng lương thấp nhất, lần lượt là 7,0%; 5,7%; và 4,6%.
Tỷ lệ thưởng ở các công ty Việt Nam so với lương cơ bản là 22,1%. Tỷ lệ này ở các công ty nước ngoài thấp hơn, là 16,6%. Các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, ngân hàng, tài chính có mức thưởng tăng nhẹ so với các ngành khác, lần lượt là 22,1%; 20,7% và 20,7%. Các công ty lớn ở Việt Nam tiếp tục có mức thưởng cao hơn so với các công ty nước ngoài. Ba ngành có tỷ lệ thưởng thấp nhất là bán lẻ, kho vận và giáo dục.
Theo ông Phạm Minh Huân, những số liệu trên là hoàn toàn đúng. "Mức lương của các công ty Việt Nam không cao nên tỷ lệ thưởng phải cao hơn so với các công ty nước ngoài. Các công ty trong nước linh hoạt trong việc chi thưởng để tăng cường khả năng thu hút ứng viên tài năng so với các công ty nước ngoài và tạo dư địa vốn để điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Mức thưởng có thể lên xuống được, nhưng mức lương thì rất khó điều chỉnh" - ông Huân nói.
Năm 2017, mức thưởng tết cao nhất dành cho 1 người lên tới 1 tỷ đồng (tại doanh nghiệp dân doanh ở TP.HCM); mức thưởng thấp nhất 50.000 đồng/người (tại doanh nghiệp dân doanh ở tỉnh Bến Tre; và doanh nghiệp FDI tại các tỉnh Thái Bình, Tây Ninh, Hải Dương). Thưởng Tết Dương lịch năm 2017 với mức bình quân 1,25 triệu đồng/người (tăng 6,2% so với năm 2016). Người có mức thưởng cao nhất cũng là 1 tỷ đồng, tại một doanh nghiệp FDI ở TP.HCM. Mức thưởng thấp nhất là 30.000 đồng/người (tại doanh nghiệp FDI ở Thanh Hóa).
Rục rịch chuẩn bị thưởng tết
Mới đây, Sở LĐTBXH TP.HCM đã có công văn chỉ đạo các doanh nghiệp sớm báo cáo tình hình lương, thưởng tết và lo tết cho công nhân viên chức vào dịp Tết Dương lịch và Nguyên đán 2018 trước ngày 31.12.2017.
Cuối tháng 11, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã có công văn gửi các liên đoàn lao động cơ sở, địa phương thực hiện chăm lo tết cho người lao động. Ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn cho biết, năm nay ngoài các hoạt động truyền thông tới doanh nghiệp để chăm lo tết cho công nhân, lao động, đơn vị này còn phối hợp để tổ chức các hoạt động đưa đoàn viên và người lao động về quê ăn tết, thông qua việc hỗ trợ tàu, xe. Riêng đối với các doanh nghiệp khó khăn, công đoàn cấp trên sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ đoàn viên và người lao động có vé tàu, xe miễn phí về quê đón tết. Bên cạnh đó, tổ chức các phiên chợ tết bán hàng với chính sách ưu đãi giảm giá, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ, đón giao thừa, mừng Đảng, mừng Xuân cho đoàn viên và người lao động ở lại trước, trong và sau tết.
"Đặc biệt, chúng tôi tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên và người lao động. Thực hiện khảo sát, nắm chắc số lượng đoàn viên và người lao động trong các doanh nghiệp gặp khó khăn thuộc diện sản xuất cầm chừng, ngừng sản xuất, giải thể, phá sản, có chủ bỏ trốn... để kiến nghị với chính quyền đồng cấp và công đoàn cấp trên xem xét hỗ trợ. Tổ chức thăm hỏi đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo, người lao động bị mất việc làm, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn, lao động tại vùng bị thiên tai, bão lụt..." - ông Chính nói.
Theo ông Chính, cũng như các năm, năm nay liên đoàn các cấp sẽ tổ chức các chương trình tết sum vầy với nhiều hoạt động dành cho người lao động xa nhà, khó khăn.
Nhiều doanh nghiệp cũng đã có kế hoạch lo lương, thưởng tết cho công nhân, lao động. Ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần May Hưng Yên, Chủ tịch Hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên - cho biết tình hình lương, thưởng tết của doanh nghiệp dệt may năm nay có thể sẽ bằng hoặc nhích hơn năm ngoái một chút. Cụ thể, mức thưởng của công ty dự kiến khoảng 2 tháng lương. Dù có khó khăn về mở rộng thị trường, hoạt động xuất khẩu cạnh tranh khốc liệt, hay các vấn đề tăng lương, tăng đóng BHXH..., công ty này vẫn cam kết sẽ chăm lo tết một cách tốt nhất cho công nhân, lao động.
Các năm trước, mức thưởng tết của Tổng Công ty May Hưng Yên trung bình đạt 15 - 20 triệu đồng/người, cao nhất với chức danh quản lý khoảng 35-40 triệu đồng/người. Hiện tổng công ty này có gần 14.000 công nhân, lao động. Hàng năm công ty phải dành từ 230-270 tỷ đồng để chi thưởng tết.
Theo ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban quan hệ lao động (Tổng LĐLĐVN) thì Điều 162, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định cụ thể với tổ chức, cá nhân có hành vi đuổi việc người lao động để "né" thưởng Tết Âm lịch hay sa thải người lao động một cách trái pháp luật sẽ bị phạt tù đến 3 năm. Ngoài mức phạt nêu trên, người sử dụng phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 - 5 năm. Quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2018.
Theo Danviet
Tết Nguyên Đán cận kề: Cẩn thận tối đa để tránh "cò" lao động Cuối năm, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng các đơn hàng cho dịp Tết Nguyên đán. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ cũng tăng cao. Đặc biệt, nhu cầu này tăng cao hơn cả với các ngành sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, thực phẩm... Cung nhiều - cầu cao, nhưng nếu không cẩn...