Nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể biến mất vì Covid-19
Hiện tại là giai đoạn thử thách, các doanh nghiệp phải tự thích nghi, tự thay đổi, đặc biệt là quản trị công ty.
Ông Lê Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc Đầu tư, Dragon Capital cho rằng, nếu đơn thuần nhìn vào chỉ số tài chính để đánh giá sức khỏe doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 như tiền mặt cuối kỳ, hay tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, thì nhiều doanh nghiệp lớn đều đang ở tình trạng tốt.
Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ sẽ khó khăn hơn. Với tình hình hình như hiện nay, thì qua đợt Covid-19 này, các doanh nghiệp lớn sẽ chiếm thêm được thị phần, còn nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể biến mất.
Các diễn giả tại Hội nghị Đầu tư InvestASEAN Việt Nam trực tuyến do Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng tổ chức cùng chung quan điểm, đây là giai đoạn thử thách, các doanh nghiệp phải tự thích nghi, tự thay đổi, đặc biệt là quản trị công ty.
Tuy nhiên, hiện tại chưa cần có ngay một gói kích thích. Ông Nguyễn Đức Khương, Tổ tư vấn kinh tế kinh tế của Thủ tướng nhiệm kỳ 2016 – 2021 cho rằng, trước mắt hãy để doanh nghiệp tự thích nghi, thay đổi để phát triển.
Còn ông Lê Tuấn Anh chia sẻ, dưới góc độ quan điểm cá nhân, tại Việt Nam, cơ chế chuyển tải phần hỗ trợ không như các nước phát triển, chậm hơn nhiều, nên việc kích thích tăng tiêu dùng thông qua các gói hỗ trợ không thực sự khả thi.
Số lượng người thất nghiệp trong đợt Covid-19 tháng 3 là hơn 2 triệu người, chiếm khoảng 3% tổng số lao động, trong khi có nhiều gia đình vẫn duy trì công việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nên một phần trong số đó có thể sẽ có thêm lựa chọn quay về trợ giúp công việc cho gia đình.
Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp thấp và họ vẫn đang tạm có việc để làm, sẽ không gây bất ổn xã hội. Do vậy, các chính sách chuyển tải phần tiền kích thích sẽ không hiệu quả.
Các diễn giả cho rằng, vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ nền kinh tế vượt quá giai đoạn khó khăn hiện nay là tập trung vào chính sách tài khóa – kích thích đầu tư công, hạ tầng cơ sở.
Video đang HOT
Hạ tầng cơ sở khi được đầu tư đúng mức sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, thu hút dòng vốn FDI đang dịch chuyển vào Việt Nam.
Nếu Chính phủ quyết liệt đẩy mạnh đầu tư công thì sẽ vừa hỗ trợ tăng trưởng GDP trong ngắn hạn, vừa đặt nền tảng cho Việt Nam bứt phá trong dài hạn.
Thống kê các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý II/2020 cho thấy, đa phần đều sụt giảm lợi nhuận, nhất là khối bất động sản. Điểm tích cực là không ít doanh nghiệp lớn có lợi nhuận dương từ hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng và nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết yếu như thực phẩm, điện… ghi nhận tăng trưởng tốt.
Trong quý II/2020, VHM dẫn đầu về con số lợi nhuận tuyệt đối khi đạt 3.758,5 tỷ đồng, nhưng giảm phân nửa so với cùng kỳ năm ngoái; vị trí thứ hai là HPG với 2.742,8 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, 2 doanh nghiệp có mức tăng lợi nhuận ấn tượng là PGV (trong lĩnh vực sản xuất và phân phối điện), tăng 3.557,7%, đạt 1.096 tỷ đồng và DBC tăng 5.228,8%, đạt 401,4 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp khác có lợi nhuận tăng mạnh là PSD (phân phối hàng chuyên dụng), tăng 1.532%, đạt 236,4 tỷ đồng; DPM tăng 969,9%, đạt 303 tỷ đồng; DHC tăng 212,3%, đạt 78,9 tỷ đồng; HND tăng 31,5%, đạt 545,8 tỷ đồng.
Trong khi đó, những doanh nghiệp thua lỗ lớn chủ yếu do có “vết” kinh doanh kém hiệu quả từ trước, hoặc bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 như du lịch, vận tải.
Con số tuyệt đối về lỗ lớn nhất là BSR, do chịu ảnh hưởng kép từ đại dịch Covid-19 và giá dầu sụt giảm.
Quý II/2020, công ty này đạt 13.737 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 51% so với cùng kỳ năm 2019; lỗ sau thuế 1.898 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm lên 4.255 tỷ đồng.
Theo BSR, do đặc thù về sản xuất, chế biến liên tục của nhà máy lọc dầu nên nhà máy luôn phải duy trì lượng dầu thô và cần thời gian để chế biến từ dầu thô ra sản phẩm.
Do đó, khi giá dầu thô và sản phẩm giảm thì giá vốn bị ảnh hưởng bởi tồn kho có giá cao hơn thị trường.
Trường hợp của KHP gây bất ngờ khi báo lỗ gần 15 tỷ đồng trong quý II/2020, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 219 tỷ đồng.
Theo KHP, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến sản lượng điện thương phẩm và giá bán đều giảm, dẫn đến doanh thu giảm mạnh.
Bên cạnh đó, việc thực hiện miễn, giảm giá điện đến hết tháng 6/2020 để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh theo quy định của Nhà nước là hơn 92 tỷ đồng.
Bí ẩn một doanh nghiệp mới thành lập với vốn điều lệ chỉ 1 tỷ đồng vừa chi 500 tỷ đồng thành cổ đông lớn của PC1
CTCP BEHS, doanh nghiệp mới thành lập 1 tuần, vốn điều lệ 1 tỷ đồng đã chi 500 tỷ đồng, nắm giữ hơn 28 triệu cổ phiếu CTCP Xây lắp điện 1 (PC1). Email doanh nghiệp này liên quan tới tập đoàn BIM Group.
Ngày 11/5 vừa qua đã xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 26 triệu cổ phiếu CTCP Xây lắp điện 1 (PC1) với tổng giá trị 468,1 tỷ đồng, tương ứng mức giá xấp xỉ 18.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, các quỹ do Dragon Capital quản lý đã bán ra toàn bộ hơn 23 triệu cổ phiếu PC1, tương ứng tỷ lệ 14,47% và không còn là cổ đông lớn.
Bên nhận chuyển giao cổ phần trong ngày 11/5 được xác định là một doanh nghiệp trong nước với - Công ty cổ phần BEHS.
Theo thông báo từ HoSE, BEHS đã mua vào 26,09 triệu cổ phiếu PC1 trong ngày 11/5, tương ứng tỷ lệ 16,38% và trở thành cổ đông lớn của PC1.
Sau đó chỉ 2 ngày, ngày 13/5, BEHS tiếp tục mua thêm 2,19 triệu cổ phiếu PC1, nâng tổng số lượng cổ phần nắm giữ lên tới 28,28 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu 17,76%. Cũng trong ngày 12-13/5 đã xuất hiện lệnh giao dịch thỏa thuận 2,19 triệu cổ phiếu PC1 với tổng giá trị 37 tỷ đồng. Như vậy, BEHS đã chi ra tổng cộng hơn 500 tỷ đồng để sở hữu 28,28 triệu cổ phiếu PC1.
Theo tìm hiểu, BEHS là doanh nghiệp chỉ vừa được thành lập vào ngày 4/5/2020, tức trước thời điểm mua lượng lớn cổ phiếu PC1 từ Dragon Capital đúng 1 tuần. BEHS có trụ sở tại Tổ 5, khu phố 4, Thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, Kiên Giang. Vốn điều lệ BEHS chỉ vỏn vẹn 1 tỷ đồng, trong đó Tổng giám đốc Khổng Châu Anh (sinh năm 1988) nắm giữ 79,5% cổ phần. Các cổ đông khác của BEHS còn có Nguyễn Văn Tịnh nắm giữ 20% cổ phần và Đoàn Minh Châu nắm giữ 0,5% cổ phần.
Đáng chú ý, địa chỉ email nhận thông báo thuế của doanh nghiệp này có liên quan tới tập đoàn BIM Group, điều này đặt ra không ít nghi vấn về việc BIM Group là bên có vai trò quan trọng trong thương vụ chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phần PC1 xủa BEHS.
BIM Group là tập đoàn lớn, đa ngành tại Việt Nam. Hiện BIM Group tham gia khá nhiều vào lĩnh vực phát triển hạ tầng du lịch và đầu tư bất động sản. Đồng thời, BIM Group cũng đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo, là những lĩnh vực thế mạnh của PC1.
Tại BIM Group, ông Đoàn Quốc Việt đang giữ chức vụ Tổng giám đốc, từng được biết đến là một doanh nhân đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn và thương mại dịch vụ tại Ba Lan. Năm 1994, ông quay trở về Việt Nam để sinh sống và phát triển sự nghiệp.
Bà Khổng Thị Hiền, Phó tổng giám đốc, là cổ đông sáng lập BIM tại Ba Lan, năm 1994, bà hợp tác thành lập tập đoàn BIM cùng ông Đoàn Quốc Việt tại Việt Nam.
PC1 là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp đường truyền và trạm biến áp tại Việt Nam với bề dày hoạt động trên 50 năm. Các lĩnh vực chính bao gồm xây lắp đường truyền, sản xuất cột điện, xây dựng và điều hành nhà máy thủy điện, và Bất động sản.
Kết thúc quý I/2020, PC1 báo cáo doanh thu thuần tăng 6,5% lên 1.369,66 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chỉ giảm nhẹ 3,5% xuống 88.438 tỷ đồng trong khi đó LNST Công ty mẹ thậm chí còn tăng 4,13% lên 91,19 tỷ đồng.
Trong báo cáo thường niên, PC1 đặt mục tiêu đạt 7.001 tỷ đồng doanh thu, tăng 20% so với doanh thu đạt được năm 2019. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 25% lên mức 469 tỷ đồng. Trong đó riêng mảng xây lắp đặt mục tiêu đạt 3.266 tỷ đồng doanh thu. Khối sản xuất công nghiệp phấn đấu đạt 1.273 tỷ đồng doanh thu.
Doanh nghiệp lớn mùa Covid-19: Kẻ tranh thủ thâu tóm, người thận trọng giữ tiền DOJI đã thâu tóm chuỗi bán lẻ trang sức Thế Giới Kim Cương, nâng số lượng cửa hàng lên gần 200. Ngược lại, PNJ và Vinamilk tập trung vào giảm chi phí, giữ tiền để đảm bảo sức khỏe tài chính trong bối cảnh dịch bệnh. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến sức tiêu dùng giảm, cùng với đó là các biện pháp...