Nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng dự cảm khó khăn
Điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh ngành Xây dựng được tiến hành hàng quý với hơn 6600 doanh nghiệp trên cả nước của Tổng cục thống kê cho thấy, các doanh nghiệp xây dựng trong quý 1/2020 tình hình sản xuất kinh doanh không mấy khả quan.
Do tác động của dịch Covid-19 diễn ra từ những tháng đầu năm 2020, đến nay đã lan rộng và trở thành đại dịch của thế giới. Hiện nay tình hình diễn biến của dịch bệnh ngày càng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp. Theo nhận định của các doanh nghiệp xây dựng trong quý 1, tình hình sản xuất kinh doanh không mấy khả quan với 52,5% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh giữ ổn định và tốt hơn, 47,5% nhận định khó khăn hơn.
Các doanh nghiệp dự báo quý 2/2020 tình tình hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan hơn với 53,1% doanh nghiệp dự báo tình hình giữ ổn định và tốt hơn, có 46,9% dự báo khó khăn hơn.
Video đang HOT
Có thể đánh giá nhận định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên một số chỉ số cân bằng như: Chỉ số cân bằng về xu hướng sản xuất kinh doanh, chỉ số cân bằng về biến động tổng chi phí, chi phí nguyên, vật liệu, nhân công và chỉ số cân bằng về nhu cầu sử dụng lao động.
X.B
CTCP CMC (CVT) đặt kế hoạch kinh doanh tăng 27,5% trong năm 2020
Mặc dù CTCP CMC (CVT) kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, nhưng doanh nghiệp vừa công bố kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh so với năm 2019, trái ngược với dự báo khó khăn của ngành xây dựng, bất động sản.
Cụ thể, doanh nghiệp đưa ra kế hoạch doanh thu 1.700 tỷ đồng, lợi nhuận 210 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 15,8% và 27,5% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mới dây chuyền sản xuất gạch granite công suất 4-5 triệu m2/năm, đầu tư xây dựng 1 dây chuyền mài tại Nhà máy gạch số 2, đầu tư đất và nhà kho dự kiến 60-70 tỷ đồng, triển khai đầu tư một trung tâm dịch vụ đã được UBND tỉnh Phú Thọ giao đất diện tích 1.800 m2 và đầu tư mua lại khu Trung tâm sát hạch lái xe tỉnh Phú Thọ tại Khu công nghiệp Thuỵ Vân, diện tích hơn 5 ha làm tổng kho chứa sản phẩm.
Bên cạnh kế hoạch đầu tư mở rộng, doanh nghiệp đưa ra kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 30% cho năm tài chính 2020.
Được biết, năm 2019 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 1.468 tỷ đồng, lợi nhuận 164,7 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 1,18% và 1,65% so với 2018 và chỉ hoàn thành 86,4% kế hoạch doanh thu, 74,8% kế hoạch lợi nhuận.
Có thể thấy, mặc dù đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng trong năm 2019, nhưng doanh nghiệp lại không hoàn thành kế hoạch đặt ra. Trong năm 2019, doanh nghiệp đặt kế hoạch chia cổ tức 25-30% tiền mặt. Với kế hoạch như vậy, nếu chia cổ tức tiền sẽ thực hiện chia tổ cộng từ 76,75 tới 92,1 tỷ đồng trong thời gian tới.
Tính tới 31/12/2019 trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp chỉ có lượng tiền mặt là 78,8 tỷ đồng, như vậy có thể thấy lượng tiền mặt ở quỹ đang khá khiêm tốn sẽ thách thức kế hoạch chia cổ tức tiền mặt năm 2019, cũng như việc đặt ra kế hoạch cổ tức năm 2020 còn phụ thuộc phần lớn vào kết quả kinh doanh năm 2020.
Có thể thấy CVT hiện tại hoạt động trong ngành phụ trợ của xây dựng được dự báo thách thức, việc doanh nghiệp đưa ra kế hoạch và có dấu hiệu kết quả kinh doanh đi xuống từ năm 2018 cho thấy khó khăn nhất định.
Trong khi đó, điểm hấp dẫn nhất của doanh nghiệp là chính sách cổ tức cao hơn thị giá, tuy nhiên lượng tiền mặt còn lại không quá nhiều sẽ thách thức kế hoạch chia cổ tức điều đặn này.
Tính tới ngày 26/3, doanh nghiệp đang giao dịch vùng giá 15.300 đồng/cp, tương ứng mức P/E là 4.58 lần và giá trị sổ sách là 18.894 đồng/cp.
Sẽ có hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam mới Ngày 16/3/2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam. Mục tiêu của Đề án là xây dựng phương án, lộ trình và công bố, hỗ trợ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam cho từng nhóm đối tượng cụ...