Nhiều doanh nghiệp mất dần tính đại chúng
Nhiều doanh nghiệp đang có tình trạng cơ cấu cổ đông cô đặc và dần mất tính đại chúng, thanh khoản cổ phiếu thấp, thậm chí không có giao dịch trong nhiều tháng.
Tại Hapro, một cổ đông chiến lược và hai cổ đông lớn sở hữu tổng cộng gần 98% vốn điều lệ.
Theo thống kê, từ đầu tháng 11 đến nay, trong tổng số 1.941 doanh nghiệp đang niêm yết trên hai sàn HOSE, HNX và đăng ký giao dịch trên UPCoM, có 515 cổ phiếu không giao dịch, 491 cổ phiếu giao dịch dưới 1.000 đơn vị/phiên và 428 cổ phiếu giao dịch dưới 10.000 đơn vị/phiên.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, tổng giám đốc một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cho biết, sau hơn 5 năm niêm yết, từ chỗ có trên 300 cổ đông thì nay công ty chỉ còn vài chục cổ đông, trong đó hai quỹ đầu tư nắm giữ hơn 35% cổ phần, cổ đông sáng lập nắm hơn 60%, vài phần trăm thuộc sở hữu của các cá nhân khác. Điều đáng nói, cổ phiếu gần như “đóng băng” trong hơn một năm trở lại đây, mặc dù doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, trả cổ tức trên dưới 30% mỗi năm.
“Doanh nghiệp đang tính đến phương án xin hủy tư cách công ty đại chúng, sau đó hủy niêm yết tự nguyện, bởi việc niêm yết như hiện tại không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, trong khi vẫn phải thực hiện mọi nghĩa vụ công bố thông tin”, lãnh đạo doanh nghiệp trên chia sẻ.
Tổng công ty Thương mại Hà Nội – CTCP (Hapro) cũng đang có tình trạng cơ cấu cổ đông cô đặc khi một cổ đông chiến lược và hai cổ đông lớn đã nắm tổng cộng gần 98% vốn điều lệ, các cổ đông là cán bộ, công nhân viên và cổ đông bên ngoài chỉ sở hữu hơn 2%.
Hapro đăng ký giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán HTM, có hơn 180 triệu cổ phiếu đang lưu hành, nhưng từ đầu tháng 11 đến nay, bình quân chỉ có hơn 20.000 đơn vị được chuyển nhượng mỗi phiên.
Một công ty con của Hapro là Vang Thăng Long (VTL), trong gần một năm trở lại đây, cổ phiếu thường xuyên không có giao dịch, nguyên nhân chủ yếu là do một số lượng nhỏ cổ đông nắm giữ tỷ trọng lớn, cổ phiếu trôi nổi trên thị trường không nhiều.
Theo giám đốc môi giới một công ty chứng khoán, trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn và các nhà đầu tư thường ưu tiên lựa chọn các cổ phiếu có biến động giá mạnh, nhiều tin tức đột biến, với mong muốn tìm kiếm cơ hội sinh lời cao trong ngắn hạn hơn là nắm giữ dài hạn.
Video đang HOT
Chính vì vậy, dù doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nhưng nhìn vào thanh khoản thấp của cổ phiếu, nhà đầu tư không mặn mà mua vào. Trong khi đó, các cổ đông lớn không bán ra, mà chỉ mua vào, lâu dần khiến cơ cấu cổ đông trở nên cô đặc. Cổ phiếu thanh khoản kém sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động vốn.
“Trên sàn niêm yết hiện này đang tồn tại một nghịch lý, đó là nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh yếu kém vẫn thu hút nhà đầu tư giao dịch, thanh khoản lên tới hàng triệu đơn vị/phiên, trong khi một số doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, nhưng không có giao dịch”, anh Nam, một nhà đầu tư nói và cho biết, HNX đã ban hành quy chế về thành viên tạo lập thị trường với các cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ ETF niêm yết, nhưng các doanh nghiệp chưa tìm đến kênh hỗ trợ này để cải thiện thanh khoản cho cổ phiếu.
Hoàng Minh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
VPK: Doanh nghiệp được "khai sinh" bởi Vinamilk tuyên bố giải thể, cổ phiếu kịp trần vài phiên trước hồi kết
Doanh nghiệp giải thể là đơn vị được thành lập bởi những doanh nghiệp khá tên tuổi trên thị trường như Vinamilk (VNM), Dầu Thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex), Dầu Thực vật Tường An, Dầu Thực vật Tân Bình và các tập thể và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.
CTCP Bao bì Dầu Thực vật (VPK) vừa thông qua nghị quyết giải thể Công ty sau 16 năm hoạt động, lý do khách quan đến từ thị trường bao bì thùng carton 2 năm gần đây không thuận lợi, thậm chí dự báo tiếp tục khó khăn. Nguyên nhân chủ quan tại doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh Công ty nhiều năm liền không đạt khi liên tục thua lỗ, vốn thiếu hụt, nợ vay cao... mặc dù HĐQT đã nhiều lần họp bàn hướng giải quyết tuy nhiên đều không có kết quả.
Được Vinamilk rót vốn "khai sinh"
Được biết, VPK là đơn vị được thành lập bởi những doanh nghiệp khá tên tuổi trên thị trường như Vinamilk (VNM), Dầu Thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex), Dầu Thực vật Tường An, Dầu Thực vật Tân Bình và các tập thể và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế. Công ty chính thức hoạt động vào tháng 9/2002, trong lĩnh vực sản xuất, mua bán bao bì cho ngành thực phẩm; mua bán máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu ngành bao bì.
Tính đến ngày 23/6/2017, cơ cấu cổ đông của VPK bao gồm tổ chức có Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP nắm 44,16% vốn, Vinamilk nắm 4,87% vốn và Thương mại Dầu thực vật nắm 4,49% vốn.
Cơ cấu cổ đông VPK tính đến ngày 23/6/2017.
Ngoài ra, theo Nghị quyết ĐHĐCĐTN lần thứ 3 năm 2006, Công ty bổ sung thêm 2 ngành nghề kinh doanh mới là in ấn bao bì, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm. Với chức năng và các ngành nghề đăng ký như trên, Công ty cung cấp những sản phẩm sau: chai PET; nắp, nút và quai cho chai PET; can nhựa HDPE; nắp trong và ngoài cho can nhựa HDPE; thùng carton in sẵn; bao bì cho ngành thực phẩm (dầu ăn, sữa, thủy sản...) tại các thị trường bao gồm Bình Dương, Tp.HCM, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung...
Trên thị trường, sớm niêm yết vào năm 2006 tuy nhiên cổ phiếu VPK liên tục giảm về mức 3.500 đồng/cp (giá giao dịch luôn dưới mệnh). Gần đây, cổ phiếu kịch trần được vài phiên, chốt ngày giao dịch 26/11 tại mức giá 4.600 đồng/cp.
Giao dịch cổ phiếu VPK.
Giải thể là phương án tối ưu nhất
Trở lại VPK, chi tiết lý do giải thể Công ty ghi nhận:
(1) Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua lỗ kéo dài và không thể vực dậy được, không còn các điều kiện cơ bản cần thiết như Vốn kinh doanh, thị trường - khách hàng và nguồn nhân lực mạnh để tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
(2) Vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay ngân hàng phát sinh chi phí tài chính cao và khấu hao dự án cao làm tăng giá thành sản phẩm nên không thể cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành nếu kinh doanh càng lỗ và có nguy cơ mất hết vốn cổ đông.
(3) Thị trường ngành bao bì thùng carton thời điểm 2 năm gần đây không thuận lợi và nhận định xu hướng ngày càng khó khăn hơn. Công ty bị mất thị phần, mất thị trường, không thể tiếp tục hoạt động trong điều kiện sản lượng tiêu thụ, khách hàng ngày càng giảm sút.
(4) Áp lực cạnh tranh trên thị trường rất quyết liệt khiến rủi ro hoạt động tăng lên và nguy cơ mất hết vốn cổ đông nếu muốn gia tăng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động.
(5) HĐQT đã họp rất nhiều lần đưa ra nhiều giải pháp kinh doanh nhưng chưa mang lại hiệu quả, phân tích thấy được những khó khăn hiện tại, xu hướng thị trường ngành bao bì trong tương lai nếu càng kinh doanh càng lỗ vì vậy nhằm bảo toàn cũng như giảm thiệt hại vốn cho cổ đông, phương án giải thể là tối ưu nhất đối với VPK.
(6) Công ty không còn nguồn lực đảm bảo thanh toán cho cổ đông. Giá trị còn lại khi chia cho các cổ đông sẽ cao hơn giá trị cổ phiếu giao dịch trên thị trường tại thời điểm lập phương án.
Về thời gian giải thể, Công ty cho biết sau khi được ĐHĐCĐ thông qua, Công ty sẽ thông báo đến chủ nợ và tiến hành thanh toán, quyết toán các khoản nợ liên quan. Đối với hợp đồng có liên quan theo thỏa thuận các bên, Công ty cho biết sẽ thanh lý trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.
Thực tế, kể từ năm 2013, doanh thu và lợi nhuận Công ty liên tục đi xuống, cuối năm 2017 ghi nhận lỗ đến 4 tỷ đồng.
ĐVT: Tỷ đồng.
Đến quý 3 năm nay, doanh thu Công ty giảm sốc về chỉ còn 18 tỷ, tiếp tục thua lỗ gần 4 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2018, Công ty ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm đến 55 tỷ đồng. Vốn chủ hiện gần 150 tỷ, tuy nhiên tổng nợ Công ty đến 238 tỷ, trong đó nợ vay (dài và ngắn hạn) là 181 tỷ đồng.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Thai Invest tiếp tục chi tiền nâng sở hữu tại An Dương Thảo Điền lên trên 7% Với vùng giá hơn 5.300 đồng/cổ phiếu, Thai Invest đã chi khoảng 5,3 tỷ đồng, tương đương khoảng 230 nghìn USD để gom lượng cổ phiếu trên. Thai Invest liên tiếp gom cổ phiếu HAR trong 1 tháng qua. Công ty Cổ phần Bất động sản An Dương Thảo Điền (mã HAR) mới công bố về giao dịch của cổ đông lớn là...