Nhiều doanh nghiệp Đức quan tâm tới thị trường Việt Nam
Thị trưởng Tschentscher nhấn mạnh, Hamburg luôn mở cửa và sẵn sàng nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác song phương với Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Tại buổi làm việc với đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, lãnh đạo chính quyền thành phố Hamburg, Phòng Công nghiệp và Thương mại (IHK) Hamburg, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Á-Thái Bình Dương (OAV) cùng nhiều doanh nghiệp Đức đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm đối với tiềm năng của thị trường Việt Nam, đồng thời tin tưởng rằng Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam ( EVFTA) sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn nữa cho các doanh nghiệp Đức.
Tại cuộc trao đổi với Tiến sỹ Peter Tschentscher, Thị trưởng thứ nhất của Hamburg, Đại sứ Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Đức nói chung cũng như với Hamburg nói riêng; khẳng định Đức luôn là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU), với kim ngạch trao đổi thương mại đạt 14 tỷ euro trong năm 2019.
Về quan hệ Việt Nam-Hamburg, Đại sứ đánh giá hai bên đã có nhiều bước phát triển tốt đẹp, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, vận tải biển, đóng tàu, du lịch…
Hamburg – đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong số 16 bang của Đức – là cửa ngõ quan trọng để hàng hóa Việt Nam vào thị trường Đức và châu Âu.
Năm 2019, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hamburg đạt trên 2,324 tỷ euro, tăng 10,8% so với năm trước đó.
Đại sứ cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai bên vẫn còn rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải biển, năng lượng tái tạo, trong đó thế mạnh của Hamburg là điện gió, đào tạo nguồn nhân lực…
Nhân dịp này, Đại sứ trân trọng cảm ơn Thị trưởng Tschentscher cũng như chính quyền Hamburg đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam hội nhập vào đời sống kinh tế- xã hội của Hamburg, cũng như là cầu nối góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Đại sứ bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Hamburg tiếp tục tăng cường các hoạt động kết nối, hợp tác với các địa phương ven biển của Việt Nam như Đà Nẵng, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh… nhằm chia sẻ kinh nghiệm và tận dụng các tiềm năng sẵn có để có thể bổ trợ cho nhau, thúc đẩy hơn nữa trao đổi thương mại giữa hai bên.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc gặp, Thị trưởng Tschentscher đánh giá cao quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và những tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai bên.
Ông Tschentscher nhấn mạnh với mạng lưới đối tác rộng khắp trên thế giới cũng như khoảng hơn 100 cơ quan lãnh sự nước ngoài trong thành phố, Hamburg luôn mở cửa và sẵn sàng nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác song phương với Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
Thị trưởng Hamburg cũng đánh giá cao sự hội nhập năng động của cộng đồng người Việt trong khoảng 118 cộng đồng người nước ngoài ở Hamburg; khẳng định nhiều người Việt Nam là chủ các doanh nghiệp thành đạt, nhà hàng nổi tiếng và cộng đồng đã có những đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế cũng như sự đa dạng văn hóa của Hamburg.
Tại cuộc gặp với lãnh đạo IHK Hamburg, OAV cùng nhiều doanh nghiệp Đức đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Minh Vũ đã thông tin về tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2020, khẳng định Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục thực hiện cải cách các thủ tục hành chính, quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa nhằm thu hút hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài.
Đại sứ bày tỏ tin tưởng rằng việc EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) đang chờ phê chuẩn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam cũng như các đối tác của Việt Nam.
Đại sứ quán sẵn sàng lắng nghe những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp Đức nhằm thúc đẩy hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa hai bên; phối hợp, tham gia tổ chức các sự kiện xúc tiến kinh tế, thương mại, quảng bá đầu tư và du lịch giữa Việt Nam và Hamburg.
Về phần mình, Chủ tịch IHK Hamburg, Giáo sư Norbert Aust, đánh giá cao sự phát triển năng động của Việt Nam trong gần 30 năm qua, khẳng định Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư của châu Âu nói chung và của Đức nói riêng.
Hiện nay, hơn 200 công ty của Hamburg có mối quan hệ kinh tế với Việt Nam và khoảng 60 công ty có chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đối tác liên doanh ở Việt Nam.
Ông Norbert Aust bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hamburg sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp hơn nữa trong thời gian tới.
Trong khi đó, Chủ tịch OAV Hans-George Frey khẳng định trọng tâm hoạt động của OAV là hợp tác với các nước ASEAN – trung tâm tăng trưởng quan trọng hiện nay ở châu Á.
Ông bày tỏ ấn tượng với sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong vài thập kỷ qua, đồng thời khẳng định mối quan hệ hợp tác gắn bó lâu dài giữa hai nước thông qua các dự án hợp tác phát triển song phương, đặc biệt trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, môi trường và đào tạo nghề.
Theo đánh giá của OAV, trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến kinh doanh hấp dẫn đối với các công ty của Đức.
Với việc Chính phủ Việt Nam đang không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, sự ổn định của đời sống kinh tế-xã hội trong nước cũng như trong bối cảnh EVFTA đã có hiệu lực, Chủ tịch OAV bày tỏ hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam là một đối tác tiềm năng, đáng tin cậy trong khu vực và mối quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức sẽ ngày càng phát triển tích cực.
Đại diện các doanh nghiệp Đức, trong đó có nhiều công ty đã đầu tư vào Việt Nam từ những năm 1990, cùng chia sẻ những kinh nghiệm đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, cà phê, thiết kế, may mặc, xuất-nhập khẩu…
Các ý kiến đều nhất trí rằng EVFTA có hiệu lực sẽ giúp loại bỏ các rào cản về thuế quan, mở ra các lĩnh vực mới cho đầu tư, mang đến cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp của châu Âu cơ hội tiếp cận gần hơn nữa thị trường của nhau, qua đó góp phần thúc đẩy thương mại, tăng trưởng cho cả hai bên.
Bên cạnh đó, đại diện các doanh nghiệp đều đánh giá cao sự đổi thay tích cực của Việt Nam trong những năm gần đây, bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi giúp các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Những người tham dự cũng ấn tượng trước những thành quả mà Việt Nam đạt được trong việc phòng chống đại dịch COVID-19 và bày tỏ hy vọng các quy định hạn chế nhập cảnh, cách ly… sẽ sớm được dỡ bỏ để nối lại các hoạt động giao thương giữa hai nước.
Ca nhiễm và chết vì nCoV ở Đức tăng kỷ lục
Đức ghi nhận thêm 2.866 ca nhiễm và 315 người chết vì nCoV, mức tăng cao nhất trong 24 giờ, nâng tổng số người nhiễm và chết lần lượt lên hơn 130.000 và gần 3.600.
Viện Robert Koch (RKI), cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, hôm nay cho biết thêm 315 người chết do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 3.569. Đây là lần đầu tiên số người chết vì nCoV vượt 300 trong vòng 24 giờ.
RKI cũng báo báo tổng cộng 130.450 ca nhiễm trên toàn quốc, tăng 2.866 ca so với hôm qua. Đây là ngày thứ hai liên tiếp Đức ghi nhận số ca nhiễm nCoV tăng trở lại sau 4 ngày giảm.
Sau cuộc họp trực tuyến với các thành viên nội các hôm 15/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố nước này sẽ mở cửa trở lại một số doanh nghiệp không thiết yếu nhỏ vào tuần tới, thêm rằng các hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh sẽ được dỡ bỏ từ từ, thậm chí được phục hồi nếu Covid-19 tiếp tục lây lan. Học sinh lớp lớn cũng sẽ trở lại trường học vào đầu tháng 5.
Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm ở Dresden, miền đông nước Đức, ngày 15/4. Ảnh: Reuters.
Merkel trước đó khẳng định các biện pháp cách biệt cộng đồng làm chậm tốc độ lây lan virus, song cảnh báo Đức "chưa an toàn" trước đại dịch. Chính phủ Đức từ cuối tháng 3 lên kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" sau khi khủng hoảng Covid-19 qua đi.
Nước này đã thông qua gói cứu trợ trị giá 750 tỷ euro (hơn 812 tỷ USD) nhằm giảm thiểu các tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế số một châu Âu. Lần đầu tiên kể từ 2013, Berlin phải gánh khoản nợ mới.
Học viện Quốc gia Lepoldina của Đức đầu tuần công bố bài viết vạch ra những bước đầu tiên trong trường hợp nới phong tỏa, gồm mở cửa dần các trường học, bắt buộc đeo khẩu trang khi tham gia giao thông công cộng và tăng cường thu thập dữ liệu.
Giám đốc RKI Lothar Wieler hôm 14/4 cho rằng số ca nhiễm mới tại nước này đã "tương đối ổn định", song ông thận trọng khi cho rằng "hiện không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy dịch bệnh đang giảm dần". Wieler nói vẫn còn quá sớm để Đức tuyên bố chiến thắng trước Covid-19, dù nước này được đánh giá chống dịch tốt hơn nhiều nước trong khu vực như Pháp và Italy.
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn hai triệu người nhiễm, gần 135.000 người chết và hơn 515.000 người hồi phục khắp toàn cầu.
Mai Lâm
Số ca nhiễm nCoV ở Đức tăng gấp đôi sau một ngày Chỉ trong ngày 1/3, số người nhiễm nCoV đã tăng lên 129 so với hôm trước 66 người, gần một nửa bệnh nhân ở Bắc Rhine-Westphalia. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Đức, Viện Robert Koch công bố hiện có 9 trên số 16 bang có bệnh nhân Covid-19. Trong đó Frankfurt, Hamburg và Bremen có ca nhiễm đầu...