Nhiều doanh nghiệp Đài Loan có niềm tin ở Việt Nam
Đó là chia sẻ của bà Liu Mei Teh, Tổng hội trưởng Hiệp hội thương mại Đài Loan tại Việt Nam trong cuộc gặp gỡ với Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) diễn ra chiều nay 19.5.
Bà Liu Mei Teh cho biết, trong ngày 13.5 khi một số doanh nghiệp tại Bình Dương bị đập phá nhà xưởng, máy móc, họ đều hiểu rằng đó là do kẻ xấu phá hoại. Những phản ứng của Chính phủ ngay sau đó, theo bà Liu Mei Teh đã giúp ổn định nhanh chóng tình hình. Với bề dày lịch sử đầu tư vào Việt Nam sớm nhất, quy mô đứng tốp đầu và đã quá hiểu môi trường của Việt Nam, vị lãnh đạo của Hiệp hội Thương mại Đài Loan bày tỏ: “Chúng tôi rất cảm ơn người dân Việt Nam lương thiện. Trong hoàn cảnh khó khăn đã cố gắng bảo vệ và giúp đỡ chúng tôi. Hiện doanh nghiệp Đài Loan đang xem xét nghe ngóng Chính phủ có động thái gì đảm bảo an toàn trong tương lai và môi trường đầu tư cho họ. Trong số chúng tôi vẫn có rất nhiều người có niềm tin với Việt Nam. Tất nhiên niềm tin này sắp tới chỉ có thể củng cố bằng hành động cụ thể của Chính phủ Việt Nam được thể hiện như thế nào”.
Bà Liu Mei Teh, Tổng hội trưởng Hiệp hội thương mại Đài Loan tại Việt Nam – Ảnh: Anh Vũ
Bà Liu Mei Teh gửi gắm một loạt kiến nghị của doanh nghiệp Đài Loan lên Chính phủ như về vấn đề tiền lương của người lao động trong thời gian bị ngừng sản xuất. “Đây là vấn đề cấp bách, cần xử lý ngay vì sắp đến thời gian phát tiền lương. Nếu không sắp tới chúng ta phải đối mặt sự xung đột giữa doanh nghiệp và người lao động”, bà Liu Mei The cho biết. Ngoài ra, các doanh nghiệp Đài Loan cũng đề xuất Chính phủ hỗ trợ bảo hiểm hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động để nhằm giảm thiểu gánh nặng cho doanh nghiệp bị tổn thất.
Video đang HOT
Một việc quan trọng khác, bà Liu Mei Teh mong muốn Chính phủ cùng các địa phương tại từng địa bàn lập đầu mối duy nhất, có thể ở khu công nghiệp để chuyên xử lý thiệt hại. “Nếu không có đầu mối liên lạc duy nhất, chúng tôi phải chạy đến từng cơ quan riêng để làm thủ tục sẽ rất mất thời gian”, bà Liu Mei The kiến nghị.
Theo TNO
Luật sư kiến nghị không cùm chân bầu Kiên
Trước khi bắt đầu phiên tòa vào 20/5, các luật sư bào chữa cho các bị can trong vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã gửi văn bản kiến nghị đến Tòa án nhân dân TP. Hà Nội, Trại tạm giam Bộ Công an với nhiều nội dung.
Trong đó, "nóng" nhất là kiến nghị không cùm chân bầu Kiên như phiên tòa ngày 16/4 và việc triệu tập thêm người ra tòa.
Các luật sư cho rằng, tại phiên tòa ngày 16/4, hình ảnh bầu Kiên xuất hiện với sợi xích ràng cả chân và tay đã gây nhiều tranh cãi. Ông Kiên cho rằng ông bị cùm chân vì không chịu mặc đồng phục của trại.
Dự kiến vào ngày 20/5 - 5/6 tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở lại phiên xét xử vụ án "bầu" Kiên cùng đồng phạm.
Theo các luật sư, năm 2004 Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành Nghị quyết về trang phục của bị cáo tại phiên tòa hình sự, trong đó nêu rõ "Tại phiên toà xét xử vụ án hình sự, bị cáo là người được tại ngoại và bị cáo là người đang bị tạm giam được sử dụng thường phục, nhưng phải bảo đảm sự trang nghiêm". Như vậy, việc ông Kiên yêu cầu được mặc thường phục là phù hợp và việc cùm chân là chưa thỏa đáng.
Pháp luật quy định biện pháp xích chân bị cáo trong quá trình dẫn giải được áp dụng khi cần thiết, đối với các bị cáo phạm tội có tính chất côn đồ hung hãn, manh động. Luật sư Hoàng Đôn Hùng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can Nguyễn Đức Kiên dẫn lại phiên xử bị cáo Hồ Duy Trúc, phạm tội cướp, chặt tay chân, bị kết án tử hình ở cả hai cấp xét xử cũng chỉ bị còng tay, không xích chân và được mặc thường phục.
"Ông Kiên, với nhân thân là doanh nhân như vậy, không phạm tội mang tính côn đồ, hung hãn, thì việc xích chân liệu có cần thiết không, tại sao các bị cáo khác trong cùng vụ án lại không bị như vậy? Đề nghị cơ quan thi hành tố tụng lưu tâm", ông Hoàng Đôn Hùng nói.
Bên cạnh đó, các luật sư cũng đưa ra kiến nghị triệu tập nhiều đại diện cơ quan khác.
Ngày 3/5, các luật sư bào chữa cho các bị can trong vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) cũng đã ký vào bản kiến nghị gửi các đại biểu Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, Ban Cải cách tư pháp trung ương, Văn phòng Quốc hội đề nghị các cơ quan này giám sát việc xét xử hai vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (xử phúc thẩm) và vụ án Nguyễn Đức Kiên (xử sơ thẩm).
Các luật sư cho rằng hai vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và Nguyễn Đức Kiên có sự liên quan chặt chẽ với nhau, bởi vậy việc xác định vụ án Nguyễn Đức Kiên là đại án tham nhũng thì không đúng bản chất vụ việc. Ngoài ra, các luật sư cũng kiến nghị được gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với các đại biểu Quốc hội và mong muốn các đại biểu theo dõi trực tiếp các phiên xét xử của cả hai vụ án trên.
Minh Anh
Theo dantri
Truy tìm 'thuốc chưa tiêu' nghi vấn phân hủy xác chị Huyền "Thuốc chưa tiêu" kỳ bí có thể huỷ hoại nhanh chóng da thịt người là loại hoá chất gì? Công dụng thực tế của nó ra sao? Bác sĩ Tường phi tang xác bằng hóa chất? Trong số báo trước chúng tôi đã ghi nhận nghi vấn, liệu bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường có dùng hóa chất đặt biệt gì đó để tiêu...