Nhiều doanh nghiệp chật vật về đích
Với những gì thể hiện trong 2, 3 quý đầu năm và dữ liệu thiếu tích cực từ thị trường, từ chính nội tại doanh nghiệp, không khó để nhận ra, việc hoàn thành mục tiêu lợi nhuận là thách thức lớn, thậm chí ngoài tầm với của nhiều doanh nghiệp.
Đạt kết quả kinh doanh khá tích cực trong năm 2017, nên việc báo lỗ gần 68 tỷ đồng trong quý II/2018 của CTCP Thép Việt Ý (VIS) khiến giới đầu tư bị sốc.
Theo lãnh đạo VIS, Công ty đang ở giai đoạn chuyển giao nên sẽ mất thêm một thời gian nữa mới đi vào ổn định.
Việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 2018 (90,4 tỷ đồng) đang là một thách thức với VIS.
Hiện Công ty đang thực hiện tái cơ cấu hoạt động và bộ máy lãnh đạo, khi Tập đoàn Kyoel Steel Ltd, cổ đông nắm 65% vốn, tương ứng gần 48 triệu cổ phiếu, cử người tham gia vào các vị trí chủ chốt.
Cũng theo VIS, do phải kiện toàn lại bộ máy để sớm bắt nhịp với hoạt động theo mô hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phối, nên việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2018 (VIS đặt mục tiêu trước thuế 2018 đạt 90,4 tỷ đồng) đang là một thách thức.
Sản lượng tiêu thụ của hầu hết các nhà máy thép trong nước đều rất chậm, chỉ bằng gần 80% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tiếp tục tăng, nối tiếp chu kỳ tăng giá từ cuối năm 2017 làm cho giá thành sản xuất tăng cao, trong khi giá thép đầu ra không có xu hướng tăng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa tốt, đại diện VIS chia sẻ thêm.
Trong ngành thép, dù một số doanh nghiệp vẫn ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp đang chịu nhiều khó khăn, thách thức, như phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Cụ thể là các vụ kiện của Hoa Kỳ, Australia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ đối với sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, quyết định áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu thép và nhôm dưới hình thức tăng thuế của Hoa Kỳ cũng có những ảnh hưởng nhất định khi một số sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào nước này sẽ phải chịu mức thuế cao, 25% với thép và 10% với nhôm.
CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã công bố kết quả kinh doanh quý III niên độ tài chính 2017 – 2018 kém tích cực, khi doanh thu tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giảm mạnh 69%, chỉ đạt 82,9 tỷ đồng.
Mức chênh lệch lớn giữa doanh thu và lợi nhuận tiếp tục là do biên lợi nhuận gộp giảm và chi phí lãi vay cao dù tăng trưởng sản lượng ổn định.
Với kết quả này, doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 9 tháng đầu năm tài chính 2018 của HSG đạt lần lượt 25,9 tỷ đồng (tăng 35% so với cùng kỳ) và 512 tỷ đồng (giảm 55% so với cùng kỳ).
So với kế hoạch lãi ròng 1.350 tỷ đồng trong niên độ tài chính 2017-2018, mức thực hiện trong 9 tháng mới đạt chưa đầy 40%.
Trong quý cuối của niên độ, HSG khó có thể đi tiếp 60% chặng đường còn lại, khi những khó khăn của ngành cũng như doanh nghiệp vẫn đang hiện hữu.
Báo cáo phân tích cổ phiếu HSG mới đây của Công ty Chứng khoán Bản Việt cho biết nhiều khả năng sẽ điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận của HSG, phần lớn do việc giảm giả định biên lợi nhuận gộp.
Video đang HOT
Cạnh tranh gia tăng giữa các nhà sản xuất trong nước và chi phí đầu vào tăng là nguyên nhân chính của biên lợi nhuận gộp thấp.
Chi phí lãi vay tăng mạnh 75% trong 9 tháng đầu niên độ tài chính so với cùng kỳ năm trước khi tổng dư nợ tuyệt đối của HSG tăng 47% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Ở ngành thủy sản, CTCP Thủy sản Hùng Vương (HVG) nhiều khả năng năm nay tiếp tục lỗi hẹn với cổ đông về chỉ tiêu lợi nhuận. Chỉ tính riêng cho giai đoạn 1/1 – 30/6 (HVG áp dụng niên độ tài chính từ ngày 1/10), HVG đã ghi nhận lỗ gần 370 tỷ đồng.
Năm 2018, HVG đặt kế hoạch doanh số toàn Tập đoàn khoảng 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt tối thiểu 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, với thời gian chỉ còn gần 1 tháng, Công ty sẽ khó có thể tạo bước đột phá để về đích kế hoạch kinh doanh này.
Chỉ tính riêng cho giai đoạn 1/1 – 30/6 (HVG áp dụng niên độ tài chính từ ngày 1/10), HVG đã ghi nhận lỗ gần 370 tỷ đồng.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung đang có sự sụt giảm. Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng vừa đưa ra dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2018 khó đạt được kế hoạch 10 tỷ USD đặt ra từ đầu năm.
Giá cao su ghi nhận sụt giảm trong năm 2018 được xem là một yếu tố thuận lợi đối với những doanh nghiệp sản xuất săm lốp, nhưng điều này lại không đúng với tất cả doanh nghiệp.
Báo cáo phân tích mới đây của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS) cho thấy, CTCP Công nghiệp cao su Miền Nam (CSM) khó hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 105,3 tỷ đồng trong năm 2018.
Theo VDS, các loại nguyên vật liệu khác tăng giá cùng sự thay đổi cơ cấu thị trường đã làm lu mờ lợi ích từ giá cao su giảm. Hơn nữa, việc tiêu thụ sản phẩm tiếp tục gặp khó khăn, việc cắt giảm chi phí đầu vào gần như là biện pháp duy nhất để CSM đạt được kế hoạch năm. Tuy nhiên, điều này sẽ rất khó đối với CSM.
VDS ước tính, CSM phải ghi nhận mức lợi nhuận 6 tháng cuối năm khoảng 93 tỷ đồng để hoàn thành kế hoạch, nghĩa là giá vốn trên sản phẩm sẽ phải giảm 6%, song kịch bản này khó xảy ra trong bối cảnh giá dầu tăng khiến nhu cầu và giá cao su thiên nhiên có khả năng tăng trở lại.
Hoàng Minh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thêm rất nhiều doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng đột biến, vượt xa kế hoạch năm
Trong đó có những doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng lợi nhuận hơn 108 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến thời điểm này đã có hàng trăm doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2018. Số doanh nghiệp báo lỗ không nhiều như cùng kỳ năm ngoái, song số doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng đột biến lại rất nhiều, đặc biệt, đã có rất nhiều doanh nghiệp vượt xa kế hoạch kinh doanh cả năm chỉ sau 6 tháng.
Thêm nhiều doanh nghiệp vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm
Nhiệt điện Hải Phòng (HND)vừa có báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2018 trong đó riêng quý 2 lãi trước thuế 190 tỷ đồng, tăng trưởng 63% so với cùng kỳ, nâng tổng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm lên 347 tỷ đồng, hoàn thành và vượt đến 26% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt 179 tỷ đồng, tăng 61,8% so với cùng kỳ, nâng tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm lên 328 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 34%. Nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng mạnh là do khoản chi phí tài chính - mà chủ yếu là chi trả lãi vay giảm mạnh. Tổng vay nợ tài chính dài hạn đến cuối quý 2 còn 6.358 tỷ đồng, giảm được hơn 840 tỷ đồng so với đầu kỳ còn vay nợ tài chính ngắn hạn cũng giảm được khoảng 40 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế quý 2/2018 của Nhiệt điện Hải Phòng tăng mạnh trong những năm gần đây, chỉ thua lợi nhuận đạt được hồi qusy 4/2016.
Thủy điện Thác Mơ (TMP) cống bố kết quả kinh doanh quý 2, trong đó chi phí giá vốn bỏ ra giảm mạnh nên lợi nhuận sau thuế riêng quý 2 đạt gần 143 tỷ đồng, tăng trưởng 24,5% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 Thủy điện Thác Mơ đạt 406 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ và đã thực hiện được 83% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 210,5 tỷ đồng, tăng 29% so với nửa đầu năm ngoái và đã chính thức hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng.
Cũng trong ngành thủy điện, Thủy điện Hủa Na (HNA) đạt hơn 323 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2018, tăng 56% so với cùng kỳ. Lý giải nguyên nhân doanh thu tăng mạnh, giá vốn thấp, phía công ty cho răng thị trường điện đang có mức giá trung bình tương đối cao, tình hình thủy văn thuận lợi. Bên cạnh đó công ty đã thực hiện chiến lược chào giá hợp lý.
Kết quả 6 tháng Thủy điện Hủa Na lãi sau thuế gần 21,5 tỷ đồng, tăng mạnh so với số lỗ hơn 87 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái và vượt xa kế hoạch lãi trước thuế chưa đến 7 tỷ đồng mà ĐHCĐ giao phó.
Sau sự "lên ngôi" của ngành thủy điện, thì nhiều doanh nghiệp ngành than cũng báo cáo kết quả kinh doanh khả quan nửa đầu năm 2018. Than Đèo Nai (TDN) cho biết sản lượng tiêu thụ riêng quý 2 tăng 92.791 tấn so với cùng kỳ.
Tính chung sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm của than Đèo Nai cũng đạt mức tăng 55.062 tấn so với cùng kỳ, đồng thời giá bán bình quân cũng tăng 5,2%. Do vậy doanh thu 6 tháng đầu năm đạt gần 1.419 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với nửa đầu năm ngoái và lợi nhuận trước thuế đạt 38 tỷ đồng, vượt 63% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 29,5 tỷ đồng, gấp 7,4 lần lợi nhuận đạt được nửa đầu năm 2017.
Than Tây Nam Đá Mài (TND) dù có kết quả kinh doanh quý 2 và cả 6 tháng đầu năm đều giảm sút so với cùng kỳ, nhưng vẫn giúp công ty vượt xa kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Cụ thể, doanh thu 6 tháng đạt 1.274 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ, nhưng do chi phí giá vốn đội lên cao nên lợi nhuận trước thuế còn 28,8 tỷ đồng, vượt 70% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó. Lợi nhuận sau thuế đạt 23 tỷ đồng, giảm sút đến 18% so với cùng kỳ.
Dù chưa hoàn thành kế hoạch nhưng Than Núi Béo (NBC) và Than Vàng Danh (TVD)cũng đã hoàn thành lần lượt 90% và 97% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó. Giải trình kết quả kinh doanh, các doanh nghiệp này đều cho rằng tình hình kinh doanh thuận lợi, sản lượng khai thác và bán hàng tăng, giá tăng cao hơn kỳ vọng... Còn Than Hà Tu (THT) cũng đạt gần 19 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gấp đôi so với cùng kỳ và đã hoàn thành 92% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tài chính Hoàng Minh (KPF) không những vượt 22% kế hoạch lợi nhuận cả năm, mà lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm còn đạt mức tăng trưởng "khủng" 108 lần so với cùng kỳ nhờ kết quả kinh doanh từ quý 1.
Cụ thể trong quý 1 công ty ghi nhận doanh thu từ Cam Lâm - chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Prime - Prime Resorts and hotels tại Khánh Hòa. Do vậy lũy kế doanh thu 6 tháng đầu năm 2017 tăng gấp 11 lần cùng kỳ, lên hơn 301 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 21 tỷ đồng, tăng 108 lần so với nửa đầu năm ngoái.
Ngành nông sản, CTCP Nông sản thực phẩm Yên Bái (CAP) với các mặt hàng kinh doanh chính là giấy đế, vàng mã, bã sắn khô đã đạt 138 tỷ đồng doanh thu, tăng 90% so với cùng kỳ. Đặc biệt tỷ lệ tăng chi phí giá vốn thấp hơn nhiều so với doanh thu, nên lợi nhuận sau thuế riêng quý 2 đạt 21,6 tỷ đồng, gấp 20 lần cùng kỳ.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2018 Nông sản Yên Bái ghi nhận 32 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 68% kế hoạch năm.
Rất nhiều doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ
Cũng chưa chính thức hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm, nhưng Long Hậu (LHG) kết thúc 6 tháng đầu năm 2018 với 254,5 tỷ đồng doanh thu, gấp đôi cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 122,2 tỷ đồng, gấp 4,6 lần lợi nhuận đạt được nửa đầu năm ngoái và cũng đã thực hiện được 96% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
CTCP Nam Việt (ANV) đạt 1.683 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2018, tăng 23% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 189 tỷ đồng, tăng đột biến gấp 3,6 lần lợi nhuận đạt được trong nửa đầu năm ngoái.
Dù tăng trưởng mạnh nhưng Nam Việt ANV cũng mới hoàn thành 75,6% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho cả năm. Lý giải nguyên nhân cho việc doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh phía công ty cho biết do đã chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào trong bối cảnh giá nguyên liệu tăng cao, do vậy công ty tự tin sẽ sớm hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm.
Nhóm ngành ngân hàng, TPBank (TPB) báo lãi 1.024 tỷ đồng trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2018, gấp đôi con số đạt được cùng kỳ năm 2017, nhưng cũng mới chỉ hoàn thành 46,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) lãi trước thuế 633 tỷ đồng ngay trong quý 2/2018, tăng 180% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 VIB lãi trước thuế 1.150 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 920 tỷ đồng, tăng đột biến gấp 3 lần cùng kỳ năm 2017.
Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) - đạt mức lợi nhuận quý 2 tăng đột biến gấp 6 lần cùng kỳ với 124 tỷ đồng trước thuế. Theo báo cáo, các mảng kinh doanh đa số có lợi nhuận tăng trưởng tốt trong khi chi phí hoạt động được tiết giảm mạnh. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2018 đạt 201 tỷ đồng - gấp 3 lần lợi nhuận đạt được nửa đầu năm ngoái và hoàn thành 67% kế hoạch năm.
Xi măng Hà Tiên (HT1) thông báo quý 2/2018 đạt 242 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ, nâng tổng LNST 6 tháng đầu năm lên 324 tỷ đồng, tăng trưởng 44% so với nửa đầu năm 2017 và thực hiện được 56% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Còn Hóa chất Đức Giang Lào Cai (DGL) công bố lợi nhuận sau thuế riêng quý 2 đạt trên 199 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ, nâng tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm lên trên 359 tỷ đồng, tăng đột biến 436% so với lợi nhuận đạt được nửa đầu năm ngoái và hoàn thành 79% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Không chỉ lợi nhuận tăng, mà doanh thu 6 tháng đạt 2.704 tỷ đồng, cũng tăng đến 69% so với cùng kỳ. Nguyên nhân của việc cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh một phần lớn nhờ việc công ty vừa hoàn tất sáp nhập thêm 2 công ty là CTCP Hóa chất và phân bón Lào Cai và CTCP Hóa chất Bảo Thắng.
CTCP Đông Hải bến Tre (DHB) cũng chưa hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2018, song kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2018 tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ với 64 tỷ đồng tiền lãi sau thuế, tăng trưởng đến 120% so với nửa đầu năm ngoái và hoàn thành 70% kế hoạch năm.
Giải trình nguyên nhân, Đông Hải Bến Tre cho biết công ty đã chủ động duy trì nguồn hàng tồn kho ở mức cao nên kỳ này được hưởng lợi từ giá vốn nguyên liệu thấp, trong khi giá bán ra cao nên lợi nhuận đạt được tăng đột biến.
CTCP Đầu tư Thương mại XNK Việt Phát (VPG) công bố kết quả kinh doanh với mức lãi ròng quý 2 đạt trên 31 tỷ đồng, gấp 5,5 lần cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 doanh thu thuần tăng trưởng 29%, lên mức 781 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 43 tỷ đồng, tăng 126% so với cùng kỳ và hoàn thành 60,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Còn Bất động sản Netland (NRC) thông báo doanh thu quý 2/2018 tăng đột biến hơn 78 ty đồng lên 84 tỷ đồng, trong đó doanh thu môi giới cũng tăng mạnh từ 10 tỷ đồng lên 64 tỷ đồng.
Mùa báo cáo tài chính quý 2 đang vào giai đoạn nước rút. Chỉ trong thời gian ngắn tới các doanh nghiệp sẽ lần lượt công bố kết quả kinh doanh quý 2 và cả năm 2018, và hứa hẹn sẽ còn nhiều doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng vượt bậc.
Thạch Lâm
Theo Trí thức trẻ
Cảng Đình Vũ (DVP) chốt danh sách cổ đông tạm ứng 20% cổ tức bằng tiền Kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2017 Cảng Đình Vũ báo lãi sau thuế 224 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số 220 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm 2016. Ngày 22/11 tới đây CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (mã chứng khoán DVP) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ...