Nhiều doanh nghiệp cam kết tiêu thụ vải sớm cho Bắc Giang
Có 5 doanh nghiệp tiêu thụ vải xuất khẩu sang Nhật Bản, một doanh nghiệp tiêu thụ và chuỗi siêu thị trong nước; HTX sản xuất-tiêu thụ vải Phúc Hòa và 18 thương lái cũng sẽ thu mua bán sang Trung Quốc.
Các doanh nghiệp đi tham quan vườn vải xuất khẩu sang Nhật Bản. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Ngày 14/5, tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang diễn ra lễ ký kết giữa 6 doanh nghiệp cam kết tiêu thụ vải với bà con huyện Tân Yên.
Đáng chú ý, có 5 doanh nghiệp tiêu thụ vải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đó là: Công ty Trách nhiện hữu hạn Chánh Thu, Rồng Đỏ, Bamboo, Toàn Cầu, Ameii; một doanh nghiệp tiêu thụ và chuỗi siêu thị trong nước. Đồng thời, Hợp tác xã sản xuất-tiêu thụ vải Phúc Hòa và 18 thương lái cũng sẽ thu mua xuất bán sang thị trường Trung Quốc.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân huyện Tân Yên đã ban hành Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 2/4/2021 về Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ vải sớm Phúc Hòa đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu năm 2021; Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 10/5/2021 về Tổ chức Lễ xuất hành vải sớm Tân Yên đi thị trường Nhật Bản năm 2021; Thành lập Tổ công tác chỉ đạo sản xuất vải đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã Phúc Hòa khảo sát, khoanh vùng, lựa chọn hộ sản xuất có đủ điều kiện tham gia sản xuất; tham mưu kịp thời các văn bản chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn trực tiếp, giám sát hộ sản xuất thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP ; lựa chọn đơn vị tư vấn, đánh giá kiểm định, lấy mẫu đất, nước phân tích làm cơ sở cho việc đánh giá chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Huyện Tân Yên cũng đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Giang mời 5 doanh nghiệp vào địa bàn thăm vùng sản xuất, nắm tình hình, kế hoạch tiêu thụ vải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)…; phân vùng, ký kết hợp đồng tiêu thụ; chỉ đạo sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Cùng đó, tổ chức làm việc với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các đơn vị có liên quan để xin ý kiến thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ xuất hành vải sớm Tân Yên sang thị trường Nhật Bản.
Năm 2021, diện tích sản xuất vải thiều của huyện Tân Yên đạt 1.329ha, sản lượng ước đạt 14.000 tấn; trong đó vải sớm 1.200ha, sản lượng ước đạt 13.200 tấn; vải chính vụ diện tích 129ha, sản lượng ước đạt 800 tấn. Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 880ha: theo đó, diện tích vải được chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất VietGAP là 350ha, tăng 50ha so với năm 2020 với sản lượng ước đạt 4.300 tấn; diện tích vải đạt tiêu chuẩn GobalGAP là 5ha, sản lượng ước đạt 63 tấn.
Video đang HOT
Đối với thị trường Trung Quốc, huyện Tân Yên tiếp tục duy trì 1 mã số vùng trồng tại xã Phúc Hòa với diện tích 600 ha, sản lượng ước đạt 6.500 tấn. Đối với thị trường Nhật Bản, huyện đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh lựa chọn và đề nghị phía Nhật Bản chấp thuận 2 mã số vùng trồng tại thôn Quất Du 2, quy mô 5ha, có 11 hộ tham gia và thôn Phúc Lễ quy mô 10ha, có 8 hộ tham gia; tổng diện tích 15ha, sản lượng ước đạt 120 tấn.
Đối với thị trường tiêu thụ trong nước: diện tích còn lại tập trung tại các xã Tân Trung, Hợp Đức, Liên Sơn, thị trấn Cao Thương, sản lượng khoảng 6.700 tấn được tiêu thụ tại các tỉnh, thông qua Hợp tác xã, các điểm cân trên địa bàn toàn huyện.
Nhằm đảm bảo chất lượng quả vải, nhất là vải thiều xuất khẩu, huyện Tân Yên đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và ghi chép sổ nhật ký theo quy định cho người trồng vải. Đến nay, 100% các hộ tham gia thực hiện chăm sóc và ghi chép đầy đủ theo quy định. Thực hiện cấp phát hỗ trợ thùng đựng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật cho 19/19 hộ tham gia sản xuất vải xuất khẩu năm 2021.
Huyện cũng lựa chọn Công ty IQC tư vấn, thực hiện quy trình chứng nhận chất lượng sản phẩm. Đến nay, đơn vị đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện Tân Yên, Ủy ban Nhân dân xã Phúc Hòa, 11 hộ thôn Quất Du 2 (thuộc mã vùng 1) thực hiện các quy trình và ghi chép nhật ký đúng quy định để làm cơ sở cho việc chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.
Dự kiến, thời gian chứng nhận vùng đạt tiêu chuẩn GlobalGAP hoàn thành trước ngày 22/5 tới./.
Thừa Thiên Huế kêu gọi người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch
Tháng 4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh.
Thực trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch vẫn diễn ra tại Thừa Thiên Huế. Ảnh: NV
Theo lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, không chỉ có Chỉ thị số 11 mà trong nhiều năm, lãnh đạo tỉnh này đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Tuy nhiên, đến nay thực trạng này vẫn diễn ra nhiều nơi.
Ngày 6/5 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phương đã phải ký ban hành công văn hoả tốc gửi các Sở, ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh thực trạng này.
Theo nội dung công văn, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh, các huyện, thị xã, TP Huế phối hợp Sở TT&TT thiết lập đường dây nóng và triển khai ứng dụng Hue-S để tiếp nhận phản ánh của các cá nhân, tổ chức đốt rơm rạ trên đồng ruộng nhằm kịp thời xử lý.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp đốt rơm rạ trên đồng ruộng, đường giao thông gây cản trở và mất an toàn giao thông theo thẩm quyền.
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về tác hại đốt rơm rạ trên đồng ruộng để nông dân biết và tự giác chấp hành.
Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi người dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng cơ giới hoá hoặc sử dụng chế phẩm vi sinh. Nguồn: Internet
Trước đó, trong Chỉ thị số 11 năm 2020, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ rõ tác hại của việc đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa.
Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, việc đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng đã gây ô nhiễm môi trường không khí, làm phát thải một lượng lớn khí CO2, CO, SO2, NO2, tro bụi,... ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người, gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, đốt rơm rạ sẽ làm cho một lượng nước trong đất bị bốc hơi, làm cho đất thoái hóa và trở nên chai cứng, khô cằn; tiêu diệt các loại sinh vật có ích, làm mất cân bằng hệ sinh thái ruộng lúa, gây bộc phát nhiều đối tượng sâu bệnh trên đồng ruộng.
Chỉ thị cũng chỉ rõ, nguyên nhân chính dẫn đến việc đốt rơm rạ vẫn xảy ra nhiều nơi là do các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn chưa thực sự kiên quyết trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của nông dân chưa cao; nhận thức của nông dân chưa đầy đủ. Mặt khác, việc tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai cho nông dân ứng dụng các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật về xử lý rơm rạ chưa đầy đủ, liên tục,...
Để giúp người dân thay đổi cách làm truyền thống là đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng sau thu hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tuyên truyền, vận động nông dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn quy trình thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học ngay trên đồng ruộng nhằm hạn chế đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường.
Chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong việc thu gom vận chuyển rơm rạ và làm đất bằng máy cày lớn để phay, cày lật đất vùi hết rơm rạ vào trong đất, không để rơm rạ trôi nổi ảnh hưởng đến sản xuất và môi trường.
Đồng thời, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng giao Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đặt hàng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về xử lý rơm rạ trên đồng ruộng bằng một số chế phẩm sinh học. Nghiên cứu công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ tái chế thành các sản phẩm hữu ích phục vụ xã hội hay nguyên liệu của các ngành sản xuất khác. Nghiên cứu khuyến cáo ứng dụng các chế phẩm sinh học cho các địa phương để xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Dân sinh về việc thực hiện của các Sở chức năng nói trên đối với ý kiến chỉ đạo theo tinh thần Chỉ thị số 11/CT-UBND, bà Trần Thị Hoài Trâm - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, qua báo cáo đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã đặt hàng Công ty TNHH MTV Nông Sản Hữu cơ Quế Lâm 1 đề tài về ứng dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý rơm rạ.
Riêng Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị đầu ngành được giao rất nhiều nhiệm vụ quan trọng và đến ngày 6/5/2021 đã tham mưu UBND tỉnh ban hành công văn hoả tốc về việc hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch.
5 doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết đã mời gọi được 5 doanh nghiệp tham gia thu mua và xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản. Cụ thể, các doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam, Công ty TNHH Sản xuất thương mại và...