Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang trên đà phục hồi tốt, nếu không có vốn thì sẽ mất cơ hội
Theo các chuyên gia, thông điệp “không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lí” của Thủ Tướng mới đây sẽ tháo gỡ tâm lý cho thị trường bất động sản cuối năm đồng thời tạo xung lực thúc đẩy thị trường phát triển.
Tại “Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững” chiều 14/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định “không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lí”. Đây là cách tiếp cận phù hợp với điều kiện của nền kinh tế hiện tại.
Thông điệp của người đứng đầu Chính Phủ đã tạo nên một luồng gió mới và tâm lý hồ hởi cho doanh nghiệp trên thị trường bất động sản. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng, nếu dòng vốn ngân hàng được kiểm soát một cách hợp lý sẽ giúp thị trường tiếp tục phát triển ổn định trong 2 quý cuối năm.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, cho rằng một trong những rào cản lớn nhất hiện nay của thị trường bất động sản là dòng vốn.
“Hiện nay, bên cạnh những rào cản về thủ tục pháp lý, bị chi phối bởi khoảng 12 luật liên quan, thị trường bất động sản gần đây còn chịu tác động bởi chủ trương siết chặt tín dụng bất động sản với cả người mua và người bán. Khi tín dụng được mở ra một cách hợp lý sẽ tác động tích cực lên thị trường. Nếu bất động sản phát triển đúng mức, sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô cũng kéo theo”, ông Hiệp khẳng định.
Ủng hộ thông điệp của Thủ tướng, tuy nhiên Chủ tịch một Tập đoàn BĐS lớn tại Hà Nội cũng thận trọng cho biết vẫn phải trông chờ vào những chính sách cụ thể từ NHNN và các NHTM. Bởi hiện nay một số ngân hàng vẫn còn hạn chế cho vay với bất động sản. Trong khi đó, theo một thống kê, 70% người đi mua nhà cần tới tiền vay ngân hàng.
“Khó tiếp cận được vốn ngân hàng được xem là nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng gây khó khăn cả cho người mua nhà đất lẫn các nhà đầu tư bất động sản”, vị này cho biết thêm.
Video đang HOT
Trong khi ấy, đánh giá về thông điệp mới của Thủ Tướng, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản VARS, cho biết các doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn bất động sản dù ngân hàng nói không siết. Theo ông, thời gian qua, vốn để phát triển dự án BĐS, cho người có nhu cầu mua nhà ở thật không nhiều. Đây là bất cập, không tốt cho việc phát triển bền vững thị trường bất động sản.
Theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên – Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang trên đà phục hồi tốt, mà chúng ta không dám bơm vốn, thì sẽ mất cơ hội”.
Cũng theo tiến sĩ Thiên, dự án tốt cần được tạo cơ hội bơm vốn, còn dự án có vấn đề hay rủi ro thì phải có kiểm soát tốt hơn. Nếu lúc này các doanh nghiệp đang cần tiếp sức, bơm vốn mà chúng ta quá sợ lạm phát không dám bơm vốn, thì các doanh nghiệp đã vốn yếu, lại chịu lạm phát của thế giới cao, sẽ rất nguy cơ.
“Thị trường bất động sản – đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán – rất nhạy cảm với các thông tin “siết chặt tín dụng bất động sản”. Phản ứng của thị trường chứng khoán mỗi lần có thông tin như vậy, hàng loạt cổ phiếu nhóm bất động sản giảm giá mạnh”, ông Thiên cho biết thêm trên truyền thông.
Bàn về vấn đề tín dụng cho thị trường bất động sản, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh: “Chúng ta không siết tín dụng bất động sản, nhưng có chọn lọc hơn dựa theo những đánh giá của phân khúc bất động sản, nhu cầu thực của người dân và xã hội, phân biệt các vấn đề phức tạp, khó khăn của một số dự án điển hình, một số dự án lớn cần quan tâm”.
TS. Võ Trí Thành cho rằng, thách thức trong quản lý thị trường bất động sản là “làm sao cân bằng, không thiên lệch trong quá trình phát triển của thị trường bất động sản, chỉ thấy rủi ro, đầu cơ”.
Ở góc độ khác, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản kiến nghị, nhà nước cần thúc đẩy nhanh việc sửa đổi luật để tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng. Về hoạt động tín dụng, kiểm soát dòng tiền nhưng cũng cần cân đối với việc hỗ trợ các loại hình có lợi cho hoạt động kinh tế tích cực như nhà ở xã hội, du lịch… VARS cũng cho rằng, nhà nước nên tạo hành lang thuận lợi cho kênh phát hành trái phiếu, quỹ đầu tư, tín thác… để đa dạng nguồn vốn.
Diễn biến "lạ" của thị trường bất động sản TP.HCM: Nhu cầu sụt giảm, giá bán vẫn tăng
Thị trường bất động sản tại TP.HCM có những diễn biến trái ngược về nhu cầu về mua và bán.
Trong khi mức độ quan tâm đến bất động sản thấp, nhưng giá bán của các loại hình bất động sản tại TP.HCM vẫn tăng rõ rệt.
Đây là nhận định của ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com khu vực phía Nam tại sự kiện Báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2022.
Tại sự kiện ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn đã có đánh giá khái quát về thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm. "Thị trường bất động sản cũng có những tín hiệu phục hồi tích cực khi mức độ quan tâm bất động sản trên cả nước trong quý 2/2022 đang tiệm cận về ngưỡng trước khi dịch bùng phát. Hoạt động mua bán phục hồi, nhiều dự án mới triển khai tạo ra sức nóng cho giao dịch quý vừa qua", ông Quốc Anh cho biết.
Tuy nhiên động thái kiểm soát huy động vốn vào bất động sản, hạn mức cho vay và các điều kiện với doanh nghiệp bất động sản khi phát hành trái phiếu, siết chặt thu thuế và thực hiện giao dịch bất động sản, siết phân lô, tách thửa, cấp quyền sử dụng đất... đã tác động lớn đến hoạt động của thị trường.
Ảnh hưởng rõ nhất là nguồn cung bất động sản triển khai 6 tháng đầu năm khá thấp. Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, quý 1/2022 số căn nhà ở thương mại hoàn thành chỉ khoảng 5.217 căn, giảm 46%, giao dịch căn hộ giảm 20% so với cùng kỳ 2021.
Bên cạnh căn hộ, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và đất nền cũng chịu ảnh hưởng lớn khi xu hướng phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng còn nhiều rào cản, hoạt động mua bán đất nền hạ nhiệt ngay sau khi ngân hàng kiểm soát tín dụng và chính quyền nhiều địa phương siết phân lô, bán nền.
Riêng về tình hình hoạt động cụ thể của thị trường bất động sản phía Nam quý 2 vừa qua, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com khu vực phía Nam cho biết, thị trường lớn nhất khu vực là TP.HCM đang ghi nhận những diễn biến trái ngược về nhu cầu mua và giá bán. Trong khi nhu cầu tìm mua bất động sản có dấu hiệu giảm mạnh, giá bán các loại hình bất động sản tại TP.HCM vẫn tăng rõ rệt
Cụ thể, trong quý 2/2022, TP.HCM chào đón gần 14.000 căn hộ mở bán, trong đó hơn 80% nguồn cung đến từ một dự án lớn tại TP. Thủ Đức. Tuy nhiên nhu cầu tìm kiếm bất động sản để ở tại TP.HCM quý vừa qua có xu hướng đi xuống với mức giảm 5% so với cùng kỳ. Trong đó mức độ quan tâm căn hộ chung cư giảm 3%, nhà phố giảm 9% và đất nền/nhà liền thổ giảm 16%.
Bất chấp đà giảm từ nhu cầu tìm kiếm, giá rao bán của cả ba loại hình trên vẫn tăng mạnh trong quý vừa qua. Giá rao bán căn hộ tiếp tục tăng từ 4-7% so với cùng kỳ, tăng mạnh nhất ở loại hình căn hộ cao cấp giá trên 55 triệu đồng/m2. Nhà riêng và nhà phố có giá bán tăng 3-8% so với quý trước, cá biệt khu vực quận 2 cũ giá nhà riêng tăng gần 17%. Đất nền tại các quận huyện Củ Chi, quận 7, quận 12 giá bán tăng từ 6-18%, riêng huyện Nhà Bè và quận 9 cũ dù nhu cầu tìm kiếm giảm mạnh từ 29-30% nhưng giá bán vẫn tăng 4-11% so với cùng kỳ 2021.
Lý giải về nguyên nhân khiến giá bất động sản TP.HCM vẫn duy trì xu hướng tăng trong quý vừa qua, ông Đinh Minh Tuấn cho biết, yếu tố khiến giá bất động sản TP.HCM vẫn tăng mạnh đến từ sự chênh lệch cung - cầu. Nhu cầu tìm kiếm bất động sản trong quý 2 có xu hướng giảm so với cùng kỳ, nhưng so sánh với thời điểm 2019 thì vẫn tăng cao hơn.
Nếu xét trên phương diện nguồn cung, rào cản pháp lý và cấp phép xây dựng khiến lượng dự án chung cư triển khai trong 6 tháng đầu năm rất thấp dẫn đến nguồn cầu thực tế không đáp ứng tương xứng với nhu cầu mua của thị trường. Cầu nhiều cung thiếu đã tác động mạnh đến giá bất động sản TP.HCM thời gian qua.
Bên cạnh đó, chi phí phát triển dự án leo thang do giá nguyên vật liệu xây dựng đội lên cùng với chi phí phát triển kéo dài khiến nhiều chủ đầu tư buộc phải tính toán lại mức giá mở bán. Điều này vô hình khiến thị trường thời gian qua thiếu hụt các sản phẩm giá rẻ, bình dân và chủ yếu là nhà ở cao cấp. Tuy nhiên, quý vừa qua, hầu hết các dự án có nguồn hàng chào bán đều ghi nhận tỷ lệ tiêu thụ đạt 80-100% nguồn cung cho thấy nhu cầu của thị trường rất lớn.
Liên quan đến phân khúc đất nền, ông Đinh Minh Tuấn cho hay, đây là dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu đầu tư nên việc siết tín dụng vào bất động sản và ngưng phân lô, bán nền tại nhiều địa phương đã đánh mạnh vào đối tượng đầu cơ, đầu tư khiến giao dịch đất nền, đất nông nghiệp giảm mạnh.
Dự báo về thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm, ông Tuấn nhận định, thị trường bất động sản để ở sẽ còn đối mặt nhiều thách thức khi nguồn cung chưa mấy cải thiện và giá bất động sản sẽ vẫn trong xu hướng tăng cao. Tuy nhiên với thị trường cho thuê, tín hiệu tích cực đang quay trở lại với những điểm sáng rõ rệt từ loại hình nhà phố và căn hộ cho thuê.
'Cú sốc' Tân Hoàng Minh lắng xuống, doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trở lại Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho biết hơn một tháng sau cú sốc Tân Hoàng Minh bị hủy 9 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ngàn tỉ, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành trái phiếu trở lại trong tháng 5 và tháng 6. Sau cú sốc Tân Hoàng Minh bị hủy 9 đợt phát hành, nhiều...