Nhiều DN thép báo lỗ
Mối lo ngại của các chuyên gia và doanh nghiệp thép về “bóng mây ảm đạm” bao phủ hoạt động kinh doanh của ngành này ngay từ đầu năm 2019 đã trở thành hiện thực. Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2019 cho thấy, kể cả doanh nghiệp thép lớn cũng báo lợi nhuận sụt giảm mạnh, thậm chí lỗ.
Công ty CP Thép Nam Kim lỗ ròng gần 102 tỷ đồng trong quý I/2019. Ảnh: Nam Kim
Doanh nghiệp lớn cũng báo lỗ
Một doanh nghiệp thép có thị phần lớn ở miền Nam như Công ty CP Thép Pomina bất ngờ báo lỗ tới 83,66 tỷ đồng trong quý I/2019. Trong khi cùng kỳ năm ngoái doanh nghiệp này báo lãi hơn 209 tỷ đồng. Đây là quý lỗ đầu tiên của Pomina từ quý I/2015 trở lại đây.
Chi phí giá vốn tăng cao là nguyên nhân chính khiến Pomina báo lỗ dù doanh thu vẫn ghi nhận tăng trưởng. Cụ thể, trong khi doanh thu thuần đạt 3.121,4 tỷ đồng, tăng 2,7%, thì giá vốn lại tăng tới 13% (từ 2.738 tỷ đồng lên 3.103 tỷ đồng) khiến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 18,2 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với con số 301 tỷ đồng ghi nhận trong quý I năm ngoái.
Cũng chung tình cảnh với Pomina còn có cái tên “đình đám” là Công ty CP Thép Nam Kim khi báo lỗ quý I/2019 lên tới gần 102 tỷ đồng. Thậm chí, Nam Kim còn bán hàng dưới giá vốn.
Cụ thể, doanh thu thuần quý I/2019 của Thép Nam Kim đạt 2.943 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu là do giảm sút doanh thu xuất khẩu (giảm 35%). Doanh thu sụt giảm và giá vốn hàng bán lên tới 2.945 tỷ đồng khiến Thép Nam Kim chịu lỗ gộp 1,2 tỷ đồng, trong khi doanh nghiệp này lãi gộp tới 295,6 tỷ đồng quý I/2018.
Hiện Nam Kim đã có công văn xin gia hạn tổ chức Đại hội đồng cổ đông 2019 đến ngày 29/6/2019 với lý do cần thời gian phân tích, thảo luận, tổng hợp lại kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ và chính xác.
Ngay cả doanh nghiệp thép đầu ngành như Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát cũng báo lợi nhuận ròng sụt giảm tới 19% so với quý I/2018, từ 2.222 tỷ đồng xuống còn 1.810 tỷ đồng, trong khi doanh thu bán hàng vẫn tăng trưởng 15%, từ 13.000 tỷ đồng lên 14.963 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp lớn khác trong ngành là Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen cũng ghi nhận lợi nhuận quý I/2019 giảm 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 86,6 tỷ đồng xuống còn 53,2 tỷ đồng.
Rủi ro từ chi phí đầu vào
Video đang HOT
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong quý I vừa qua, sản xuất các sản phẩm thép đạt 6,071 triệu tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2018; lượng tiêu thụ các sản phẩm thép đạt 5,720 triệu tấn, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu thép đạt xấp xỉ 1,3 triệu tấn, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2019 cũng cho thấy doanh thu của nhiều doanh nghiệp ngành thép tăng trưởng, nhưng lợi nhuận lại sụt giảm mạnh, thậm chí có doanh nghiệp còn báo lỗ. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ chi phí đầu vào gia tăng.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát chia sẻ, có nhiều nguyên nhân khiến lợi nhuận của Hòa Phát năm nay chỉ dừng ở mức 6.700 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là giá quặng sắt tăng cao sau thảm họa vỡ đập hồ chứa chất thải khoáng sản tại Brazil. Vụ vỡ đập này đã khiến Tập đoàn Khai thác mỏ Vale bị tước giấy phép, khiến nguồn cung quặng sắt bị ảnh hưởng và giá tăng vọt.
Cụ thể, năm 2018, giá quặng sắt dao động quanh mức 65 USD/tấn, thì sang năm 2019 đã tăng vọt lên khoảng 85 USD/tấn, thậm chí có thời điểm lên tới 90 USD/tấn, tương ứng với mức tăng khoảng 30 – 35%.
Ngoài diễn biến phức tạp của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, một thử thách khác cho ngành thép trong thời gian tới chính là giá điện bình quân tăng 8,36% kể từ ngày 20/3. Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp đều đang rất lo ngại và tính toán nhiều cách để giảm mức tăng giá thành và giá bán sản phẩm, song việc thực hiện là không dễ dàng.
Hoàng Việt
Theo baodauthau.vn
Ông Lê Phước Vũ tái cấu trúc "tay trái, tay phải", lợi nhuận HSG vẫn giật lùi
Tính đến cuối năm tháng 3.2019, tổng tài sản của Tập đoàn Hoa Sen do ông Lê Phước Vũ làm chủ tịch đã bốc hơi gần 3.000 tỷ đồng, nợ phải trả gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, lãi ròng cũng giảm 39% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 53 tỷ đồng
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của ông Lê Phước Vũ vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quí II niên độ tài chính 2018-2019 (tương ứng với quí I năm Dương lịch 2019, từ 1.1 đến 31.3) ghi nhấn sự sụt giảm nhiều chỉ tiêu tài chính.
Lợi nhuận sụt giảm
Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ của HSGgiảm 9,8% từ mức 7.663 tỷ về 6.911 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp HSG đạt 782,4 tỷ đồng, giảm 24,7% so với cùng kỳ.
Cùng với sự sụt giảm về nguồn thu, chi phí của Hoa Sen cũng sụt giảm đáng kể trong kỳ này.
Cụ thể, chi phí hoạt động tài chính giảm 19,4% còn 204 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1 nửa, chỉ còn 124 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí bán hàng của HSG giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Mặc dù chi phí giảm song sự giảm nhanh của doanh thu khiến cho Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ chỉ mang về 30 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, giảm tới 73% từ con số 115 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra công ty cũng ghi nhận lợi nhuận khác 24,3 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ năm trước chỉ chưa đầy 500 triệu đồng) chủ yếu do nhận về 18,1 tỷ đồng từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
Kết quả, lợi nhận trước thuế của Hoa Sen (HSG) kỳ này vỏn vẹn 54 tỷ đồng, giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ 1.10.2018 đến 31.3.2019, doanh thu thuần HSG đạt 14.457 tỷ đồng, giảm 7,04%; lãi sau thuế giảm 73,5% về 114 tỷ đồng. So với chỉ tiêu đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, HSG mới chỉ hoàn thành 45,9% chỉ tiêu doanh thu và 22,8% mục tiêu lãi sau thuế.
Điểm tích cực trong báo cáo tài chính của Hoa Sen là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của tập đoàn này đã ghi nhận dương 3.597 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận âm 2.610 tỷ đồng. Dòng tiền kinh doanh của Hoa Sen dương do trong kỳ Hoa Sen đã giảm các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Tổng tài sản gảm 3.000 tỷ, nợ phải trả gấp 3 lần vốn chủ sở hữu
Tính đến ngày 31.3.2019, tổng tài sản HSG đạt 18.364 tỷ đồng, giảm gần 3.000 tỷ đồng so với số đầu kỳ, tương đương với mức giảm 13,6% so với tổng tài sản ngày đầu niên độ 1.10.2018. Trong đó tài sản ngắn hạn chiếm gần 44%.
Đến cuối tháng 3, nợ phải trả của HSG đạt 13.139 tỷ đồng, giảm hơn 18% so với thời điểm đầu báo cáo tài chính, nhưng vẫn gấp 3 lần so với vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ ngắn hạn 9.877 tỷ đồng (giảm 21,8%) và chiếm 75% tổng nợ.
Đáng chú ý, riêng khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm 3.227 tỷ đồng. Trong các khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, CN KCN Bình Dương là "chủ nợ" lớn nhất của Hoa Sen với số nợ là 2.204 tỷ đồng. Ngoài ra, HSG cũng vay gần 108 tỷ đồng từ một chi nhánh khác của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là CN Bà Rịa Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, HSG cũng đang vay ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, CN Nam Bình Dương và CN TP.HCM lần lượt 1.650 tỷ và 278,4 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ ba là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (CN Sở Giao dịch 2) 1.009,1 tỷ đồng.
Ở vay và nợ thuê tài chính dài hạn, Ngân hàng TMCP Công Thương VN, CN KCN Bình Dương cũng là chủ nợ lớn nhất với 2.369 tỷ đồng.
Giao dịch hơn 1.600 tỷ với công ty 'tay trái" của Chủ tịch Lê Phước Vũ
Trong quý vừa qua, Tập đoàn Hoa Sen của chủ tịch Lê Phước Vũ có giao dịch trị giá hơn 1.600 tỷ đồng với Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen, giảm so với con số 2.000 tỷ của cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nếu so với tổng doanh thu thuần của HSG trong kỳ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với Đầu tư Hoa Sen đã chiếm trên 18% trong tổng doanh thu thuần của Tập đoàn Hoa Sen trong kỳ (6.911 tỷ đồng).
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen. (Ảnh: Internet)
Hiện tại, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen cũng đồng thời là chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen. Hai doanh nghiệp đều do ông Vũ giữ vị trí Chủ tịch HĐQT có quan hệ kinh doanh khá mật thiết.
Được biết, trong tháng 3 vừa qua, Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã thông qua việc nhận chuyển nhượng thêm một số chi nhánh thuộc Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen (Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen) theo chủ trương tái cấu trúc hệ thống phân phối đã được HĐQT thông qua ngày 25.10.2018.
Cụ thể, HĐQT đồng ý việc nhận chuyển nhượng thêm khoảng 60 chi nhánh trực thuộc Đầu tư Hoa Sen tại các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, nâng tổng số chi nhánh nhận chuyển nhượng từ Đầu tư Hoa Sen lên khoảng 161 chi nhánh, đã bao gồm 101 Chi nhánh tiếp nhận trong năm 2018. Ngoài ra, Tập đoàn Hoa Sen sẽ cân nhắc tiếp tục nhận chuyển nhượng thêm các chi nhánh thuộc Đầu tư Hoa Sen để phát triển hệ thống phân phối lên 500-600 chi nhánh, tại từng thời điểm thích hợp.
Tập đoàn Hoa Sen chấm dứt hoạt động nhiều chi nhánh trực thuộc
Ngược lại, về phía HSG, Tập đoàn này trong thời gian qua đã tích cực thực hiện quá trình tái cấu trúc hệ thống phân phối thông qua việc chấm dứt hoạt động trên 200 chi nhánh để chuyển sang mô hình điểm bán hàng trực thuộc chi nhánh tỉnh. Theo dự kiến, HSG của ông Lê Phước Vũ sẽ chấm dứt hình thức pháp lí đối với khoảng 500 chi nhánh thuộc mô hình cũ trên toàn quốc để chuyển sang vận hành theo mô hình mới với hơn 56 chi nhánh tỉnh và hơn 500 cửa hàng trực thuộc.
Theo danviet.vn
Tổng tài sản của Tập đoàn Hoa Sen 'bốc hơi' gần 2.900 tỉ ngay trong quý I/2019 Tổng tài sản của Tập đoàn Hoa Sen sụt giảm gần 2.900 tỉ đồng, doanh thu và lợi nhuận ròng quí vừa qua cũng giảm 39% xuống còn 53,2 tỉ đồng, chủ yếu do giảm hàng tồn kho và khoản phải thu. Lợi nhuận sụt giảm, kì vọng sớm hồi phục Theo báo cáo tài chính hợp nhất quí II niên độ tài...