Nhiều điểm đến tại Trung Quốc đã ‘thay da đổi thịt’, hãy ‘xách balo lên và đi’
Sau đại dịch Covid-19, nhiều điểm tham quan tại Trung Quốc đã mở cửa trở lại hoặc trải qua những thay đổi ấn tượng.
Giờ là thời điểm thích hợp để “xách balo lên và đi” thăm Trung Quốc.
Kênh Đại Vận Hà là điểm đến “có một không hai” cho khách du lịch trong và ngoài nước. (Nguồn: CNN)
1. Kênh Đại Vận Hà
Dài 1.782 km – gấp khoảng 9 lần chiều dài của Kênh đào Suez – Đại Vận Hà là kênh đào lớn nhất và dài nhất thế giới. Nơi đây cũng được biết đến là con sông nhân tạo dài nhất thế giới và từng là một huyết mạch giao thông quan trọng ở Trung Quốc cổ đại.
Kênh Đại Vận Hà có đoạn trung tâm nằm ở thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
Được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2014, kênh Đại Vân Hà chạy từ Bắc Kinh đến Hàng Châu và kết nối với nhiều tuyến đường thủy, bao gồm cả sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.
Con kênh này được xây dựng theo từng phần, từ hơn 2.500 năm trước.
Trong thế kỷ trước, một số phần của kênh Đại Vận Hà đã cạn kiệt hoặc bị ô nhiễm. Tuy nhiên, vào năm 2022, con kênh này được làm sạch và kết nối lại.
Thương Châu đã nâng cấp các dự án hỗ trợ dọc theo con kênh này. Thành phố đã cho xây mới 12 cầu tàu du lịch, 6 cầu đi bộ cảnh quan và cải tạo 8 cầu chính hiện có. Sau khi được làm mới, Đại Vận Hà là điểm đến “có một không hai” cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Công viên triển lãm vườn Giang Tô. (Nguồn: CNN)
2. Công viên triển lãm vườn Giang Tô
Tỉnh Giang Tô, phía Đông của Trung Quốc, nổi tiếng với những khu vườn được thiết kế tinh xảo. Năm 2021, Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô, đã biến một mỏ đá bỏ hoang thành một công viên xinh đẹp, với tên gọi là Công viên triển lãm vườn Giang Tô.
Nơi đây rộng 3,45 km, với những khu vườn kiểu Giang Tô cổ điển, bao gồm vườn thực vật dưới nước, nhà hát và phố mua sắm dành cho người đi bộ.
Trong số những điểm nổi bật có vườn Tô Châu. Tất cả các cấu trúc bên trong vườn Tô Châu đều được làm bằng gỗ đặc.
Thiên nhiên hùng vĩ của Trương Gia Giới là điểm nhấn thu hút du khách quốc tế. (Nguồn: Time of India)
3. Trương Gia Giới
Trương Gia Giới, một quận thuộc tỉnh Hồ Nam, là một trong những điểm đến đẹp nhất ở Trung Quốc.
Trương Gia Giới nổi tiếng bởi tài nguyên du lịch độc đáo. Nơi đây có Công viên rừng Quốc gia Trương Gia Giới, thung lũng Sách Khê, khu bảo tồn thiên nhiên Thiên Tử Sơn, khu Vũ Lăng Nguyên… Trương Gia Giới còn có tên gọi Thanh Nham Sơn, là Công viên rừng cấp Quốc gia đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1982.
Đầu năm 2010, một ngọn núi mang tên Cột trụ trời Nam tại Trương Gia Giới được đổi tên thành Avatar Hallelujah, dựa theo bộ phim Avatar lúc đó đang “làm mưa làm gió”. Điểm đến này vì thế mà đã thu hút sự chú ý của cả thế giới.
Cửu Trại Câu được ví như một thiên đường nơi hạ giới. (Nguồn: iStock)
4. Cửu Trại Câu
Cửu Trại Câu hay còn gọi là “thung lũng chín làng” nằm ở phía Bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Không có gì ngạc nhiên khi Cửu Trại Câu cũng là cái tên trong danh sách những nơi đẹp nhất Trung Quốc.
Nơi đây có hơn một trăm hồ ao lớn nhỏ, mặt hồ trong xanh, phẳng lặng, dọc một khe núi dài hơn 5 km. Sự quyến rũ của Cửu Trại Câu là những hồ nước đầy màu sắc, thác nước nhiều tầng và những ngọn núi phủ tuyết. Chưa kể, nơi đây cực kỳ yên bình.
Cửu Trại Câu có rất nhiều điểm tham quan đáng để du khách tìm hiểu và khám phá. Du khách có thể trải nghiệm cảnh quan hoang sơ của những cánh rừng nguyên sinh, hay ngắm mình dưới các hồ nước xanh ngắt như hồ Gương, hồ Ngũ Sắc, hồ Trường Hải,…
Năm 1992, UNESCO đã công nhận Khu danh thắng Cửu Trại Câu là Di sản thiên nhiên thế giới.
Tây Tạng được mệnh danh là “nóc nhà của thế giới”. (Nguồn: Twitter)
5. Tây Tạng
Với biệt danh “nóc nhà của thế giới”, du khách có thể trải nghiệm những cảnh đẹp hút tầm mắt khi đến Tây Tạng. Nằm trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, Tây Tạng trải dài 1,2 triệu km2, chiếm 1/8 tổng diện tích của Trung Quốc.
Với độ cao trung bình 4.500 m so với mực nước biển, vùng núi Himalaya, Tây Tạng là cao nguyên cao nhất hành tinh. Khi du lịch ở đây, du khách có thể cần sử dụng bình oxy. Tuy nhiên, người Tây Tạng có gen khác biệt, giúp thích nghi với địa hình khắc nghiệt. Đó là lý do họ có hệ tuần hoàn và tim mạch khỏe mạnh, để có thể sinh sống ở độ cao như vậy.
Không chỉ sở hữu núi cao, địa hình vùng đất này còn đa dạng với thung lũng sâu, sông băng và sa mạc.
Ngoài ra, Tây Tạng có nhiều chùa và tự viện, hầu hết đều được xây dựng trên núi. Người dân tin rằng, ngọn núi là nơi ở của những vị thần, nơi linh thiêng để thờ cúng. Trong đó phải kể đến Potala, cung điện Phật giáo nổi tiếng.
Ngắm cảnh miền Đông Trung Quốc tại kênh đào Grand Canal
Kênh đào Grand Canal là một con đường nhân tạo chạy dọc từ Bắc xuống Nam ở miền Đông - Trung Hoa.
Và nó cũng được coi là kênh đào dài nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại. Nó sở hữu một chiều dài lý tưởng, hơn 1.100 dặm với điểm đầu nằm ở Bắc Kinh còn khúc cuối đặt tại Hàng Châu. Bên cạnh đó, cắt ngang dòng chảy là hai hợp lưu lớn với sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.
Người ta cho xây dựng kênh đào này nhằm mục đích là để phục vụ cho công việc vận chuyển ngũ cốc từ đất nông nghiệp trù phú ở miền Nam đến thủ đô Bắc Kinh. Điều này có một sự ảnh hưởng không hề nhỏ trong việc phát triển đất nước giữa các triều đại.
Mục đích sơ khai nhất suy cho cùng cũng là để vận chuyển lương thực, một mặt còn đẩy mạnh các hoạt động thương mại diễn ra nhanh hơn. Thế nên kênh đào đầu tiên được xuất hiện vào khoảng những năm 480 trước Công Nguyên, nó chỉ được kéo dài từ sông Dương Tử cho tới sông Hoài và được gọi là Han Gou. Sau đó họ lại phát triển thêm một kênh mới Hong Gou chạy từ sông Hoàng Hà đến sông Bian. Vào thời nhà Tùy, kênh đào bắt đầu được xây dựng, dựa trên nền tảng cơ sở từ hai đoạn kênh Han Gou và Hong Gou, chúng được kéo dài với một đầu chạm tới Bắc Kinh còn một đầu xuống tận Hàng Châu.
Xây dựng hệ thống công trình này là một dự án lớn, phải mất hơn 6 năm làm việc cật lực, ước tính số lượng nhân công tham gia rơi vào tầm hàng triệu người. Trong đó hầu hết là những thường dân vô tội, theo sử sách ghi chép lại để hoàn thành con kênh này, thì cũng phải đánh đổi rất nhiều mạng sống từ những người tham gia xây dựng. Điều này còn cho chúng ta biết được một sự thật rằng vị hoàng đế của nhà Tùy này là một bạo chúa.
Đến năm 609 sau Công Nguyên, thì con kênh cuối cùng cũng đã được hoàn tất, cả nước Trung Hoa có một hệ thống đường thủy mới góp phần trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế và thương mại nước nhà. Cho tới những năm 1400 dưới triều đại nhà Minh, thì con kênh đã được tu bổ thêm. Họ đã xây dựng cho con kênh sâu hơn, móng chắc hơn, và thiết lập thêm những đoạn kênh đào mới, xen kẽ với nó là những vùng hồ chứa nước để điều tiết lưu lượng dòng chảy trên kênh.
Từ khi kênh đào Grand Canal được hoàn thành, nó giúp giảm bớt quãng đường vận chuyển lương thực giữa các tỉnh thành trên cả nước. Mở rộng phát triển hệ thống buôn bán đường thủy, giúp các khu vực giao thương nhanh hơn, tấp nập và náo nhiệt hơn. Hiện nay nó được coi là một quãng đường ngắn nhất và nhiều địa danh nhất của nền du lịch đường thủy Trung Quốc.
Khu vực cổ nhất của kênh đào là được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Phát minh điều tiết mực nước trong kênh đào được xuất hiện tại thời nhà Tống vào những năm 984 sau Công Nguyên. Không chỉ có hoàng đế nhà Tùy, mà các bậc đế vương sau này cũng đi dọc theo kênh đào, để vừa ngắm cảnh cũng vừa điều chỉnh hợp lý với những gì mà họ cho là chưa thỏa đáng. Số lượng nhân công tu bổ, sửa chữa và nâng cấp kênh đào trong thời Minh lên tới hơn 45.000 người. Nó không chỉ đem lại những nhu cầu ở trên mà nó còn là một tuyến đường chuyển phát nhanh những thông điệp quan trọng về cho triều đình. Kênh đào cũng là một nguồn thu thuế lớn của nhà nước.
Quảng bá điểm đến Cửu Trại Câu, Trung Quốc tại Nha Trang Ngày 26/1/2023 tại Nha Trang, Liên minh Group Tour Cửu Trại Câu cùng phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến và quảng bá điểm đến Cửu Trại Câu, Trung Quốc. Mùa đông ở Cửu Trại Câu. Buổi có sự tham của ông Phan Đình Phùng, Phó Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa và ông Lưu Thành Nhân, Phó Chủ tịch UBND...