Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bùng phát
Tại Việt Nam, nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ quay trở lại. Đặc biệt, số ca mắc sởi tăng 111 lần so với năm ngoái, đã có 5 trường hợp t.ử von.g.
Tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế tổ chức sáng 28/11, ông Nguyễn Lương Tâm – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi trên toàn cầu.
Năm 2023, số người mắc sởi tăng cao trên toàn thế giới với 10,3 triệu ca, tăng 20% so với năm 2022, trong đó có hơn 107.000 ca t.ử von.g, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổ.i. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.
Riêng Việt Nam, từ đầu năm đến nay ghi nhận hơn 20.469 trường hợp nghi sởi, trong đó 4.918 trường hợp dương tính và 5 trường hợp t.ử von.g tại TPHCM, Bến Tre, Bình Dương. Tính tới cùng kỳ năm 2023, số ca sởi dương tính là 44 ca. Theo ông Tâm, nguyên nhân gia tăng dịch sởi do chu kỳ dịch, đồng thời do tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Về tình hình các dịch bệnh khác, báo cáo của Bộ Y tế cũng cho hay từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 125.941 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 20 ca t.ử von.g. Do đó, để phòng, chống sốt xuất huyết, người dân cần chú ý diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
Trong đó, thực hiện vệ sinh nơi ở, xử lý, loại bỏ, lật úp các dụng cụ có thể chứa nước để muỗi đẻ trứng như lọ hoa, chai lọ, bể cá, khu vực rác thải…; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Chủ động diệt bọ gậy, loăng quăng là cách hiệu quả nhất để loại bỏ muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết. Người dân cần phòng ngừa muỗi đốt bằng cách ngủ màn, dùng các sản phẩm khăn lau xua muỗi có hương sả tự nhiên, an toàn khi sinh hoạt ngoài trời, đặc biệt vào buổi tối. Đối với tr.ẻ e.m nên mặc quần áo sáng màu, dùng tã quần xua muỗi.
Tiêm vắc xin sởi tại TPHCM. Ảnh: HCDC.
Ngoài ra, nước ta còn ghi nhận tổng cộng 72.453 ca mắc bệnh tay chân miệng; 264.830 ca cúm mùa. Các bệnh mới nổi, lây từ động vật sang người cũng đang trong tình trạng đáng báo động. Cụ thể, cả nước có 74 trường hợp mắc đậu mùa khỉ, chủ yếu tập trung ở TPHCM và các tỉnh miền Nam. Bệnh dại gây ra 79 trường hợp t.ử von.g tại 32 tỉnh, thành phố, trong đó Bình Thuận có 9 ca, Đắk Lắk (7), Nghệ An (6), Gia Lai (6).
Video đang HOT
Hà Nội lo ngại dịch sởi có xu hướng gia tăng trong 3 tháng cuối năm
Từ đầu năm năm 2024 đến nay, toàn thành phố đã ghi nhận tổng số 35 trường hợp mắc sởi; trong cùng kỳ năm ngoái, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc sởi nào.
Ngày 28/10, thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18-25/10), toàn thành phố ghi nhận thêm 7 trường hợp mắc sởi, không có ca t.ử von.g.
Trong số các ca mắc mới, có 6 trường hợp chưa được tiêm chủng và 1 trường hợp không rõ tiề.n sử tiêm chủng. Như vậy, số ca mắc trong tuần qua tăng nhẹ so với tuần trước (tuần trước là 6 ca).
Từ đầu năm năm 2024 đến nay, toàn thành phố đã ghi nhận tổng số 35 trường hợp mắc sởi; trong cùng kỳ năm ngoái, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc sởi nào.
Trong tuần qua, toàn thành phố ghi nhận thêm 7 trường hợp mắc sởi.
Lãnh đạo CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng thời gian gần đây. Các bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổ.i tiêm chủng vắc-xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Dự báo trong thời gian tới, Hà Nội có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc sởi, đặc biệt là vào 3 tháng cuối năm.
Để phòng chống dịch sởi, Hà Nội đang tích cực triển khai tiêm vắc-xin sởi cho trẻ trong Chiến dịch tiêm vắc-xin sởi.
Theo đó, các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát đối tượng và mời ra tiêm đối với những trẻ thuộc đối tượng tiêm trong chiến dịch tiêm chủng vắc-xin sởi-Rubella cho trẻ từ 1-5 tuổ.i.
Đặc biệt, ngành y tế tăng cường hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.
Tính đến hết ngày 17/10, Hà Nội đã có 29/30 đơn vị đã tổ chức tiêm chiến dịch sởi; trong đó có 470 trạm y tế tổ chức tiêm và 22 điểm tiêm tại trường học.
Cộng dồn đã tiêm được 23.296 đối tượng, trong đó có 22.777 đối tượng thuộc nhóm trẻ 1-5 tuổ.i; 519 người là nhân viên y tế có nguy cơ cao. Cụ thể, có 21.247 trẻ được tiêm tại trạm y tế, 1.530 trẻ được tiêm tại điểm tiêm trường học.
Để chiến dịch tiêm chủng diễn ra an toàn, đạt hiệu quả cao, CDC Hà Nội tiếp tục phối hợp với các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã trong việc triển khai chiến dịch cũng như đẩy mạnh công tác giám sát tiêm chủng tại các đơn vị.
Hà Nội đang tích cực triển khai tiêm vắc-xin sởi cho trẻ.
Lãnh đạo CDC Hà Nội cũng đề nghị Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổ chức điều tra, rà soát đối tượng trên địa bàn, đặc biệt là trẻ đi học tại các nhà trẻ, mầm non, mẫu giáo, đảm bảo không sót đối tượng.
Đối với các đơn vị đã tổ chức tiêm chủng chiến dịch, tiếp tục thống kê trẻ còn chưa tiêm chủng, thông báo đến các trẻ đã có danh sách tiêm nhưng chưa đến tiêm chủng để tiêm vét, thông báo cho nhà trường, chính quyền địa phương để mời trẻ đi tiêm chủng trong chiến dịch.
Đồng thời, có kế hoạch tiêm vét hợp lý tại các cụm trường học, cụm trạm y tế để hạn chế hao phí vắc-xin, gửi dự trù vắc-xin lên CDC Hà Nội nếu có nhu cầu bổ sung.
Tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bệnh sởi về chiến dịch để người dân tham gia, hưởng ứng chiến dịch.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở tr.ẻ e.m dưới 5 tuổ.i hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc tiêm phòng chưa đủ liều.
Bệnh sởi chưa có thuố.c điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắ.n của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học... có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Dịch sởi thường xảy ra với chu kỳ từ 3-5 năm.
Tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Chỉ có thể cắt được sự lây truyền bệnh khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt>95%.
Vì vậy, để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổ.i chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc-xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.
Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông tr.ẻ e.m cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Hà Nội tăng tốc tiêm vắc-xin sởi Tính từ ngày 14/10 đến nay, đã có gần 23.000 trẻ từ 1-5 tuổ.i trên địa bàn TP.Hà Nội được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi. Dịch sởi đang tăng Thời gian gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng. Riêng trong tuần qua (từ ngày 11/10 đến 18/10), thành phố có thêm 6 ca mắc, trong...