Nhiều địa phương triển khai công tác bầu cử ĐBQH Quốc hội khóa XV
Đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam nhiều địa phương đã tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất để thống nhất cơ cấu, giới thiệu số lượng đại biểu ứng cử để bầu làm ĐBQH khóa XV.
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội. Ảnh: Hà Nội mới.
Ngày 4/2, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất về việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong nhiệm kỳ này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng ĐBQH ở Trung ương là 207 đại biểu; số lượng ĐBQH ở địa phương 293 đại biểu. Theo quy định, Hội nghị hiệp thương sẽ được tiến hành 3 lần, kết thúc trước ngày 18/4.
Sau Hội nghị nói trên, Ủy ban MTTQ Việt Nam các địa phương đã bắt tay chuẩn bị cho nhiệm vụ quan trọng này bằng việc tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất (Hội nghị).
Tại Hà Nội, dự kiến, TP. Hà Nội được phân bổ 29 đại biểu, trong đó, đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở Trung ương giới thiệu là 14. Trên cơ sở đó, Hội nghị đã thảo luận, thống nhất thông qua số lượng đại biểu ứng cử là 45 người, trong đó 35% là đại biểu nữ.
Tại Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất (ngày 5/2), trên cơ sở số lượng ĐBQH khóa XV được phân bổ là 7 đại biểu, tỉnh Hưng Yên thống nhất giới thiệu 13 người trong danh sách ứng cử để bầu làm ĐBQH.
Tại Phú Thọ , số lượng ĐBQH khóa XV được phân bổ 7 đại biểu, trong đó có 4 người cư trú và làm việc tại địa phương, 3 người do Trung ương giới thiệu.
Tại Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất (ngày 5/2), các đại biểu thống nhất giới thiệu 15 người để bầu làm ĐBQH khóa XV.
Tại Hà Giang , trên cơ sở số lượng được phân bổ (6 đại biểu, trong đó 4 đại biểu làm việc và cư trú tại địa phương, 2 đại biểu do T.Ư giới thiệu), Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất thông qua cơ cấu 4 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương.
Video đang HOT
Theo đó, cơ cấu gồm: 1 lãnh đạo chủ chốt tỉnh; 1 đại biểu chuyên trách; 1 đại biểu quân đội; 1 đại biểu do tỉnh hiệp thương, giới thiệu. Về cơ cấu kết hợp do tỉnh giới thiệu ứng cử là người dân tộc thiểu số 9 người; phụ nữ giới thiệu ứng cử 4 người, đại biểu trẻ tuổi 1 người, đại biểu tái cử 2 người.
Tại Quốc hội khóa XV, tỉnh Trà Vinh được phân bổ 6 đại biểu, trong đó số đại biểu được Trung ương giới thiệu là 2, số đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương là 4.
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của tỉnh thông qua cơ cấu định hướng, gồm: 1 đại biểu là lãnh đạo chủ chốt của tỉnh; 1 đại biểu chuyên trách, 1 đại biểu của Hội Liên hiệp Phụ nữ; 1 đại biểu do địa phương hiệp thương giới thiệu theo đặc thù của đơn vị…
Trên cơ sở đó, Hội nghị thông qua số lượng người ứng cử ĐBQH do địa phương giới thiệu là 11 (trong đó, có 3 người là người dân tộc Khmer; 5 đại diện phụ nữ; 1 đại diện trẻ dưới 40 tuổi và 2 đại biểu tái cử.
Tại Sơn La , theo dự kiến, số lượng ĐBQH khoá XV của tỉnh là 7 người, trong đó, có 3 đại biểu ở các cơ quan Trung ương và 4 đại biểu ở địa phương.
Với 4 đại biểu địa phương, cơ cấu định hướng để giới thiệu ứng cử, gồm: Lãnh đạo chủ chốt của tỉnh (1 đại biểu), 1 đại biểu chuyên trách; 1 đại biểu của MTTQ hoặc khối cơ quan.
Cơ cấu kết hợp do địa phương giới thiệu ứng cử để bầu ĐBQH là 10 người. Dân tộc Kinh giới thiệu ứng cử 2 người; dân tộc thiểu số giới thiệu ứng cử 8 người; phụ nữ giới thiệu ứng cử 4 người; đại biểu ngoài Đảng giới thiệu ứng cử 1 người.
Tại Lai Châu , số ĐBQH khóa XV được phân bổ 6 đại biểu, trong đó 4 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương; 2 đại biểu do Trung ương giới thiệu.
Về cơ cấu 4 đại biểu địa phương, Hội nghị hiệp thương thống nhất có 1 đại biểu lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh; 1 đại biểu chuyên trách; 1 đại biểu quân đội và 1 đại biểu cơ quan Đảng và chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội.
Hội nghị dự kiến giới thiệu ứng cử 15 người để bầu làm ĐBQH. Trong đó người là dân tộc thiểu số giới thiệu ứng cử 8 người; phụ nữ giới thiệu ứng cử 4; đại biểu ngoài Đảng 1; đại biểu tái cử 2.
Theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Quảng Bình được bầu 6 ĐBQH khóa XV, trong đó, đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương được phân bổ là 4 đại biểu và 2 đại biểu do Trung ương giới thiệu.
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất thống nhất số đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương dự kiến được phân bổ theo cơ cấu định hướng là 3 (gồm 1 đại biểu lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, 1 đại biểu chuyên trách, 1 đại biểu công an) và 1 đại biểu do địa phương dự kiến giới thiệu, ưu tiên lĩnh vực Mặt trận và các tổ chức thành viên
Hội nghị cũng đã thống nhất số lượng phân bổ giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương là 8 đại biểu.
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Báo Quảng Bình
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp (ngày 5/2) đã thống nhất về cơ cấu người ứng cử ĐBQH khóa XV.
Theo đó, tỉnh Đồng Tháp được phân bổ bầu 8 đại biểu, trong đó có 4 đại biểu cư trú tại địa phương, 4 đại biểu do Trung ương giới thiệu.
Với 4 đại biểu cư trú tại địa phương, Hội nghị thống nhất cơ cấu, gồm: 1 đại biểu là lãnh đạo chủ chốt (Thường trực Tỉnh ủy), 1 đại biểu chuyên trách, 1 đại biểu thuộc MTTQ và 1 đại biểu theo cơ cấu hướng dẫn dự kiến giới thiệu ưu tiên thuộc lĩnh vực KH&CN.
Hà Nội: Ít nhất 10% ứng cử viên đại biểu HĐND là người ngoài Đảng
Hà Nội phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND là người ngoài Đảng không thấp hơn 10% tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND.
Ngày 5/2, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử ĐBQH khóa XV và HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Phó Chủ tịch không chuyên trách UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chủ tịch MTTQ thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử thành phố Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị.
Theo đó, dự kiến thành phố Hà Nội được phân bổ số lượng và cơ cấu ĐBQH là 29 đại biểu. Trong đó, đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở Trung ương giới thiệu 14 đại biểu; đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở địa phương giới thiệu 15 đại biểu.
Tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đã thống nhất giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa XV là 59 đại biểu.
Về cơ cấu, thành phần người giới thiệu ứng cử đảm bảo hợp lý, đại diện cho các tầng lớp nhân dân Thủ đô, có đại diện lãnh đạo chủ chốt của thành phố, đại biểu chuyên trách, đại biểu của tôn giáo, lực lượng vũ trang, tòa án nhân dân, các doanh nghiệp Nhà nước, các Viện nghiên cứu, trường Đại học, các ngành văn hóa, y tế, giáo dục, lao động, thương binh - xã hội, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu tái cử và đại biểu tự ứng cử.
Về số lượng đại biểu tham gia ứng cử HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 là 190 đại biểu. Tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, hội nghị đã thống nhất số lượng đại biểu được bầu là 95 đại biểu. Trong đó, đảm bảo ít nhất là 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND là nữ; phấn đấu đạt tỷ lệ từ 30% trở lên đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 tái cử nhiệm kỳ 2021 - 2026; phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử HĐND là đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) không thấp hơn 15% tổng số người được giới thiệu ứng cử; phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND là người ngoài Đảng không thấp hơn 10% tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND; giảm tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND công tác ở các cơ quan quản lý Nhà nước so với nhiệm kỳ 2016 - 2021; đảm bảo tỷ lệ hợp lý người trong danh sách chính thức những người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND là người dân tộc thiểu số, phù hợp với đặc điểm, cơ cấu của Thành phố.
Phát biểu tai hội nghị, bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch MTTQ thành phố Hà Nội cho biết, Ban Thường trực MTTQ thành phố Hà Nội đã ban hành 6 kế hoạch, 2 hướng dẫn về thực hiện nhiệm vụ bầu cử; công tác hiệp thương, giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp; công tác kiểm tra, giám sát bầu cử; công tác tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn liên quan đến bầu cử.
Đến thời điểm này, mọi công việc đang diễn ra đúng kế hoạch, đúng tiến độ. Tính đến hết ngày 5/2/2021 đã có 29/30 đơn vị cấp huyện tổ chức xong hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận cơ cấu, thành phần, số lượng người của địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
"Trong công tác bầu cử, một trong những nhiệm vụ quan trọng của MTTQ Việt Nam là tiến hành các bước hiệp thương để lựa chọn, giới thiệu được những người đủ tiêu chuẩn ra ứng cử ĐBQH khóa XV nhiệm kỳ 2021 -2026. Ban Thường trực UB MTTQ thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận cơ cấu, thành phần, số lượng người của địa phương được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026", bà Nguyễn Lan Hương chia sẻ.
Tai hội nghị, đại diện Thường trực HĐND thành phố Hà Nội cũng đã trình bày dự kiến phân bổ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đề án của Ủy ban bầu cử thành phố về số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV của thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, hội nghị tiến hành thảo luận để thống nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội bảo đảm số dư người ứng cử, tỉ lệ người ứng cử ĐBQH theo đúng quy định của Luật bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND.
Bà Nguyễn Lan Hương cho biết, ngay sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, UBMTTQ thành phố Hà Nội sẽ gửi biên bản hội nghị tới Hội đồng bầu cử Quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam và Ủy ban bầu cử thành phố đảm bảo đúng thời gian theo quy định.
Trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thường trực UB MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ gửi Thông báo tới các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử để các cơ quan được biết để thực hiện quy trình, thủ tục giới thiệu người ứng cử.
TP.Hồ Chí Minh: Tập huấn trực tuyến công tác bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM ngày 2/2 cho biết, vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn Thành phố. Hội nghị tập huấn thu hút 2.984 đại biểu của MTTQ cơ sở thông qua hình thức trực tuyến. Theo...