Nhiều địa phương thông báo không bắn pháo hoa đêm Giao thừa
Ngày 26/12, ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh sẽ không bắn pháo hoa vào đêm Giao thừa trước thềm năm mới. Cùng ngày, nhiều địa phương khác như Cần Thơ, Đồng Nai cũng thông báo hủy bỏ kế hoạch bắn pháo hoa dịp Tết.
Ông Khanh cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế không bắn pháo hoa, chấp hành chỉ đạo của Ban Bí thư để dồn sức lo cho dân nghèo, khó khăn và dân đang thiệt hại ở vùng bão lũ…
Trong các đợt lũ bão cũng như sự cố môi trường biển do Formosa gây ra năm 2016 vừa qua, Huế là địa phương chịu thiệt hại lớn cùng với các tỉnh miền Trung khác, đời sống nhiều người dân bị ảnh hưởng và còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy không bắn pháo hoa đêm Giao thừa nhưng tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn sẽ tổ chức các hoạt động văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân, mừng năm mới Đinh Dậu 2017 vào Giao thừa ở các địa phương trong tỉnh để nhân dân vui xuân.
Tỉnh Thừa Thiên Huế bắn pháo hoa mừng năm mới 2016 ở quảng trường Ngọ Môn, TP Huế
Vào Giao thừa các năm trước, tỉnh Thừa Thiên Huế thường bắn pháo hoa 2 điểm, gồm một ở TP Huế và một ở huyện/thị xã luân phiên để chào mừng năm mới.
Video đang HOT
Sáng 26/12, trao đổi với phóng viên Dân trí, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ – Võ Thành Thống cho biết, Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, thành phố này sẽ không tổ chức bắn pháo hoa.
Theo ông Thống, trước đó, thành phố Cần Thơ có kế hoạch bắn pháo hoa vào dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên sau khi có Chỉ thị số 11 của Ban Bí thư thì Thường trực Thành ủy tiến hành họp và thống nhất không bắn pháo hoa vào dịp Tết Nguyên đán.
“Số tiền 700 triệu đồng dự kiến để bắn pháo hoa trong dịp Tết sẽ dùng vào việc chăm lo Tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách tại địa phương”, ông Thống nói.
Cùng ngày, Chủ tịch UBND TP Biên Hòa (Đồng Nai), ông Phạm Anh Dũng cũng cho biết, thành phố sẽ ngưng việc bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2017 sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về việc tổ chức tết năm 2017, trong đó có yêu cầu các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp tết.
Theo ông Dũng, trước đó thành phố đã phối hợp với các đơn vị liên quan lên kế hoạch cho việc bắn pháo hoa tết năm nay tại chân cầu Hóa An. Tuy nhiên, sau khi có chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương, thành phố ngừng việc bắn pháo hoa nhằm dành kinh phí chăm lo cho người nghèo và gia đình chính sách.
Cũng theo ông Dũng, dù ngưng bắn pháo hoa nhưng không khí đón tết cũng không bị ảnh hưởng, bởi dịp tết năm nay TP Biên Hòa sẽ tổ chức nhiều hoạt động lễ hội, trò chơi dân gian mang đậm nét của tết cổ truyền dân tộc để phục vụ người dân và du khách du xuân đón tết.
Đặc biệt, năm nay lần đầu tiên Biên Hòa thực hiện đường hoa tại khu vực dọc Công viên Nguyễn Văn Trị (gần cầu Hóa An) với chủ đề “Biên Hòa – thành phố Hoa Xuân” theo hình thức xã hội hóa với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng.
Đại Dương – Phạm Tâm – Vĩnh Thủy
Theo Dantri
TPHCM xin bắn pháo hoa dịp Tết bằng nguồn xã hội hóa
Sau chỉ thị các địa phương không bắn pháo hoa dịp Tết để tiết kiệm, chăm lo cho người nghèo của Ban Bí thư, UBND TPHCM dự kiến sẽ xem xét việc xin phép được bắn pháo hoa bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Theo ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TPHCM, chủ trương cấm đốt pháo (kể cả pháo hoa) đã thành luật và được thực hiện từ hơn 20 năm qua.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân, TPHCM và 1 số địa phương khác đã xin và được Trung ương cho phép tổ chức bắn pháo hoa trong những dịp lễ lớn bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.
Từ trước đến nay, TPHCM đều bắn pháo hoa từ nguồn kinh phí xã hội hóa
Ngày 22/12, trao đổi với PV Dân trí về chỉ thị không bắn pháo hoa để tiết kiệm, ông Hoan cho biết từ trước đến nay TPHCM không dùng ngân sách để bắn pháo hoa, trong chỉ thị này cũng không nói đến trường hợp riêng như TPHCM. Do đó, UBND TP đang báo cáo Thường trực Thành ủy về việc này, đề xuất xin ý kiến Trung ương xem TPHCM có thể tiếp tục bắn pháo hoa bằng nguồn kinh phí xã hội hóa như từ trước đến nay hay không.
Trước đó, Văn phòng UBND TPHCM có thông báo, dịp mừng năm mới 2017, TPHCM sẽ tổ chức 1 điểm bắn pháo hoa tầm cao và 1 điểm bắn pháo hoa tầm thấp; dịp Giao thừa Tết Đinh Dậu sẽ bắn pháo hoa tại 7 điểm (1 điểm tầm cao, 6 điểm tầm thấp).
Kinh phí bắn pháo hoa tại các sự kiện nói trên sẽ do Sở Văn hoá - Thể thao TPHCM chịu trách nhiệm vận động xã hội hoá; đối với các quận - huyện, nguồn kinh phí thực hiện từ việc vận động xã hội hoá tại địa phương.
Theo chỉ thị số số 11-CT/TƯ của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2017, Ban Bí thư đã quán triệt các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp Tết; dành thời gian và kinh phí chăm lo Tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách.
Đăng Lê
Theo Dantri
Đà Nẵng hủy bắn pháo hoa dịp 20 năm trực thuộc Trung ương Lãnh đạo TP Đà Nẵng quyết định hủy kế hoạch bắn pháo hoa trong cả hai dịp Tết dương lịch và âm lịch. Chiều 23/12, ông Trần Đình Quỳnh (Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP Đà Nẵng), cho biết lãnh đạo Thành ủy đã thống nhất không tổ chức bắn pháo hoa nhân kỷ niệm 20 năm Đà Nẵng trực...