Nhiều đài phát thanh Nga bị tin tặc tấn công, Ba Lan gửi xe tăng cho Ukraine
Truyền thông Nga đưa tin, vì bị tin tặc tấn công mạng, một số đài phát thanh thương mại ở nhiều vùng thuộc nước này bất ngờ phát đi cảnh báo về không kích và tên lửa.
Thông tin về các cảnh báo nói trên cũng lan truyền trên mạng xã hội Nga sáng nay (22/2).
Binh sĩ Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Mariupol, Ukraine. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Tass trích dẫn một thông cáo mới của Bộ Các tình huống khẩn cấp Nga cho biết: “Bộ xác nhận những thông tin này là giả và không phản ánh tình hình thực tế. Chúng tôi yêu cầu các bạn vui lòng theo dõi các thông điệp từ những nguồn chính thống”.
Theo CNN, hiện vẫn chưa rõ đối tượng nào đứng sau vụ tin tặc xâm nhập các máy chủ của nhiều đài phát thanh Nga và cho phát sóng tin giả.
Thực tế, suốt 12 tháng xúc tiến chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Moscow đã nhiều lần cho biết, các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, thường ở các vùng biên giới Kursk và Belgorod, đã bị hỏa lực từ nước láng giềng nhắm bắn.
Video đang HOT
Ba Lan chuyển giao 14 xe tăng chiến đấu cho Ukraine
Bộ Ngoại giao Ba Lan hôm 21/2 thông báo, nước này sẽ cung cấp 14 xe tăng chiến đấu Leopard 2 cho Kiev trong “2 – 3 tuần tới”, sau khi hoàn tất việc huấn luyện binh sĩ Ukraine điều khiển chúng.
ukasz Jasina, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ba Lan tiết lộ thêm, Warsaw cũng ủng hộ việc gửi máy bay chiến đấu cho Ukraine, nhưng việc này cần có sự đồng thuận của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ông Biden gặp lãnh đạo NATO và nhóm “Bucharest 9″ ở Ba Lan
Theo báo Guardian, Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn đang ở Ba Lan, nơi ông dự kiến gặp các nhà lãnh đạo nhóm “Bucharest 9″ và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg để bàn về việc hỗ trợ Kiev và trừng phạt Moscow, nhân dịp tròn một năm xảy ra xung đột Nga – Ukraine.
“Bucharest 9″ (B9) là nhóm quy tụ 9 nước thành viên NATO ở Đông Âu, được thành lập từ năm 2015 để ứng phó với các động thái của Nga tại Ukraine. B9 gồm Ba Lan, Romania, Bulgaria, CH Séc, Lithuania, Estonia, Hungary, Latvia và Slovakia.
Ông Biden dự kiến sẽ trở về Washington vào tối 22/2. Hôm 21/2, lãnh đạo Nhà Trắng đã có bài phát biểu ở Warsaw, trong đó ông khẳng định sự ủng hộ vững chắc của Mỹ dành cho các đồng minh. Ông nhấn mạnh: “Khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt, không chỉ mình Ukraine bị thử thách. Cả thế giới này đã đối mặt với thử thách của nhiều thập kỷ”.
Italy cảnh báo hậu quả của việc phong tỏa cảng biển Ukraine
Ngày 8/6, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio lên tiếng cảnh báo hàng triệu người có thể chết đói nếu các cảng biển của Ukraine vẫn bị phong tỏa do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Binh sĩ Nga gác tại cảng Mariupol, Ukraine, ngày 29/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau hội nghị trực tuyến với sự tham gia của đại diện các quốc gia Địa Trung Hải về khủng hoảng lương thực toàn cầu, Ngoại trưởng Di Maio nêu rõ: "Vài tuần tới sẽ là thời điểm quan trọng để giải quyết tình hình... Chúng tôi mong đợi dấu hiệu rõ ràng và cụ thể từ phía Nga".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Liban Abdallah Bou Habib cảnh báo việc gia tăng giá nhiên liệu và các mặt hàng lương thực thiết yếu gây leo thang khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông này. Ông khẳng định: "Cuộc chiến ở Ukraine cần phải được chấm dứt bằng mọi giá, nếu không... các bên liên quan cần phải ngay lập tức tạo điều kiện để hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và hàng hóa khác được tiến hành an toàn". Ngoại trưởng Liban nhấn mạnh: "Thế giới không thể tiếp tục chịu đựng khủng hoảng quân sự ở châu Âu hay bất cứ khu vực nào khác trên thế giới".
Những tuyên bố trên được đưa ra giữa lúc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán về phương thức xuất khẩu ngũ cốc Ukraine, trong bối cảnh Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu khi khoảng 25 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine bị mắc kẹt tại các cảng và kho chứa, do tuyến xuất khẩu qua Biển Đen bị phong tỏa.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra đề xuất mở một hành lang qua eo biển Bosphorus và hộ tống tàu chở ngũ cốc từ cảng biển của Ukraine xuất khẩu ra thế giới.
Liên hợp quốc trước đó cũng đề xuất Thổ Nhĩ Kỳ hộ tống các đoàn tàu hàng từ các cảng của Ukraine đi qua Biển Đen để đưa ngũ cốc ra thị trường thế giới.
Tuy nhiên, Giám đốc Hiệp hội thương nhân ngũ cốc Ukraine (UGA) Serhiy Ivashchenko ngày 8/6 cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ không đủ quyền lực để đóng vai trò bảo lãnh cho việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến về ngũ cốc ở Kiev, ông Ivashchenko nói: "Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một lực lượng đủ mạnh ở Biển Đen để có thể đảm bảo an toàn cho các chuyến hàng".
Ông Ivashchenko cho rằng có thể mất ít nhất 2-3 tháng để Ukraine hoàn tất việc rà phá bom mìn xung quanh các cảng biển Ukraine và cho rằng lực lượng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và Romania nên tham gia hoạt động này.
Trước đó, trong tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đã thảo luận với Anh và Thổ Nhĩ Kỳ về ý tưởng hải quân từ một nước thứ ba có thể đứng ra đảm bảo an toàn cho hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.
Belarus nói chỉ tham chiến tại Ukraine nếu bị tấn công Tổng thống Alexander Lukasheko nói rằng Belarus chỉ tham chiến tại Ukraine nếu bị Kyiv tấn công trước. Trong cuộc họp báo hiếm hoi với các phóng viên nước ngoài ngày 16.2 tại Minsk, Tổng thống Alexander Lukashenko nói chỉ ra lệnh cho binh sĩ Belarus chiến đấu cùng Nga nếu có một nước tấn công Belarus, theo AFP. Tổng thống Alexander Lukashenko...