Nhiều đại gia kinh doanh thịt lợn báo lãi lớn
Trong bối cảnh giá lợn hơi tăng mạnh từ đầu năm và dự kiến có thể neo ở mức cao đến hết năm 2021, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ.
Tập đoàn Dabaco Việt Nam vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng dự kiến với lợi nhuận sau thuế kỷ lục 744 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, lãi ròng của Dabaco gấp gần 50 lần. So với kế hoạch năm, đại gia trong lĩnh vực cung cấp thịt lợn hoàn thành 163% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau 1/2 thời gian.
Chưa tiết lộ tình hình hoạt động nửa đầu năm như Dabaco, nhiều doanh nghiệp lớn trong mảng chăn nuôi đều trải qua quý I tăng trưởng tốt và tự tin về mục tiêu kinh doanh 2020.
Doanh nghiệp chăn nuôi lãi lớn
Sau quý I, Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) báo cáo doanh thu 1.450 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ 2019. Cả hai mảng thịt tươi sống và thực phẩm chế biến đều tăng trưởng doanh thu trên 20%. Lợi nhuận sau thuế của Vissan quý I đạt 46 tỷ đồng, tăng 18% nhờ hoạt động chăn nuôi lợn tại chi nhánh đem lại thêm lợi nhuận.
Video đang HOT
Công ty Cổ phần Chăn nuôi Mitraco trong quý I cũng ghi nhận doanh thu tăng mạnh 33% lên 93 tỷ đồng. Đặc biệt, với giá vốn thấp hơn cả cùng kỳ năm trước, Mitraco báo lãi sau thuế 22 tỷ trong khi quý I/2019 chịu lỗ 7 tỷ đồng.
Năm nay, công ty chăn nuôi lợn của Hà Tĩnh lạc quan đặt mục tiêu lợi nhuận lên tới 40 tỷ đồng, tăng trưởng đột biến so với kết quả lỗ 11 tỷ năm 2019 dù doanh thu dự kiến chỉ tăng 7%.
Masan MeatLife cũng đặt mục tiêu doanh thu tăng mạnh lên 16.000-18.000 tỷ đồng trong năm 2020 so với mức 14.600 tỷ của năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ dự kiến dao động 200-500 tỷ đồng. Chỉ tiêu này cùng kỳ 2019 là 115 tỷ.
Đặt kỳ vọng tăng trưởng cao nhưng Masan MeatLife kết thúc quý I với mức sụt giảm lợi nhuận sau thuế 60% còn 14 tỷ đồng do các khoản chi phí tài chính, bán hàng tăng mạnh dù biên lợi nhuận gộp được cải thiện.
Tuy nhiên, công ty con thuộc Tập đoàn Masan khác với các doanh nghiệp trên khi mảng thịt lợn mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và phần lớn nguồn thu của công ty đến từ thức ăn chăn nuôi. Masan MeatLife đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ trọng đóng góp của mảng thịt lên 20% tổng doanh thu vào cuối năm nay.
Giá lợn có thể neo cao đến hết 2021
Việc các doanh nghiệp kinh doanh thịt lợn đạt kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh diễn ra trong bối cảnh từ đầu năm đến nay giá thịt lợn trong nước tăng cao do cung không đủ cầu khi dịch tả châu Phi ước tính đã khiến đàn lợn tại Việt Nam giảm 20% về số lượng và gần 10% về khối lượng.
Chia sẻ với nhà đầu tư tại đại hội cổ đông thường niên cuối tháng 4, ban lãnh đạo Dabaco đánh giá dịch tả châu Phi và Luật Chăn nuôi mới có hiệu lực là cơ hội để tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp hơn.
Trong khi các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tái đàn vì giá con giống đắt đỏ cũng như lo ngại dịch tả châu Phi quay lại, ước tính tổng đàn lợn của Dabaco đến hết quý II sẽ tăng khoảng 15% so với quý IV/2019. Đây là doanh nghiệp
Nhận định về giá lợn hơi trong 6 tháng cuối năm 2020 với cổ đông, ban lãnh đạo Vissan cho rằng giá vẫn sẽ duy trì ở mức cao như hiện nay do nguồn cung chưa thể đáp ứng nhu cầu. Dự kiến mức giá tiếp tục neo ở mức cao trong năm 2021 và chỉ trở lại mức bình thường như trước từ 2022.
Theo nghiên cứu thị trường của Masan, thị trường thịt Việt Nam trước khi xảy ra dịch tả châu Phi có giá trị khoảng 10 tỷ USD (235.000 nghìn tỷ đồng) mỗi năm. Sau khi dịch xuất hiện, quy mô còn khoảng 6 tỷ USD (140.000 tỷ đồng).
Masan MeatLife (MML) đặt kế hoạch doanh thu tăng từ 16% tới 30,4% trong năm 2020
CTCP Masan MeatLife (Mã chứng khoán MML - UPCoM) công bố tài liệu Đại hội cổ đông năm 2020, đại hội dự kiến tổ chức ngày 30/6/2020.
Doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần 16.000 - 18.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty (sau khi loại trừ các khoản thu nhập bất thường) là 200-500 tỷ đồng, doanh thu thuần tăng trưởng từ 16% tới 30,4% so với thực hiện năm 2019.
Trong năm 2020 tập trung vào việc mở rộng quy mô kinh doanh thịt mát để chiếm ít nhất 20-25% doanh thu thuần MML và phát triển chuỗi cung ứng tích hợp, linh hoạt để đảm bảo mô hình kinh doanh bền vững.
Kế hoạch phát hành ESOP: Doanh nghiệp dự kiến phát hành tối đa 0,8% tổng số cổ phần đang lưu hành của Công ty, với giá phát hành bằng mệnh giá. Doanh nghiệp dự kiến sẽ phát hành trong năm 2020 hoặc trước tháng 5/2021.
Bên cạnh đó, MML lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cho không quá 5 nhà đầu tư với tỷ lệ chào bán tối đa 9,99% tổng số cổ phần đang lưu hành của Công ty. Thời gian dự kiến trong năm 2020 hoặc cho đến trước Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 và sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Giá phát hành không thấp hơn giá trị sổ sách một cổ phần theo báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán gần nhất. Được biết, giá trị sổ sách tính tới 31/3/2020 của MML là 23.239 đồng/CP.
Toàn bộ số cổ phiếu phát hành riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm. Mục đích chào bán phục vụ cho các mục đích chung, nhu cầu hoạt động kinh doanh và bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp; Đầu tư góp vốn vào các công ty con; Nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh của công ty; Cho các hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp; Tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty con; Tạo cơ sở cho việc phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả của doanh nghiệp.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/06/2020, cổ phiếu MML tăng 1.900 đồng lên mức 50.800 đồng/CP.
Đại gia vừa chi ra 370 tỷ đồng tiền mặt, lọt top người giàu Việt Nam Bỏ ra 370 tỷ đồng tiền mặt để mua vào lượng cổ phiếu lớn SEA, ông Nguyễn Văn Hùng - một nhà đầu tư cá nhân - lọt top người giàu Việt Nam. Theo thông tin từ Sở GDCK Hà Nội, ngày 4/6/2020 vừa qua ông Nguyễn Văn Hùng, một nhà đầu tư cá nhân, đã mua vào 24.956.000 cổ phiếu SEA của...