Nhiều đại gia ‘bỏ túi’ trăm tỷ, VN-Index trở lại 1.000 điểm
Động lực thúc đẩy VN-Index vượt ngưỡng 1.000 điểm chủ yếu đến từ GAS, MSN và TCB… và một phần đến từ cổ phiếu doanh nghiệp các đại gia đang nắm giữ.
Phiên giao dịch hôm nay (20/9) đánh dấu sự trở lại ngưỡng nghìn điểm của chỉ số VN-Index sau hơn 3 tháng “ngụp lặn” dưới ngưỡng kháng cự này.
Đi kèm với đà tăng của VN-Index, hàng loạt cổ phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh giúp các ông chủ, cổ đông thu về hàng trăm tỷ đồng tài sản trên sàn chứng khoán.
Hưởng trọn niềm vui từ đà tăng giá của cổ phiếu Ngân hàng Techcombank (TCB), ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT và những người thân đã tăng thêm 800 tỷ đồng giá trị tài sản trên sàn. Với hơn 595,3 triệu cổ phiếu TCB (hơn 16% vốn) mà ông Hùng Anh và người thân nắm giữ tại nhà băng này, đà tăng 5,3% thị giá, tương đương 1.400 đồng mỗi cổ phiếu đã giúp khối tài sản của gia đình vị đại gia này đạt trên 16.700 tỷ đồng. Gia đình ông Hồ Hùng Anh cũng là một trong số ít gia đình sở hữu khối tài sản trên chục nghìn tỷ đồng ở sàn chứng khoán Việt hiện nay.
Tỷ phú Trần Đình Long “bỏ túi” thêm gần 700 tỷ đồng nhờ đà tăng của cổ phiếu HPG phiên hôm nay. Ảnh: Hoàng Hà.
Tương tự, đà tăng 3,2% thị giá của cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cũng giúp tỷ phú Trần Đình Long nâng khối tài sản của mình thêm gần 700 tỷ.
Ngoài việc là lãnh đạo cao nhất tại Hòa Phát, ông Long cũng chính là cổ đông lớn nhất sở hữu gần 534,2 triệu cổ phiếu công ty (25,15% vốn doanh nghiệp). Khối tài sản từ cổ phiếu của ông Long đang có giá trị hơn 21.800 tỷ đồng, xếp thứ 3 trong danh sách những đại gia giàu có nhất sàn chứng khoán Việt. Còn theo thống kê của Tạp chí Forbes, ông Long đang sở hữu khối tài sản ròng lên tới 1,2 tỷ USD, xấp xỉ 28.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng của VN-Index trong phiên hôm nay là đà tăng 3,5% thị giá của cổ phiếu Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS), đạt 116.000 đồng/cổ phiếu. Riêng đà tăng của GAS đã đóng góp 0,24% vào đà tăng chung của thị trường. Ngoài ra, Techcombank (TCB) tăng 5,3%, cùng với Vietcombank (VCB) tăng 1,7% cũng là 2 “đầu tàu” kéo chỉ số thị trường đi lên.
Ở chiều ngược lại, chỉ giảm 0,1% thị giá, tương đương 100 đồng nhưng cổ phiếu Tập đoàn Vingroup (VIC) cũng khiến tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam mất hơn 87 tỷ đồng trong hôm nay. Ông Vượng hiện sở hữu hơn 876 triệu cổ phiếu VIC (27,45% vốn doanh nghiệp). Thống kê mới nhất từ Forbes cho biết vị tỷ phú này đang sở hữu khối tài sản ròng lên tới 6,5 tỷ USD, xếp thứ 251 trong danh sách tỷ phú USD của thế giới. Trong đó, chỉ tính riêng khối tài sản từ cổ phiếu ông nắm giữ hiện nay đã có giá trị khoảng gần 86.300 tỷ đồng, tương đương 3,7 tỷ USD.
Tương tự, cổ phiếu VNM của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk giảm 1,3% và là lực cản lớn nhất ảnh hưởng tới sức tăng của thị trường. Ngoài ra, đà giảm của một loạt cổ phiếu ngành bất động sản như VHM (Vinhomes); NVL (Novaland) và VIC (Vingroup)… là nguyên nhân khiến VN-Index không thể bứt phá mạnh hơn.
Ngưỡng 1.000 điểm được coi là ngưỡng cản khó cho VN-Index khi trong suốt 3 tháng trở lại đây chưa thể vượt ngưỡng này.
Nhờ đà tăng của hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn trong ngày hôm nay, đóng cửa, VN-Index đã chính thức vượt mốc 1.000 điểm. Trên sàn TP.HCM, VN-Index đóng cửa tại mức 1.004,74 điểm, tăng 9,2 điểm (0,92%) so với phiên hôm trước; chỉ số VN30 trên sàn này cũng tăng tương ứng 8,48 điểm (0,88%) lên ngưỡng 971,18 điểm.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mức 115,06 tăng 0,86 điểm (0,75%) so với kết phiên giao dịch hôm qua.
Tổng cộng trên cả 2 sàn giao dịch, 260 triệu cổ phiếu được giao dịch với giá trị trên 5.700 tỷ đồng. Hiện vốn hóa toàn thị trường vào khoảng 3,11 triệu tỷ đồng.
Quang Thắng
Theo News.zing.vn
Hòa Phát 'đánh tiếng' mua Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn II
"Với trường hợp dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cũng đã cho biết sẵn sàng mua, chỉ cần được tính đúng tính đủ, công khai minh bạch", ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết.
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát sẵn sàng mua lại Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 nếu được đáp ứng nhu cầu minh bạch
Thông tin trên được ông Tiến tiết lộ tại tọa đàm "Nâng hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị" do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức ngày 18/9.
Đây là sự kiện chuẩn bị cho Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đổi mới sẽ được tổ chức với sự tham gia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hai Phó Thủ tướng Vướng Định Huệ, Trịnh Đình Dũng vào ngày 28/9 tới đây.
Ông Đặng Quyết Tiến thông tin, hiện đã có 461 kiến nghị của các Bộ, Tập đoàn, Tổng công ty về các vướng mắc khó khăn trong công tác triển khai cổ phần hóa được gửi đến Thủ tướng.
Liên quan đến vấn đề tái cơ cấu các DNNN yếu kém, theo ông Tiến, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải nói thẳng, nói thật, công khai minh bạch tình hình.
"Giải pháp căn cơ là nhìn lại mình, doanh nghiệp cần nhìn thẳng vào sự thật, thắt chặt chi phí, đổi mới quản trị, đưa giá thành về mức cạnh tranh", Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp nêu.
"Với trường hợp dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cũng đã cho biết sẵn sàng mua, chỉ cần được tính đúng tính đủ, công khai minh bạch", ông Tiến nêu.
Được biết, tổng vốn điều lệ của Gang thép Thái Nguyên (TISCO) là 1.840 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã chi cho dự án giai đoạn II khoảng 1.531 tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh năm 2017, tổng doanh thu của TISCO đạt hơn 9.800 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2018, dự án này bước đầu có chút tín hiệu vui với con số doanh thu ước đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Thế nhưng, tín hiệu khả quan này không đủ giúp doanh nghiệp thép giảm số nợ khủng đang đến hạn phải trả cho các tổ chức tín dụng.
Đến thời điểm 31/5/2018, TISCO đang nợ VietinBank 2.210,8 tỷ đồng. Khoản nợ này đã được VietinBank cơ cấu thời gian trả nợ cho TISCO đến tháng 6/2019. Theo đó, doanh nghiệp cân đối nguồn thu từ khu vực mỏ Tiến Bộ (đã đi vào sản xuất) để trả cho VietinBank (theo tỷ lệ giải ngân).
Đối với khoản vay tại Ngân hàng VDB chi nhánh Bắc Kạn Thái Nguyên, đến nay, VDB vẫn chưa thực hiện cơ cấu nợ gốc và lãi cho TISCO. Hàng tháng, VDB vẫn thông báo thu nợ, tính lãi phạt và đang xếp tín dụng của TISCO vào nợ xấu nhóm 5. Do mỏ Tiến Bộ đã đi vào sản xuất nên năm 2017, TISCO tiếp tục trả VDB chi nhánh Bắc Kạn Thái Nguyên 14 tỷ đồng.
Đến thời điểm 31/5/2018, TISCO đang nợ VDB 1.573 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 415 tỷ đồng.
Hoàng Lan
Theo vietnamfinance.vn
Đưa vào diện cảnh báo, cổ phiếu HAG vẫn tăng trần giúp tài sản bầu Đức tăng gần 270 tỷ Nhờ diễn biến tích cực trên TTCK Việt Nam trong phiên giao dịch ngày 11.9, VnIndex tăng 14,72 điểm (1,52%) lên 985,06 điểm. Mặc dù bị đưa vào diện cảnh báo, cổ phiếu HAG vẫn có phiên tăng trần, giúp tài sản chứng khoán của bầu Đức đã tăng thêm 267,11 tỷ đồng. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thu về hơn 1.300 tỷ...