Nhiều đại gia bất động sản tăng mạnh hàng tồn kho
Theo số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất quý III của các công ty bất động sản niêm yết đã công bố tới thời điểm 23/10, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khá èo uột. Không chỉ vậy, lượng tồn kho bất động sản của những doanh nghiệp này đang tăng mạnh.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của thị trường bất động sản là do chính sách siết chặt cho vay, giảm tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Lê Tiên
Công ty CP Đạt Phương công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 với doanh thu thuần đạt 263,4 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp trong kỳ của Đạt Phương chỉ đạt 35,2 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức hơn 80 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, Đạt Phương phải gánh khoản chi phí tài chính (chủ yếu chi phí lãi vay) khá “nặng” với 53,4 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước.
Kết quả, Đạt Phương báo lỗ 29,3 tỷ đồng trong quý III. Đây là lần đầu tiên Đạt Phương báo lỗ kể từ thời điểm lên sàn. Tính đến cuối tháng 9/2019, nợ phải trả của Đạt Phương lên tới 4.087 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Đáng chú ý, nợ phải trả chiếm 80% tổng nguồn vốn Công ty, trong đó nợ vay chiếm 2.513 tỷ đồng. Hàng tồn kho cũng tăng mạnh từ 247 tỷ đồng lên 793 tỷ đồng.
Công ty CP Đầu tư Nam Long ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy sáng sủa trong quý III/2019. Cụ thể, doanh thu của Nam Long đạt 392 tỷ đồng, giảm tới 70% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế giảm tới 64%, chỉ đạt 162 tỷ đồng.
Cùng với việc lợi nhuận sụt giảm mạnh, Nam Long có số nợ phải trả lớn và có xu hướng tăng so với mức ghi nhận đầu năm. Cụ thể, tính đến 30/9/2019, nợ phải trả của doanh nghiệp này là 4.545 tỷ đồng, tăng 5% so với hồi đầu năm. Hàng tồn kho cũng tăng mạnh, từ 3.261 tỷ đồng hồi đầu năm lên 4.700 tỷ đồng sau 9 tháng.
Báo cáo tài chính của Công ty CP Đầu tư LDG cũng cho biết, doanh thu quý III/2019 giảm 27%, chỉ đạt 324 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp theo đó giảm 29% xuống 222 tỷ đồng. Trong kỳ, LDG không còn khoản thanh lý đầu tư lớn khiến doanh thu tài chính giảm 99%. Kết quả, LDG báo lãi sau thuế 150 tỷ đồng, giảm 43%.
Tính đến cuối quý III/2019, con số hàng tồn kho của LDG cũng tăng thêm 22% so với thời điểm đầu năm, từ 1.748 tỷ đồng lên 2.128 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, một số doanh nghiệp bất động sản khác ghi nhận những gam màu tươi sáng hơn trong bức tranh kết quả kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng.
Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 với lợi nhuận sau thuế đạt 564,9 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Đất Xanh vẫn tiếp tục âm hơn 100 tỷ trong 9 tháng đầu năm. Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của Đất Xanh do khoản phải thu ngắn hạn là 5.925 tỷ đồng, tăng tới 66% so với đầu năm, chủ yếu đến từ việc tăng các khoản ký quỹ, ký cược cho các hợp đồng tiếp thị, phân phối bất động sản; góp vốn các hợp đồng hợp tác kinh doanh và tạm ứng đầu tư.
Theo báo cáo, tính đến hết quý III/2019, lượng tồn kho của Đất Xanh là 5.310 tỷ đồng, tăng hơn 700 tỷ đồng so với đầu năm, đưa Đất Xanh nằm trong top những doanh nghiệp có hàng tồn kho thuộc hàng “khủng” trên thị trường địa ốc.
Một doanh nghiệp địa ốc lớn khác là Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt cũng trong tình trạng dòng tiền âm bất chấp lãi ròng tăng mạnh. Cụ thể, lãi ròng quý III/2019 của Phát Đạt đạt 160,5 tỷ đồng (tăng 54% so với cùng kỳ 2018) nhưng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn âm 471,3 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia thuộc Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của thị trường bất động sản là do chính sách siết chặt cho vay, giảm tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực này.
Số liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam và diễn biến thực tế trên thị trường chỉ rõ, một số địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây như Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai… đều cho thấy sự giảm tốc về cả nguồn cung mới và lượng giao dịch, do chính quyền các địa phương này đang tiến hành rà soát lại hàng loạt dự án bất động sản.
Nga Anh
Theo baodauthau.vn
Vẫn khan hiếm nhà ở giá rẻ
Trong quý III/2019, thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội tiếp tục đi xuống, nguồn cung mới giảm sút, nhà đầu tư tăng giá bán khiến cho sản phẩm nhà ở giá rẻ ngày càng khan hiếm.
Thiếu nguồn cung
Số liệu thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, trong quý III/2019, lượng căn hộ đủ điều kiện bán hàng do Sở Xây dựng Hà Nội cấp đạt trên 6.500 sản phẩm, trong đó sản phẩm nhà ở giá rẻ chỉ có khoảng 1.500 sản phẩm, lượng giao dịch thành công đạt xấp xỉ 80%.
Trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đặt trọng tâm đẩy mạnh phát triển quỹ nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình và thấp. Theo đó, dự báo đến năm 2020 nhu cầu của thị trường cần khoảng 12 triệu mét vuông nhà ở giá rẻ, tập trung chủ yếu ở hai TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Nhà ở giá rẻ ngày càng khan hiếm trên thị trường. Ảnh: Doãn Thành
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, diện tích nhà ở giá rẻ mới chỉ đạt hơn 4 triệu mét vuông. Điều này cho thấy dòng sản phẩm này trên thị trường đang thiếu rất nhiều so với nhu cầu ngày càng tăng cao tại các TP lớn.
Đặc biệt, sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của Chính phủ cho phát triển nhà ở giá rẻ kết thúc, mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung 2.000 tỷ đồng nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường và chưa thể tạo thành lực đẩy để giúp cho phân khúc nhà ở giá rẻ phát triển.
Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, trong khi nguồn cung mới trên thị trường ngày càng bị giảm sút, các DN lại đồng loạt tăng giá bán các sản phẩm, càng khiến cho sản phẩm nhà ở giá rẻ khan hiếm thêm.
"Theo quy ước hiện nay, sản phẩm giá rẻ có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2. Khi nguồn cung ít, buộc các DN phải tăng giá bán để bù lấp chi phí, khiến cho các sản phẩm giá rẻ được đẩy sang một phân khúc cao hơn" - ông Đính nói.
Cùng quan điểm, ông Vũ Đức Tuyên - Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, 70% dân số của Hà Nội hiện nay thuộc nhóm dân số "vàng" chưa có tích lũy tài chính, trong đó có khoảng 80% không thể mua nhà tại các dự án nhà ở thương mại có giá bán thấp trên thị trường so với mặt bằng chung.
"Dự báo trong 3 tháng cuối năm và năm 2020, giá bán các sản phẩm BĐS trên thị trường sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung giảm sút. Trong khi các dự án mới chưa được triển khai, các dự án đang triển khai thì đồng loạt tăng giá, sẽ càng khiến cho thị trường khan hiếm các sản phẩm căn hộ giá rẻ" - ông Tuyên nhìn nhận.
Phát triển theo cơ chế thị trường
Tổng Thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết thêm, việc Chính phủ tăng cường công tác quản lý đối với các dự án BĐS và thực hiện siết chặt tín dụng cho vay từ ngân hàng sẽ giúp cho thị trường trở nên minh bạch, bền vững và tránh tình trạng "bong bóng" BĐS làm ảnh hưởng tới sự phát triển, nhưng nếu kéo dài sẽ có tác động xấu đến thị trường.
"Chính phủ nên khuyến khích các DN phát triển theo cơ chế thị trường, theo quy luật của cung - cầu. Nếu như nhu cầu của thị trường có thật, cần nới rộng cơ chế để cho DN phát triển. Khi cung - cầu tương ứng nhau, DN sẽ tự điều tiết về giá bán. Ngược lại, khi cầu vượt quá cung, giá bán sẽ được đẩy lên cao, người thu nhập thấp càng khó có cơ hội mua được nhà" - ông Đính chia sẻ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, có nghịch lý xảy ra là mặc dù DN được vay vốn ưu đãi của Nhà nước để phát triển nhà ở giá rẻ nhưng khi bán sản phẩm lợi nhuận thì DN được quyền sử dụng riêng.
Ông Cấn Văn Lực - cố vấn cấp cao Ngân hàng BIDV cho biết, tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc thành lập quỹ nhà ở xã hội và quỹ tiết kiệm nhà ở cùng với quỹ tín thác đầu tư đã giúp mô hình nhà thu nhập thấp được triển khai thành công. Việt Nam có thể học hỏi mô hình này áp dụng vào điều kiện thực tế để triển khai.
"Đối với nhà ở xã hội thì cần chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước và các chính sách này cần phải có kế hoạch dài hạn từ 20 - 30 năm. Còn đối với loại hình nhà ở thương mại giá rẻ thì DN nên tuân thủ theo cơ chế cung - cầu của thị trường" - chuyên gia Cấn Văn Lực nói.
"Hiện nay, các DN phát triển sản phẩm nhà ở giá rẻ ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào việc tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi từ Nhà nước. Vì vậy Chính phủ cần phải sớm xây dựng được hệ thống cơ chế, chính sách cho phát triển nhà ở giá rẻ và giá của sản phẩm là do thị trường quyết định, nghĩa là phải tuân theo nguyên tắc của kinh tế thị trường." - Chuyên gia nghiên cứu thị trường (Hiệp hội BĐS Việt Nam) - Trần Quốc Việt
Doãn Thành
Theo kinhtedothi.vn
DRH Holdings (DRH): Cổ phiếu về đáy 3 năm, hết 3 quý chỉ mới thực hiện 3% chỉ tiêu doanh thu và 17% chỉ tiêu lãi ròng Tính đến ngày 30/9/2019, DRH Holdings đạt 2.561 tỷ tổng tài sản, tăng 17% so với đầu kỳ. Tài sản ngắn hạn đạt 1.921 tỷ, riêng hàng tồn kho chiếm hơn 59% tỷ trọng với hơn 1.137 tỷ đồng - ghi nhận giá trị bất động sản dở dang Kết thúc quý 3/2019, DRH Holdings (DRH) ghi nhận doanh thu hơn 10 tỷ,...