Nhiều đặc sản Việt Nam được giới thiệu tại Hội chợ thực phẩm quốc tế Hong Kong
Từ ngày 11 – 15/8, Hội chợ Thực phẩm quốc tế Hong Kong ( Trung Quốc) diễn ra tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Hong Kong.
Bên cạnh đó, Hội chợ trà quốc tế, Hội chợ đồ gia dụng và Hội chợ mỹ phẩm – thực phẩm chức năng cũng đồng thời diễn ra.
Khách tham quan mua hàng tại gian hàng của Công ty Phát triển Kinh doanh Viet Kwong.
Sự kiện do Hội đồng phát triển thương mại Hong Kong (HKTDC) tổ chức đã thu hút sự tham dự của trên 1.000 đơn vị từ khắp nơi trên thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, Hội chợ Thực phẩm quốc tế Hong Kong luôn được coi là một trong những sự kiện quan trọng nhất của ngành thực phẩm – đồ uống Hong Kong. Hội chợ mang đến cho các nhà cung cấp thực phẩm và đồ uống cơ hội vàng trong việc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh và phát triển thương hiệu. Hội chợ thu hút rất nhiều nhà triển lãm từ khắp nơi trên thế giới như các nước châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như các nước Đông Nam Á.
Do tình hình dịch bệnh, các doanh nghiệp Việt Nam năm nay tiếp tục không tham gia được hội chợ. Vì vậy, Tổng lãnh sự quán Việt Nam và Thương vụ Việt Nam tại Hong Kong đã có một gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc sắc của Việt Nam.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Hong Kong, ông Phạm Bình Đàm – Tổng lãnh sự Việt Nam tại Hong Kong cho biết Hong Kong là cửa ngõ và trung tâm thương mại rất lớn trong khi Việt Nam có rất nhiều sản phẩm lương thực – thực phẩm có thế mạnh. Năm 2022 các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tham gia hội chợ trực tiếp do các biện pháp kiểm dịch còn tương đối gắt gao của Hong Kong. Ông hy vọng từ năm 2023 sẽ có nhiều công ty và nhiều nông sản nổi bật của Việt Nam tham gia hội chợ để từ đây có thể giới thiệu nhiều mặt hàng ấn tượng của Việt Nam với nhiều khách hàng lớn trên thế giới.
Bà Vũ Thị Thúy – Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Hong Kong giới thiệu cho khách tham quan sản phẩm của Việt Nam.
Video đang HOT
Là người có nhiều năm gắn bó với thị trường Hong Kong, bà Vũ Thị Thúy – Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Hong Kong cho biết đây là thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp thực phẩm cũng như đồ uống của Việt Nam bởi Hong Kong không sản xuất mà gần như nhập khẩu tất cả các mặt hàng tiêu dùng cũng như lương thực, thực phẩm. Hai bên có khẩu vị cũng như nhiều nét tương đồng về văn hóa tiêu dùng. Do đó các sản phẩm của Việt Nam rất được ưa chuộng tại thị trường Hong Kong. Các sản phẩm hiện có mặt trên thị trường Hong Kong như gạo và các sản phẩm từ gạo, thủy sản, gia vị, hạt điều, hạt tiêu, cà phê… đều được người Hong Kong đánh giá cao. Tuy nhiên, bà Thúy cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam phải chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của Hong Kong để sản phẩm Việt Nam dễ dàng tiến vào thị trường này.
Bà Nguyễn Ngọc Hà – Giám đốc Công ty Phát triển Kinh doanh Viet Kwong chuyên nhập khẩu chính ngạch các sản phẩm nông sản – thực phẩm của Việt Nam chia sẻ doanh nghiệp đã tham gia Hội chợ ẩm thực lớn nhất trong năm này của Hong Kong 13 năm liên tiếp. Bà cho biết người dân Hong Kong rất thích ăn các thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam như hạt điều, cà phê, bún và phở khô….Các sản phẩm của Việt Nam có mùi vị và hương vị tiếp cận được với nền văn hóa ẩm thực của người dân Hong Kong.
Khách tham quan mua hàng tại Hội chợ thực phẩm quốc tế Hong Kong.
Hàng năm đều đến tham quan Hội chợ thực phẩm quốc tế Hong Kong, bà Wong – người dân Hong Kong, cho biết mỗi dịp đi hội chợ thực phẩm, bà đều đến gian hàng Việt Nam mua phở ăn liền về cho gia đình bởi sản phẩm này có hương vị thơm ngon, chế biến thuận tiện.
Với chủ đề “Trải nghiệm cuộc sống mới”, Hội chợ Thực phẩm quốc tế Hong Kong mang đến những món ngon trên khắp thế giới và những sản phẩm mới lạ cho công chúng. Tuy nhiên do dịch bệnh tại Hong Kong vẫn chưa ổn định nên năm nay, khách hàng sẽ không được ăn thử tại điểm triển lãm.
Hội chợ năm nay dự kiến thu hút hàng chục khách tham quan mỗi ngày. Hội chợ năm 2021 với 545 đơn vị tham gia, thu hút 370.000 khách quan.
Sabeco nhận 'quả ngọt' nhờ chiến lược 7 trụ cột
Việc thực hiện những trụ cột chiến lược trong công cuộc chuyển đổi của Sabeco đã tạo ra sự thay đổi rõ rệt so với giai đoạn trước năm 2018.
Thay đổi toàn diện với 7 trụ cột của giai đoạn 1
Năm 2021 đã khép lại giai đoạn 3 năm đầu tiên trong quá trình chuyển đổi của Sabeco nhằm củng cố năng lực cạnh tranh bằng việc triển khai các sáng kiến chuyển đổi qua 7 trụ cột chiến lược gồm: Bán hàng (sales), thương hiệu (brand), sản xuất (production), chuỗi cung ứng (supply chain), chi phí (cost), con người (people), và quản trị (board).
Đối với trụ cột bán hàng, trước kia các nhà phân phối của Sabeco chủ yếu thực hiện các giao dịch, họ là những người nhận đơn hàng chứ không tham gia vào việc bán hàng nhiều. Ngoài ra, việc hiển thị hình ảnh cũng như mạng lưới phân phối chưa rộng, chưa đầu tư vào các kênh thương mại điện tử. Do đó, Sabeco đã thành lập đội ngũ chuyên biệt quản lý và đưa ra chương trình hỗ trợ cho nhà phân phối toàn quốc; cải thiện việc thực thi bán hàng thông qua các chương trình đào tạo năng lực bán hàng cho đội ngũ nhân viên; tăng hai hệ thống mới là tự động hóa các điểm bán hàng và hệ thống kênh phân phối nhằm tăng khả năng hiển thị mạng lưới phân phối của mình tại điểm bán; và đặc biệt là tập trung vào kênh thương mại hiện đại và thương mại điện tử.
Sabeco và Tổng cục Du lịch Việt Nam ký hợp tác chiến lược đa năng với các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, tôn vinh các giá trị văn hoá và du lịch Việt Nam
Với trụ cột thương hiệu, trước khi chuyển đổi không có thương hiệu chính cho bia Sài Gòn, truyền thông còn kém, nhận diện thương hiệu kém và thiếu đổi mới cho sản phẩm bia Sài Gòn. Sau chuyển đổi, Sabeco đã củng cố thương hiệu bia Sài Gòn như hình tượng của hàng Việt Nam bằng cách thay đổi hàng loạt thiết kế và bao bì.
Về trụ cột sản xuất, trước giai đoạn chuyển đổi, kế hoạch sản xuất và mở rộng vẫn chưa tối ưu hoá trên phạm vi toàn quốc, chi phí sử dụng năng lượng, nguyên liệu thô còn cao, hiệu suất hoạt động chi phí chưa được giám sát chặt chẽ. Vì vậy 3 năm qua, Sabeco đã mở rộng 2 nhà máy bia tại Lâm Đồng và Quảng Ngãi, tiết kiệm được chi phí năng lượng và nguyên liệu thô thông qua hoạt động giám sát chặt chẽ....
Về chuỗi cung ứng, năm 2018 việc quản lý kho và vận chuyển vẫn được quản lý một cách thủ công, hiệu suất phân phối vận tải vẫn ở mức dưới mức tối ưu. Cuối năm 2018 Sabeco đã triển khai hàng loạt hệ thống quản lý chuỗi cung ứng trong đó có bao gồm các điều kiện hệ thống quản lý kho hàng, quản lý vận tải giảm lượng nhà kho để tiếp tục hợp lý hóa hiệu quả và chi phí.
Với trụ cột chi phí, Sabeco bắt tay vào thực hiện những sáng kiến để tiết kiệm chi phí, như hợp tác với Thaibev để mua malt và hoa bia; thiết kế lại lon bia, chai bia, thùng bia mỏng nhẹ hơn; giảm phí vận chuyển và phí thuê văn phòng...
Đặc biệt là xác định chuyển đổi về trụ cột con người. Sabeco vốn là doanh nghiệp Nhà nước nên cơ cấu lương được trả theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện Sabeco đang ở giai đoạn cuối của việc triển khai hệ thống cơ cấu tiền lương mới, đánh giá theo kinh nghiệm và hiệu suất làm việc của nhân viên.
Trụ cột thứ bảy là quản trị. HĐQT của Sabeco hiện giờ tập trung nhiều hơn vào các chiến lược dài hạn và họ ủy quyền một phần cho ban điều hành. Gần đây nhất Sabeco đã triển khai chương trình Sổ tay phân quyền để phê duyệt cho các công ty con tự quản lý và điều hành.
Mở rộng nhiều sáng kiến, đẩy mạnh mục tiêu tăng trưởng
Thành công của việc chuyển đổi giai đoạn 1 là điểm khởi đầu giúp Sabeco bước vào giai đoạn 2 của công cuộc chuyển đổi với triển vọng tích cực. Giai đoạn 2 sẽ tập trung vào 6 trụ cột chính gồm: Bán hàng (Sales), Thương hiệu/Tiếp thị (Brand/Marketing), Sản xuất (Production), Chuỗi cung ứng (Supply Chain), Con người (People) và Mở khóa (Unlock) được hỗ trợ bởi dự án Sabeco 4.0 và các sáng kiến quản trị.
Các sáng kiến chuyển đổi sẽ được hỗ trợ bằng dự án Sabeco 4.0. Chính thức khởi động vào năm 2020, Sabeco 4.0 cho phép doanh nghiệp cải thiện cách thức làm việc thông qua việc tối ưu hóa, chuẩn hóa và tự động hóa các quy trình, bắt đầu từ chuỗi cung ứng, vận hành kho bãi, bán hàng và hệ thống kinh doanh thông minh.
Song hành cùng mục tiêu phát triển kinh doanh, Sabeco cũng tiếp tục đẩy mạnh những nỗ lực phát triển bền vững thông qua mô hình quan hệ hợp tác đối tác ba bên giữa Chính phủ, Doanh nghiệp và Các tổ chức xã hội. Công ty sẽ tiếp tục củng cố cam kết phát triển bền vững thông qua các sáng kiến chú trọng vào 4 mục tiêu: Tiêu thụ (Consumption), Bảo tồn (Conservation), Quốc gia (Country) và Văn hóa (Culture).
Ông Bennet Neo - Tổng Giám đốc Sabeco chia sẻ, Sabeco sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các đối tác với mục tiêu chung là mở rộng hoạt động kinh doanh, lấy mục tiêu tăng trưởng hàng đầu, tạo ra giá trị cho người tiêu dùng, lấy khách hàng và cổ đông làm trọng tâm phát triển.
"Bối cảnh kinh doanh năm 2022 đang dần tươi sáng, nhưng vẫn tồn tại những thách thức và biến động bởi sự gia tăng của chi phí đầu vào. Tuy vậy, chúng tôi sẽ duy trì sự cẩn trọng và tập trung vào kết quả kinh doanh, cũng như nỗ lực mang đến những điều tốt đẹp nhất cho Việt Nam và đưa thương hiệu Việt ra thị trường quốc tế", ông Bennet Neo nhấn mạnh.
Thúc đẩy kênh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử Những tháng đầu năm 2022, các địa phương như Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Bắc Kạn, Bình Định, Cần Thơ... đã ban hành kế hoạch, triển khai kết nối xúc tiến tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam. Bộ TT&TT tổ chức hội nghị tập huấn, đào tạo cho đoàn viên thanh niên các địa...