Nhiều đặc sản của huyện Mê Linh sắp xuất hiện tại WinMart/WinMart +
Lãnh đạo huyện Mê Linh ( Hà Nội) đã làm việc với Tập đoàn WinMart về việc cung cấp nông sản thế mạnh của huyện tới người tiêu dùng cả nước.
Theo ông Lê Văn Khương, Phó Chủ tịch UBND huyện, Mê Linh hiện có nhiều loại cây trồng thế mạnh, có khả năng tiêu thụ trong hệ thống chuỗi cung ứng của Tập đoàn WinMart và WinMart như: rau ăn lá, củ cải trắng, hoa các loại (hoa hồng cắt cành, hoa hồng chậu, hoa cúc, hoa ly, hoa đào…); các loại quả như ổi, bưởi đỏ, chuối, đu đủ, hồng xiêm…
Hiện nay, tổng diện tích rau, đậu của huyện là hơn 3.600 ha, sản lượng bình quân đạt 91.000 tấn; diện tích hoa khoảng 2.000 ha, sản lượng đạt 340 triệu bông; diện tích cây ăn quả đạt 860 ha, sản lượng gần 10.000 tấn.
Ông Nguyễn Thanh Liêm – Bí thư Huyện ủy – phát biểu tại buổi làm việc.
Huyện đã có 55 sản phẩm được công nhận 3 – 4 sao trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP”. Ngoài ra, huyện có hơn 50 ha chuyên sản xuất rau an toàn và 10 ha sản xuất quả đạt tiêu chuẩn VietGap. Hiện, một số sản phẩm như củ cải trắng, hành tây, cà chua… của huyện đã tiếp cận được với nhiều siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trong và ngoài thành phố Hà Nội.
Sản xuất nông nghiệp tại Mê Linh đã hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn như vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng rau an toàn, vùng trồng hoa, vùng chăn nuôi tập trung…với hệ thống đường giao thông được đầu tư đồng bộ, đảm bảo kết nối, giao thương thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh, dịch vụ.
Video đang HOT
Đại diện Tập đoàn WinMart, bà Phạm Huyền Trang – Giám đốc mua hàng thực phẩm tươi sống của chuỗi WinMart và WinMart cho biết: Tập đoàn WinCommerce vừa đổi tên chuỗi siêu thị VinMart thành WinMart, chuỗi cửa hàng VinMart thành WinMart . Hiện hệ thống có 123 siêu thị WinMart và hơn 2.700 cửa hàng WinMart trên toàn quốc, luôn duy trì tỷ lệ hơn 90% hàng hóa nội địa. Thông qua WinMart/WinMart , sản phẩm chất lượng của nhà sản xuất, người nông dân được phân phối rộng khắp, cắt giảm chi phí trung gian, nhanh chóng đến tay người tiêu dùng.
Với mục tiêu mở rộng ở 63 tỉnh, thành trong cả nước, phục vụ hơn 10 triệu lượt khách mỗi tháng, WinMart và WinMart mong muốn được tìm hiểu, tiếp cận, nắm bắt và hợp tác với huyện Mê Linh để đưa các sản phẩm nông sản thế mạnh của huyện vào chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn quốc.
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Liêm trực tiếp giới thiệu sản phẩm bưởi đỏ – đặc sản của xã Tráng Việt, huyện Mê Linh.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Liêm – Bí thư huyện ủy Mê Linh – khẳng định, huyện mong muốn Tập đoàn WinMart hợp tác lâu dài với huyện, nhằm tạo đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con. Tới đây, huyện sẽ quy hoạch vùng, định hướng cho bà con trong việc sản xuất chuyên canh, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng (sản xuất ra những sản phẩm thị trường trường cần). Đồng thời quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát bà con nông dân trong quá trình sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của siêu thị.
Ông Liêm giao UBND huyện hực hiện kết nối tập đoàn với UBND các xã, các Hợp tác xã để việc hợp tác thu mua nông sản của bà con diễn ra thuận lợi và thành công.
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Liêm cùng Tập đoàn Winmart đến thực địa cánh đồng hoa hồng cắt cành tại xã Văn Khê
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Liêm cùng các đại biểu thực địa tại khu trồng hoa hồng thế của xã Mê Linh
Các đại biểu tham quan mô hình trồng rau tại xã Tiền Phong
Bưởi đỏ Đông Cao, xã Tráng Việt là giống bưởi quý hiếm, đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã đánh mã số để duy trì giống gen
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Liêm cùng Tập đoàn Winmart cũng đã đến thực địa cánh đồng hoa hồng cắt cành tại xã Văn Khê, tham quan mô hình trồng rau tại xã Tiền Phong…
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân xã Hoằng Thắng
Xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm qua, xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, chú trọng phát triển các mô hình sản xuất mới; lấy sản xuất nông nghiệp làm nền tảng để thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển.
Phát triển diện tích trồng dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa).
Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, xã Hoằng Thắng đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, khuyến khích người dân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đồng thời, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, theo chuỗi liên kết, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đơn cử như mô hình trồng bí xanh đã được người dân mạnh dạn đưa vào trồng thí điểm từ năm 2016, với diện tích 17 ha để thay thế cho một số loại cây màu truyền thống hiệu quả kinh tế thấp. Sau vụ đầu tiên thu hoạch, nhận thấy đây là loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, thời tiết, phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, xã đã mở rộng diện tích; quy hoạch vùng sản xuất bí xanh tập trung, với diện tích hơn 100 ha; đồng thời, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, cung ứng giống và vật tư nông nghiệp để người dân yên tâm sản xuất. Theo nhận xét của các hộ dân, trồng bí xanh kỹ thuật khá đơn giản, ít công chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao; chi phí sản xuất cho 1 ha bí xanh từ 25 đến 30 triệu đồng. Sau thời gian 90 ngày trồng, cây bí sẽ cho thu hoạch, với sản lượng bình quân từ 25 - 30 tấn/ha, lợi nhuận từ 150 - 170 triệu đồng/ha. Hiện nay, cây bí xanh đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực của xã Hoằng Thắng. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã còn phát triển một số loại cây trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, như: ngô, lạc, dưa hấu, rau màu các loại... Cùng với đó, xã khuyến khích, tạo mọi điều kiện để người dân phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Các mô hình kinh tế chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản... Người dân cũng được chính quyền xã tạo điều kiện để tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi do các đơn vị chuyên môn trong huyện tổ chức; triển khai tiêm phòng cho vật nuôi theo đúng kế hoạch đề ra. Để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xã đã chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX để trở thành "cầu nối" liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa người dân và doanh nghiệp. Hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học - kỹ thuật, như: Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng dưa trong nhà lưới, nhà màng, với diện tích gần 3 ha,...
Đi đôi với sản xuất nông nghiệp, xã Hoằng Thắng còn chú trọng phát triển dịch vụ thương mại, vận động các hộ sản xuất, kinh doanh thành lập doanh nghiệp để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Các hộ phát triển nghề mộc, cơ khí, chế biến nông sản,... đã chú trọng đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, UBND xã cũng đã tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, bảo đảm vệ sinh môi trường, hỗ trợ các mô hình sản xuất... để các hộ tham gia phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng, như: điện, đường, trường, trạm, chợ,... thường xuyên được đầu tư củng cố, sửa chữa, nâng cấp.
Với những giải pháp cụ thể, đúng hướng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã Hoằng Thắng không ngừng được cải thiện, hiện thu nhập bình quân đầu người đạt 51 triệu đồng/năm. Chia sẻ về những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Sỹ, phó chủ tịch UBND xã, cho biết: Xã sẽ tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng và chuyển giao nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, có sức cạnh tranh; mở rộng diện tích sản xuất tập trung. Làm tốt công tác khuyến nông, cung ứng các dịch vụ nông nghiệp để người dân yên tâm phát triển sản xuất. Đồng thời, phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại hiện có và du nhập nghề mới phù hợp với điều kiện của địa phương; tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Trị có nhiều sản phẩm OCOP là đặc sản, dược liệu UBND tỉnh Quảng Trị vừa quyết định công nhận 38 sản phẩm tham gia và được xếp hạng trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021; trong đó có 9 sản phẩm xếp hạng 4 sao, 29 sản phẩm xếp hạng 3 sao. Các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020. Ảnh: baoquangtri.vn Qua...