Nhiều cửa hàng Món Huế bất ngờ đóng cửa tại Hà Nội – Sài Gòn, xôn xao thông tin nợ tiền lương nhân viên, nhà cung cấp
Từ sáng 22/10, báo chí phản ánh nhiều cửa hàng Món Huế đóng cửa và treo bảng “trả lại bặt bằng”. Có thông tin cho rằng, hệ thống bán hàng này còn nợ tiền lương nhân viên và chưa thanh toán cho nguồn cung cấp thực phẩm.
Theo ghi nhận của PV, tất cả các cửa hàng mang thương hiệu Món Huế tại TP.HCM và Hà Nội đã đóng cửa và các chủ nhà đã đăng thông tin cho thuê lại mặt bằng.
Tại Hà Nội, cửa hàng số 65 Xã Đàn đã đóng cửa nhưng không có bất kỳ thông báo nào, bên trong các đồ đạc đã được di chuyển và có dấu hiệu sửa chữa mới.
Món Huế cơ sở Xã Đàn đã đóng cửa
Trao đổi với PV, chị Linh ở khu vực cho hay: “Hơn 1 tuần nay bất ngờ nhà hàng đóng cửa, thi thoảng vẫn thấy nhóm khách hẹn đến đây rồi lại phải bỏ đi. Chúng tôi chưa hiểu lý do tại sao”.
Cũng tương tự, tại địa chỉ số 9 Văn Miếu, cửa hàng này đã được chủ nhà treo biển thông tin “cho thuê mặt bằng”.
Một người bảo vệ cho cửa hàng bên cạnh thông tin: “10 ngày nay họ đã đóng cửa, tôi nghe nói hơn 40 cơ sở của toàn Hà Nội đều đóng cửa do làm ăn không hiệu quả”.
Cơ sở số 9 Văn Miếu đã treo biển cho thuê cửa hàng
Cũng tương tự, cơ sở số 3 Láng Hạ của hệ thống nhà hàng Món Huế đã được đập bỏ toàn bộ phần thiết kế bên ngoài.
Video đang HOT
Cơ sở số 3 Láng Hạ
62 Trần Đại Nghĩa (Hai Bà Trưng) đã đóng cửa
Một trong những cơ sở hút khách tại địa chỉ 179 Phố Huế cũng tương tự
Một người làm nghề xe ôm truyền thống ngay trước cửa hàng món Huế số 75 phố Tràng Thi cho biết hơn 10 ngày nay thấy cửa hàng đóng cửa, hằng ngày vẫn có người ra vào tu sửa ở cửa hàng.
Cũng theo ghi nhận, tình trạng các cửa hàng Món Huế tại TP.HCM đã đồng loạt đóng cửa.
Chi nhánh 626, Lê Quang Định, quận Gò Vấp (TP.HCM) treo bảng tạm ngưng bán để sửa chữa và hứa hẹn sẽ sớm trở lại. Nhiều người dân ở đây cho biết không rõ quán đã đóng cửa từ khi nào.
Bên trên cửa, biển hiệu đã tháo, dán đầy giấy thông báo cho thuê nhà. Tương tự chi nhánh Lê Quang Định (Gò Vấp), không ai biết lý do đóng cửa vì sao.
Chi nhánh số 11, Lê Thánh Tôn, quận 1, TP.HCM đã đóng cửa gần 1 tháng.
Tương tự là chi nhánh 80 Đồng Khởi, Q.1
Theo chia sẻ trên mạng xã hội, tài khoản Nguyen Duy Chuong cho biết Công ty Huy Việt Nam (đơn vị sở hữu chuỗi Món Huế, Phở Ông Hùng…) đã mua nguyên liệu từ doanh nghiệp của người này nhưng không thanh toán theo đúng hạn hợp đồng.
Hiện tại mọi nỗ lực liên hệ với Công ty Huy Việt Nam để xác nhận thông tin, tuy nhiên không thể có lời giải đáp.
“Khi chúng tôi gọi điện cho những người có trách nhiệm, không ai bắt máy, văn phòng thì toàn bộ nhân viên nghỉ hết, các chi nhánh Món Huế cũng đóng cửa không hoạt động”, người này viết.
Theo đó, Huy Việt Nam sở hữu các chuỗi nhà hàng Món Huế, Phở Hùng, Cơm Thố Cháy, Iki Sushi, House of Phở và Great Bánh Mì. Riêng Món Huế có gần 80 chi nhánh trên 5 tỉnh, thành trên cả nước.
* Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Theo Helino
Tiếp diễn cuộc đua tăng lãi suất huy động
Lãi suất huy động đang khiến nhiều người không khỏi bất ngờ và đặt câu hỏi: Liệu cuộc đua đã kết thúc hay vẫn còn tiếp diễn và lãi suất sẽ đi về đâu?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tại Tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2019 ngày 10/10, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính ngân hàng cao cấp, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, cho biết mặt bằng lãi suất huy động từ đầu năm đến nay đã tăng khoảng 0,2 - 1,5%. Dự báo trong năm 2020, mặt bằng lãi suất huy động sẽ khó giảm, bởi nhu cầu vốn của các ngân hàng vẫn rất cao.
Lãi suất vượt mốc nhạy cảm
Sau đợt tăng lãi suất huy động trong quý III, một số ngân hàng tiếp tục đẩy lãi suất ngay trong những ngày đầu quý IV/2019 nhằm chuẩn bị vốn đáp ứng nhu cầu mùa kinh doanh cao điểm của doanh nghiệp (DN) vào cuối năm.
Quan sát trên thị trường cho thấy ngay từ đầu tháng 10, các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất không chỉ ở các kỳ hạn dài, thậm chí kỳ hạn trên 6 tháng cũng được một số nhà băng điều chỉnh tăng cao.
Điển hình, SCB đang huy động lãi suất tiết kiệm 6 tháng ở mức 8,1%/năm, nếu gửi tiết kiệm online, lãi suất cao nhất 8,21%/năm khi gửi trên 10 tỷ đồng.
Một số ngân hàng huy động kỳ hạn 6 tháng với mức lãi suất 7%/năm hoặc hơn, như Viet Capital Bank: 7,4%/năm, Vietbank: 7,1%/năm, NCB: 7%/ năm, Techcombank: 6,1 - 7%/năm tùy theo số tiền gửi...
Với kỳ hạn dài từ 12, 18, 24 tháng, các ngân hàng thương mại đang niêm yết ở mức khá cao như Nam A Bank trả lãi 8,5% cuối kỳ với các khoản tiền gửi có kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng; Eximbank áp dụng mức 8,4% với các khoản tiền lớn hơn 100 tỷ đồng; LienVietPostBank và Sacombank niêm yết mức lãi 8%/năm dành cho khoản tiền gửi tiết kiệm từ 300 tỷ đồng trở lên.
Bên cạnh đó, cũng có những ngân hàng sẵn sàng trả lãi suất trên 8%/ năm, lãi trả cuối kỳ mà không kèm thêm bất cứ điều kiện gì như ABBank (8,3%), NCB (8%), VIB (7,99%)...
Công ty chứng khoán SSI đánh giá việc giảm lãi suất điều hành có thể giảm bớt áp lực thanh khoản trong giai đoạn cao điểm cuối năm, giúp lãi suất huy động và cho vay được giữ ổn định, nhưng khả năng giảm trong quý IV là khá thấp.
Lãi suất huy động khó giảm trong thời gian tới
Mặt bằng lãi suất khó giảm
Theo đánh giá của Ts. Cấn Văn Lực, trên thị trường đang xảy ra việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động cục bộ ở các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ, nhưng mặt bằng lãi suất huy động cũng đẩy tăng 0,2 - 1,5% so với cuối năm 2018.
Nguyên nhân là để chuẩn bị dòng vốn cuối năm, đáp ứng lộ trình Basel II và yêu cầu giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Ngoài ra, còn vấn đề nữa xảy ra trên diện rộng hơn, đó là các ngân hàng năm nay liên tục phát hành trái phiếu, chủ yếu để huy động vốn cấp 2.
Ông Lực cho rằng thị trường trái phiếu DN tăng trưởng tích cực, các ngân hàng đã chủ động huy động được vốn. Tuy nhiên, chính sự cạnh tranh lớn đã khiến mặt bằng lãi suất huy động tương đối cao, đẩy mặt bằng lãi suất của hệ thống lên mức cao.
Tuy nhiên, điều này cũng không đáng lo ngại do lượng huy động không phải là nhiều. Theo số liệu thống kê, tổng cả khối ngân hàng và DN phát hành khoảng 157.000 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân hàng chiếm 50%.
Theo nhận định của ông Lực, mặt bằng lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm sẽ ổn định, nhờ 3 lý do chính: NHNN đã giảm lãi suất điều hành hỗ trợ cho thanh khoản; hệ thống các tổ chức tín dụng nghiêm túc thực hiện chỉ đạo chung của cơ quan quản lý về ổn định mặt bằng lãi suất cho vay; đồng thời tín dụng từ đầu năm đến nay đã tăng trên 9%.
"Hệ thống các tổ chức tín dụng cũng muốn đẩy mạnh hơn tín dụng từ nay đến cuối năm để đạt chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận. Do đó, các ngân hàng cũng không thể tăng lãi suất vì sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu thực của DN", ông Lực nói.
Hiện nay, các ngân hàng chấp nhận chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra (NIM) nhỏ hơn trước rất nhiều. Do đó, các ngân hàng phải đa dạng hóa những dịch vụ như tăng cường cho vay bán lẻ, tiêu dùng để bù đắp cho chênh lệch NIM.
Đánh giá về mặt bằng lãi suất huy động đầu năm 2020, ông Lực cho rằng Việt Nam muốn ổn định thị trường tiền tệ, tăng hấp dẫn VND nên sẽ luôn duy trì chênh lệch lãi suất giữa USD với VND ở mức hấp dẫn để hút tiền gửi của người dân.
Ngoài ra, theo quy định từ đầu năm 2020, khoảng 12-15 ngân hàng bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn Basel II, còn lại khoảng hơn 20 ngân hàng khác đến năm 2025 phải thực hiện.
"Câu chuyện huy động vốn trung dài hạn và đáp ứng hệ số CAR không dễ. Do đó, các ngân hàng bắt buộc phải tăng sức hấp dẫn lãi suất để huy động vốn. Đây chính là lý do khiến lãi suất huy động khó giảm trong thời gian tới", ông Lực khẳng định.
Theo Huyền Anh/thoibaokinhdoanh.vn
Chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm Ông Nguyễn Văn Sắc (xã Thụy An, huyện Ba Vì) cho hay, để phục vụ nguồn cung thịt gà vào các tháng cuối năm, trang trại của gia đình ông đã tăng tổng đàn lên 10.000 con. Nếu chăn nuôi thuận lợi, trang trại của ông sẽ cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn thịt gà thả vườn vào dịp tết năm...