Nhiều cử nhân, thạc sĩ cất bằng đi học nghề
Nhiều thạc sĩ, cử nhân các ngành danh giá thấy công việc chuyên môn không phù hợp. Họ cất bằng, đi học những nghề mà nhiều người cho là đơn giản, tay chân để được làm công việc yêu thích.
Cuối tuần qua, mạng xã hội xôn xao trước thông tin một nghệ sĩ nhận xét người làm thợ, như thợ làm móng, hay bán hàng online có học thức không cao. Nhận xét này không những bị cộng đồng mạng phản ứng gay gắt mà nhiều chuyên gia giáo dục nghề nghiệp cũng không đồng tình.
Không thể đánh giá học thức, phẩm cách của một con người qua bằng cấp mà họ có, nghề nghiệp mà họ đang làm (Ảnh minh họa: Nguyễn Quang).
Thạc sĩ Võ Thị Hoàng Ánh, Phó hiệu trưởng phụ trách trường Trung cấp Lê Thị Riêng cho rằng, ý kiến những người làm thợ có học thức không cao là không đúng.
Theo bà Ánh, người có bằng cấp cao không có nghĩa là học vấn cao, trình độ của mỗi người thể hiện tổng hợp ở kỹ năng nghề nghiệp, khả năng làm việc, vốn sống, cách giao tiếp, ứng xử với các mối quan hệ xã hội…
Cô Ánh cho rằng lao động chân chính thì nghề nào cũng cao quý. Không phải người có bằng cấp cao thì học thức cao, phẩm chất hơn người làm thợ có bằng sơ cấp, trung cấp hay lao động tay chân.
Ở trình độ trung cấp, trường nghề không chỉ đào tạo kỹ năng làm móng, bán hàng online – đó chỉ là một kỹ năng nằm trong chương trình đào tạo hoàn thiện, có nhiều kỹ năng và các kiến thức nền tảng như quản trị kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp…
“Người học nghề được đào tạo bài bản cả kiến thức nền tảng, kỹ năng nghề để phục vụ công việc nên không thể nói người học những nghề này là học thức không cao” – thạc sĩ Hoàng Ánh nêu quan điểm.
Theo Phó hiệu trưởng Trung cấp Lê Thị Riêng, khi chọn nghề nghiệp, quan trọng chọn làm nghề gì phù hợp với mình, có được thu nhập tốt để chăm lo cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội; còn bằng cấp chỉ là chứng nhận để đạt được những điều kiện mà đơn vị tuyển dụng yêu cầu, không thể hiện được hết năng lực hay học vấn.
Ngoài ra, vẫn có những thợ làm móng, người bán hàng online có bằng cử nhân, thạc sĩ qua quá trình phấn đấu, học tập không ngừng. Cũng có những cử nhân, thạc sĩ lại chuyển sang học nghề, đi bán hàng online, đi làm móng…
Nhiều cử nhân, thạc sĩ lại chuyển sang học nghề, đi bán hàng online, đi làm móng… (Ảnh minh họa: Nguyễn Quang).
Video đang HOT
Tại trường Trung cấp Lê Thị Riêng, năm nào cũng có thạc sĩ, cử nhân các ngành mà mọi người đánh giá là danh giá, “hot” đăng ký học các lớp dạy nghề sơ cấp, trung cấp.
Trong đó, nghề làm móng và bán hàng online trình độ sơ cấp được rất nhiều người có bằng cấp cao theo học. Nhiều người chọn học trình độ trung cấp (trung cấp Chăm sóc sắc đẹp và trung cấp Dịch vụ – Tài chính) để có nền tảng tốt hơn khi khởi sự kinh doanh trong các ngành này.
Năm nay, trường Lê Thị Riêng có 3 học viên như vậy, một người đăng ký học trung cấp Chăm sóc sắc đẹp và hai người học trung cấp Kỹ thuật chế biến món ăn.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, sự thành công trong nghề nghiệp là cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi làm nghề đó, có thể làm nghề suốt đời, có kinh tế để nuôi sống bản thân…
Việc lựa chọn nghề nghiệp phải phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình; còn trình độ nghề (trung cấp, cao đẳng, đại học hay sau đại học) chỉ là thứ yếu.
Các chuyên gia cho rằng, nhiều người có bằng cấp cao lại cất đi học nghề, bởi họ cảm thấy công việc tư duy không phù hợp. Họ muốn làm những công việc vận động, thoải mái, phù hợp với sở thích của bản thân.
Do đó, không thể đánh giá học thức, phẩm cách của một con người qua bằng cấp mà họ có, nghề nghiệp mà họ đang làm.
Cô giáo trường nghề xinh đẹp là gương mặt quảng cáo "đắt show"
Tiêu Ngọc - nữ giảng viên xinh đẹp của trường Cao đẳng Nghề chất lượng cao Hà Nội có hơn 650.000 lượt theo dõi trên Facebook và gần 42.000 lượt theo dõi trên Instagram.
Bởi thế, ngoài vai trò là nữ giảng viên, cô còn được biết đến với công việc người mẫu ảnh, một gương mặt quảng cáo "đắt show" được nhiều nhãn hàng "chọn mặt gửi vàng".
Cô giáo Tiêu Ngọc là gương mặt hút follow trên mạng xã hội.
"Học đại học không phải là con đường duy nhất"
Sở hữu gương mặt khả ái cùng gu thời trang trẻ trung, Tiêu Ngọc (tên thật là Phạm Thị Hồng Ngọc, sinh năm 1996) nhiều lần "dở khóc dở cười" vì bị nhận nhầm là sinh viên. Nhắc đến điều này, cô cho biết: "Những lúc như thế, mình chỉ cười xòa cho qua, xem đó là một lời ngợi khen vậy. Vừa tốt nghiệp đại học, mình bước vào làm nghề luôn, tính đến nay cũng 3 năm rồi.
Bản thân là một nhà giáo, mình luôn nói với các em học sinh rằng, một là các em phải học thật giỏi, hai là hãy giỏi một nghề. Và thật tuyệt vời nếu các em vừa học giỏi vừa có tay nghề cao. Học đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp.
Từ trước đến giờ, đã có rất nhiều tấm gương sáng, nhiều bạn học sinh đã đạt điểm cao trong kì thi xét tuyển cao đẳng, đại học nhưng thay vì chọn con đường 4 năm học lý thuyết thì các em đã chọn cho mình hướng đi nhanh hơn, thực tế hơn đó chính là học nghề. Học trường nghề các em được trang bị kiến thức và thực hành nghề nghiệp thực tế".
Sở hữu nhan sắc khả ái, trẻ trung, nhiều lần Ngọc bị hiểu lầm là sinh viên.
Nhớ lại những ngày đầu đứng lớp, Ngọc cho rằng đó là quãng thời gian để thích nghi và trưởng thành, dù không mấy suôn sẻ. Khi ấy, Ngọc vừa mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm sư phạm. Thế nhưng, sự nỗ lực, trau dồi không ngừng đã giúp cô thêm say mê và hãnh diện với lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.
Sau 3 năm làm việc, cô biết bản thân thật sự muốn gắn bó với công việc này. Thành tích đến từ chính năng lực và quyết tâm của học trò. Mình chỉ dám nhận về nỗ lực truyền lửa đam mê, khơi gợi trong các em tinh thần khám phá tri thức môn học".
Thời sinh viên, Tiêu Ngọc cũng từng tham gia một số cuộc thi nhan sắc. Cô giành danh hiệu Hoa khôi Thanh lịch trường Đại học Sư phạm Hà Nội, lọt top 20 nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng năm 2016...
Quan điểm nghề nghiệp của Tiêu Ngọc là nghiêm khắc, cứng rắn trong giờ học, nhưng khi ra chơi lại vui vẻ hỏi han trò chuyện với các em, tạo tâm lý thoải mái. "Trong giờ dạy, phải học nghiêm túc, bản thân mình không đặt nặng vấn đề điểm số cho học sinh, nhưng vẫn luôn phải hiểu những điều cơ bản nhất để áp dụng, chính vì thế các em bớt áp lực và có tinh thần thoải mái học hơn rất nhiều. Khi mình hòa nhập được cùng học sinh thì phát hiện ra các em tình cảm và rất ngoan", Tiêu Ngọc chia sẻ.
"Hot girl" mạng xã hội
Ngoài thời gian dành cho công việc ở trường, Tiêu Ngọc cũng có thêm nguồn thu nhập ổn định với mảng người mẫu ảnh, livestream quảng cáo. Dù không tiết lộ cụ thể số tiền kiếm được mỗi tháng nhưng với Ngọc, cô có thể mua được những món đồ yêu thích, giúp đỡ gia đình và tiết kiệm cho tương lai.
Với Ngọc, khi đi dạy cô sẽ ăn mặc kín đáo, phù hợp với môi trường giáo dục.
Còn khi đi chơi, gặp gỡ bạn bè cô lựa chọn những bộ trang phục thoải mái, gợi cảm hơn.
Nhắc đến "bí quyết" để hút người xem livestream, cô nói: "Mình thường trò chuyện với mọi người bằng những câu chuyện giản dị, bình thường của cuộc sống hằng ngày. Đôi khi mình pha thêm chút dí dỏm, hay tặng những món quà nhỏ, có ý nghĩa.
Có thể thấy một hiện tượng thường gặp trên livestream ở không gian mạng hiện nay chính là tình trạng "nói tục, chửi thề". Một bộ phận bạn trẻ xem rằng đây là một thói quen bình thường, đặc biệt là khi ra khỏi nhà, rời khỏi trường lớp và thoải mái giao tiếp trên mạng. Đôi khi các em xem đó là cách để hòa nhập, hay thể hiện "đẳng cấp", "bất cần đời". Thực tế, mạng xã hội ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển, hướng tư duy suy nghĩ của các bạn trẻ. Mỗi người cần tự nhận thức và có sự giao tiếp phù hợp thì không gian mạng mới có thể "sạch" được. Hơn nữa, khi tiếp nhận thông tin, mọi người cũng cần có sự chọn lọc".
Tiêu chí để nhận công việc của Ngọc chính là sản phẩm an toàn, nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với hình ảnh cô xây dựng. Trước khi bắt đầu dự án nào đó, Ngọc đều dành thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng sản phẩm. Bởi "những gì mình đăng tải cũng chính là thể hiện hình ảnh bản thân. Mình luôn quan niệm rằng làm gì cũng đặt cả tâm huyết vào đó, không được cẩu thả dù chỉ một chút".
Mẫu người yêu lý tưởng của cô giáo 9x xinh đẹp là chàng trai cao ráo, chín chắn, tinh tế, biết quan tâm và có công việc ổn định.
Tiêu Ngọc được mọi người yêu quý không chỉ bởi nhan sắc xinh xắn mà còn vì tính cách thân thiện, hòa đồng.
Ngọc tự chủ kinh tế, mua những món đồ yêu thích, giúp đỡ gia đình và tiết kiệm cho tương lai.
Cô cũng thích đi đây đó để mở rộng vốn sống.
Cô giáo xinh đẹp vẫn luôn chứng tỏ được độ "hot" của mình, với mỗi bài đăng đều thu hút hàng nghìn lượt tương tác.
Ảnh: NVCC
Rich kid nổi tiếng Quận 7 hiếm hoi tiết lộ về ba, cho biết ông "cày tiền lo cho con riêng chứ có đưa cho mình đâu?" Thông tin được rich kid đưa ra khiến nhiều người bất ngờ. Là một trong những rich kid Gen Z nổi tiếng, khi nhắc đến Gia Kỳ (SN: 2003), dân tình sẽ nhớ ngay đến những pha chi tiền nghe là choáng. Nào là 100 triệu đồng để được ngồi máy bay cạnh idol - Ngọc Trinh, shopping trời Âu hết vài tỷ...