Nhiều công ty và tổ chức tài chính toàn cầu chưa đáp ứng cam kết về bảo vệ rừng
Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Global Canopy công bố ngày 13/1, nhiều công ty và tổ chức tài chính toàn cầu có khả năng lớn nhất trong việc kiềm chế nạn phá rừng vẫn chưa làm tròn trách nhiệm của họ.
Qua đó làm suy yếu các cam kết về bảo vệ rừng được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ( COP26) hồi tháng 11/2021.
Rừng nhiệt đới Amazon. Ảnh: imgkid.com
Trong báo cáo phân tích mang tên “Forest 500″, Global Canopy đã tiến hành đánh giá 350 công ty chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc sản xuất, tiêu thụ hoặc kinh doanh các sản phẩm thúc đẩy nạn phá rừng, cùng 150 ngân hàng, công ty đầu tư và quỹ hưu trí lớn nhất trên toàn cầu cung cấp tài chính cho những doanh nghiệp này. Trong số này, có tới 1/3 số công ty hoàn toàn không có cam kết bảo vệ rừng và 72% chỉ đề cập đến một phần các sản phẩm liên quan đến phá rừng trong chuỗi cung ứng của họ. Tuy nhiên, kể cả những công ty có cam kết bảo vệ rừng với từng sản phẩm cụ thể như đậu tương, thịt bò và da, cũng không đưa ra được bằng chứng cho thấy họ đã thực hiện các cam kết đó.
Giám đốc điều hành Global Canopy, Niki Mardas nhận định có quá ít công ty nhận thức được những nguy cơ đối với khí hậu do phá rừng, khi chỉ có vài doanh nghiệp đưa thông tin về chuỗi cung ứng của họ trong báo cáo. Cargill, Colgate-Palmolive, Nestle Corp., Unilever và PepsiCo nằm trong số 15 công ty có xếp hạng cao nhất, trong khi khoảng 60 công ty, chủ yếu tới từ Trung Quốc, Brazil và Argentina có điểm số đánh giá thấp nhất. Tương tự, các doanh nghiệp tài chính cũng không đạt được nhiều tiến triển trong vấn đề bảo vệ rừng, khi cấp hơn 5.500 tỷ USD/năm cho các công ty nằm trong chuỗi cung ứng liên quan đến nạn phá rừng. Cụ thể, có 93/150 tổ chức được phân tích không có quy định về hạn chế phá rừng khi đầu tư, hoặc cho các công ty cung ứng sản phẩm có liên quan đến phá rừng vay vốn, và chưa tới 24 ngân hàng hoặc doanh nghiệp đầu tư có các chính sách về vấn nạn phá rừng đã công bố các tiến triển liên quan đến vấn đề này.
Cựu Giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận về khí hậu We Mean Business nhấn mạnh việc chấm dứt phá rừng làm nông nghiệp để giảm một nửa lượng khí thải và khôi phục đa dạng sinh học vào năm 2030 không phải là một lựa chọn mà là biện pháp cần thiết đối với những công ty đã cam kết đạt mục tiêu trung hòa về khí thải. Theo chuyên gia này, đây đều là những biện pháp đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở ngưỡng 1,5 độ C.
Phá rừng để phục vụ sản xuất các loại hàng hóa như dầu cọ và đậu nành, chăn nuôi gia súc và khai thác gỗ, đang là mối đe dọa đối với khí hậu, cộng đồng và sự đa dạng của sự sống trên Trái Đất. Báo cáo chỉ ra rằng nạn phá rừng nhiệt đới gây ra lượng phát thải khí CO2 chỉ sau lượng phát thải của Trung Quốc và Mỹ. Ở Brazil, tỷ lệ phá rừng đã tăng 22% vào năm 2021, mức cao nhất trong 15 năm qua, nguyên nhân chủ yếu do các ngành sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và nông nghiệp. Theo các dữ liệu thu được qua vệ tinh, trong hai thập kỷ qua qua, lưu vực sông Amazon đã mất khoảng 10.000 km m2 rừng mỗi năm.
Theo báo cáo, những công ty sản xuất và bán đậu tương, thịt bò và dầu cọ chỉ chiếm hơn một nửa trong danh sách Forest 500, với một nửa là các nhà sản xuất, bán lẻ, chuỗi cung ứng thực phẩm ăn nhanh và nửa còn lại các công ty nông nghiệp. Nhiều công ty trong số này là các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, khiến họ nhiều khả năng sẽ phải điều chỉnh để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng. Tại Hội nghị COP26 vào tháng 11/2021, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định người tiêu dùng ở châu Âu đang ngày càng có xu hướng không muốn mua những sản phẩm liên quan đến nạn phá rừng hoặc làm suy thoái rừng. Trên thực tế, nhiều quốc gia cũng đã ban hành các điều luật và quy định nhằm kiềm chế nạn phá rừng. Tại Anh, kể từ tháng 11/2021, các công ty được yêu cầu phải đảm bảo chuỗi cung ứng của họ không liên quan đến hoạt động phá rừng.
Vì sao nhiều "người rừng" ở Tây Nguyên đồng loạt đòi nghỉ việc?
"Cứ nhìn đến vết sẹo trên cơ thể là tôi lại nhớ rừng da diết nhưng quay về với nghề, chắc tôi từ chối", anh Ngọc Anh - người từng có gần 10 năm gắn đời mình với nghề bảo vệ rừng - ngậm ngùi tâm sự.
Từ nhiều năm qua, vấn đề quản lý, bảo vệ rừng ở Tây Nguyên chưa bao giờ hết "nóng". Trách nhiệm của người quản lý được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên đời sống của những người ngày đêm bảo vệ rừng dường như chưa tương xứng với công sức bỏ ra.
"Nhớ rừng da diết, nhưng quay về với nghề, chắc tôi từ chối"
Đó là lời than thở buột ra từ miệng một người từng có 10 năm công tác trong ngành quản lý, bảo vệ rừng tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) khi được chúng tôi hỏi lý do anh đã rời bỏ rừng.
Cán bộ quản lý bảo vệ rừng ngày đêm bám rừng với áp lực công việc rất lớn (Ảnh: Uy Nguyễn).
Video đang HOT
Anh Nguyễn Ngọc Anh (34 tuổi) vẫn còn nhớ như in quãng thời gian công tác trong nghề. Từ ngày trẻ, anh xông xáo cùng anh em đồng nghiệp nhận nhiệm vụ tại những tiểu khu xa xôi, cách trở, những nơi không điện, không nước sạch, không sóng điện thoại... Mỗi tháng, anh cũng như các đồng nghiệp, chỉ về nhà được một lần.
Việc di chuyển trên những con đường bùn lầy, nhão nhoẹt hay băng qua những con suối trơn trượt dường như đã quá quen thuộc đối với anh. Bản thân anh xác định vào nghề sẽ chịu khổ, không ngại gian nan.
Một vài ký gạo, đôi gói mì tôm, ít lương khô, một chiếc võng... là đủ cho hành trình hàng tuần liền giữ rừng của cán bộ bảo vệ rừng.
Băng rừng, lội suối với những bữa cơm nắm vội vã (Ảnh: Uy Nguyễn).
Vào đúng ngày Noel năm 2010, khi đang cùng đồng nghiệp tuần tra bằng xe máy trên đường hướng ra khu vực rừng giáp ranh huyện MĐrắk, anh Nguyễn Ngọc Anh bị lâm tặc mật phục và bắn liên tiếp nhiều phát đạn chì vào người.
"Trong đoàn có tôi bị dính 29 viên đạn và anh Trạm trưởng dính 5 viên. Bị đạn găm vào cơ thể tôi ngã quỵ xuống đường, cả người đau buốt đến tái tê và lập tức được đưa ra khỏi rừng để chữa trị", anh Nguyễn Ngọc Anh nhớ lại.
Máu, mồ hôi và cả nước mắt của anh nhỏ xuống trên con đường mòn trong rừng để về thị trấn cấp cứu. Ấy vậy mà khi vết thương vừa chớm lành, anh cán bộ bảo vệ "lá phổi xanh" Tây Nguyên lại vội vàng quay về rừng nhận nhiệm vụ như chưa từng có điều gì xảy ra.
Việc bị lâm tặc manh động, hung hãn tấn công không còn quá xa lạ với những người gắn đời mình với nghề quản lý, bảo vệ rừng (Ảnh: Nguyễn Tân).
Đam mê và yêu nghề là vậy nhưng anh Ngọc Anh chỉ bám trụ thêm 8 năm rồi nộp đơn xin thôi việc. Anh nói anh chịu được khổ nhưng áp lực giữ rừng quá lớn và anh không có điều kiện lo được cho bố mẹ già nơi quê nhà. Vậy nên anh đành dừng lại.
"Tôi quay về Nghệ An rồi xin ra biên giới làm bốc vác thuê, sau đó lại vào Bình Dương bám trụ đủ thứ nghề để kiếm sống. Cứ nhìn đến vết sẹo trên cơ thể là tôi lại nhớ rừng da diết nhưng để quay về nghề giữ rừng chắc tôi sẽ từ chối", anh Ngọc Anh ngậm ngùi.
Những chuyến băng rừng đầy gian nan vất vả (Ảnh: Uy Nguyễn).
Anh Trịnh Xuân Ánh (29 tuổi) từng công tác tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) đã đành bỏ công việc bảo vệ rừng sau 3 năm gắn bó.
Theo anh Ánh, với mức lương chỉ khoảng 3,8 triệu đồng/tháng, công việc rất áp lực, vì phải liên tục bám rừng. Bên cạnh đó, anh cũng nhận thấy cơ chế ngành khắt khe và việc phải đảm bảo cho cuộc sống gia đình nên anh đành xin nghỉ việc để làm nghề kinh doanh mưu sinh.
Nhiệm vụ nặng nề, lương thấp, áp lực lớn
Ông Bùi Quốc Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông - cho biết, Công ty quản lý tổng cộng trên 24.450 ha (trong đó diện rừng tự nhiên 22.000 ha).
Trung bình mỗi cán bộ được phân công quản lý khoảng 400 ha; tuy nhiên, mức thu nhập cho người làm nhiệm vụ bảo vệ rừng của đơn vị chỉ khoảng 4,5 - 5,2 triệu đồng/tháng và không có thưởng.
Bùi Quốc Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông buồn bã khi cầm trên tay hàng chục lá đơn xin nghỉ việc (Ảnh: Thúy Diễm).
Theo ông Tuấn, cùng làm chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng nhưng kiểm lâm là công chức, viên chức được hưởng phụ cấp, còn ở công ty, người giữ rừng chỉ là người lao động nên mức thu nhập thấp.
"Đời sống khó khăn, xa gia đình liên tục, áp lực công việc lớn nên từ năm 2020 đến nay đã có 20 người làm đơn xin nghỉ việc. Khi anh em nộp đơn, tôi cũng có động viên, khuyên nhủ nhưng đa phần anh em đều cảm thấy đã đến lúc không trụ lại được nữa. Thực sự áp lực công việc giữ rừng rất lớn, công việc đòi hỏi sự hi sinh lăn xả nhưng đồng lương thấp quá, anh em không lo được cho gia đình", ông Tuấn bùi ngùi chia sẻ khi đang cầm trên tay hàng chục lá đơn xin nghỉ của cấp dưới.
Thời gian qua hàng chục cán bộ, nhân viên gửi đơn xin bỏ nghề giữ rừng (Ảnh: Thúy Diễm).
Được biết, lâm phần của đơn vị tiếp giáp với 40 thôn buôn, cán bộ quản lý bảo vệ 5 phân trường với 6 chốt rừng, chốt xung yếu đóng 24/24. Đặc biệt, phần diện tích gỗ quý hiếm của đơn vị trải dài 6 tiểu khu với trên 4.500 ha và khoảng 12.000 người dân tộc Mông di dân tự do cũng là áp lực lớn trong quá trình bảo vệ rừng bảo vệ rừng.
Đối với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đức Hòa (tỉnh Đắk Nông) mức lương trung bình cũng chỉ vào khoảng 4 triệu đồng/tháng khiến đời sống của các cán bộ, nhân viên gặp nhiều khó khăn.
Theo lãnh đạo đơn vị này, do nguồn thu trung bình nguồn thu hàng năm của Công ty khoảng 2,35 tỷ đồng (bao gồm nguồn thu chi trả dịch vụ môi trường rừng khoảng 1,4 tỷ đồng và nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước 950 triệu đồng) rất eo hẹp. Trong khi đó, khối lượng công việc và nhiệm vụ giữ rừng rất lớn, các cán bộ phải "căng" mình để hoàn thành.
Tâm sự với PV Dân trí, anh Nguyễn Duy Dũng (35 tuổi) - nguyên phân trường trưởng phân trường Ea Tlong (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông) đã nộp đơn xin nghỉ việc sau 9 năm công tác vì không chịu được áp lực quá lớn từ công việc.
"Với chúng tôi sức ép của người làm nhiệm vụ quản lý rừng càng ngày càng lớn. Chúng tôi làm hết 100% sức mình vẫn không dám khẳng định rừng không bao giờ bị xâm hại. Cùng với nhiều lý do khác, nhiều người chọn buông bỏ dù đang rất yêu rừng", anh Dũng tâm tư.
Thực tế cho thấy các cán bộ, nhân viên quản lý bảo vệ rừng phải nỗ lực hết sức mới bám trụ được với nghề (Ảnh: Uy Nguyễn).
Tại Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea Kar là đơn vị "nóng" nhất về vấn đề quản lý, bảo vệ rừng khi cả Giám đốc, Phó giám đốc cùng hàng loạt nhân viên bị truy tố vào tháng 8/2021 khi để mất rừng.
Ông Nguyễn Phi Tiến - Phó Giám đốc phụ trách Công ty - cho biết, hiện đơn vị đang trong tình trạng thiếu hụt nhân sự khi toàn bộ có 36 cán bộ, nhân viên quản lý khoảng 14.000 ha rừng nhưng trải dài trên địa bàn 6 xã.
"Sau sự cố, với áp lực quá lớn đã có 9 đồng chí tự làm đơn xin nghỉ việc, tôi cũng động viên nhiều thì một vài người mới chịu quay lại làm việc", ông Tiến cho hay.
Cũng theo ông Tiến hiện áp lực nặng nề nhất tại đơn vị đó là quản lý rừng, trong khi trên 700 hộ dân Mông của Dự án Krông Pắk Thượng được bố trí tái định cư trên địa bàn. Nếu không quản lý chặt chẽ người dân sẽ vào rừng lấn chiếm đất làm nương rẫy nên công tác quản lý càng "căng" hơn bao giờ hết.
Đời sống khó khăn, áp lực cao... là một trong những rào cản của nghề giữ rừng (Ảnh: Uy Nguyễn).
Ngoài những khó khăn kể trên, nhiều năm trở lại đây, thực trạng ly hôn liên tiếp diễn ra đối với cán bộ, nhân viên quản lý bảo vệ rừng. Chỉ tính riêng tại Vườn Quốc gia Yok Đôn đã có khoảng 20 cặp ly hôn mà đa phần đều do người vợ chủ động.
Một phụ nữ ngoài 40 tuổi (ngụ huyện Buôn Đôn) - vợ một cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn - chia sẻ nguyên nhân chính dẫn đến quyết định ly hôn của chị là do tính chất công việc của anh.
Lăn lộn với nghề, ít có thời gian cho vợ con, không ít người làm nghề quản lý, bảo vệ rừng bị đổ vỡ hạnh phúc gia đình (Ảnh minh họa).
Khi nghe thông tin về cấp dưới liên tục ly hôn, lãnh đạo Vườn quốc gia Yok Đôn cũng nhiều lần mời cả vợ lẫn chồng đến để động viên với mong muốn hàn gắn nhưng thường không có kết quả.
(Còn nữa)
Đắk Nông: Điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng phù hợp với thực tế Nhiều diện tích đất đai tại một số địa phương tỉnh Đắk Nông đã được người dân cư trú, sản xuất ổn định nhưng vẫn thuộc quy hoạch ba loại rừng. Tình trạng này kéo dài nhiều năm đã gây ra nhiều khó khăn trong quản lý dân cư, quản lý bảo vệ rừng nên cần sớm được xử lý, điều chỉnh. Đất...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng

Hiện tượng trào bùn ở Phú Yên: Do đứt gãy các hoạt động kiến tạo

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Mãn nhãn màn hợp luyện của 36 khối diễu binh cho đại lễ 30.4

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng

Theo dấu đoàn xe chở đất "đi lạc" khỏi Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm

Hot boy Gia Bảo và dàn 'nam thần' của U17 Việt Nam
Sao thể thao
21:27:38 12/04/2025
Nam MC đình đám VTV bị mạo danh trục lợi: Về hưu ngày nào cũng làm 2 việc này
Netizen
21:27:02 12/04/2025
Israel đưa ra lập trường đàm phán mềm dẻo với Hamas
Thế giới
20:49:56 12/04/2025
Áo sát nách luôn là lựa chọn năng động và mát mẻ cho ngày hè
Thời trang
19:08:10 12/04/2025
MC Hoài Anh trẻ trung xuống phố, Mai Thu Huyền tổ chức sinh nhật chồng đại gia
Sao việt
19:02:40 12/04/2025
NSND Hồng Vân nói về 'cái khó' khi lấy chồng cùng nghề
Tv show
18:49:03 12/04/2025
4 cô gái BlackPink tái xuất, xác nhận phát hành album mới
Nhạc quốc tế
18:15:07 12/04/2025
Vì sao Trung Quân Idol từng nói không hát nhạc Bùi Anh Tuấn?
Nhạc việt
18:13:04 12/04/2025
Hành vi mất kiểm soát, dễ kích động của "ngọc nữ showbiz" vừa bị bắt, nghi liên quan ma túy
Sao châu á
18:04:45 12/04/2025
Ngôi sao 81 tuổi bí mật đính hôn cùng tình trẻ
Sao âu mỹ
17:37:42 12/04/2025