Nhiều công ty quản lý quỹ lọt “tầm ngắm” tái cấu trúc năm 2020
Theo ông Phạm Hồng Sơn- Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), trong năm 2020 sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc các công ty quản lý quỹ kinh doanh thua lỗ…
UBCK cho biết, trong năm 2019 hoạt động của các công ty quản lý quỹ tương đối ổn định và có hiệu quả. Tổng giá trị tài sản quản lý tại các công ty này hơn 312 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với thời điểm năm 2016 và tăng khoảng 20% so với cuối năm 2018. Trong năm 2019, UBCK đã cấp phép thành lập 08 Quỹ đầu tư chứng khoán, 04 Văn phòng đại diện Công ty Quản lý Quỹ nước ngoài. Như vậy tính đến nay, tổng số quỹ được cấp phép lên tới 47 Quỹ. Cùng với sự phát triển về số lượng, tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của các Quỹ tăng 34 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 50% so với thời điểm năm 2018).
Tuy nhiên, trong số 47 công ty quản lý quỹ đang hoạt động tại TTCK Việt Nam, chỉ có hơn 10 công ty có lãi và đang gia tăng sức ảnh hưởng về cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Phần lớn các công ty còn lại là những công ty nhỏ, làm ăn thua lỗ… Theo đánh giá của các chuyên gia, các công ty quản lý quỹ được kỳ vọng là nơi sinh ra các quỹ đầu tư chuyên nghiệp trong nước nhưng không dễ dàng có thể trụ lại với nghề trên TTCK Việt Nam.
Cụ thể, trong khi một số công ty đã thành công trong gọi vốn thành lập khá nhiều quỹ đầu tư như: Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM), Công ty cổ phần Quản lý quỹ MB (MB Capital), Công ty cổ phần Quản lý quỹ Kỹ thương (Techcom Capital), Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBF)…thì không ít công ty sau nhiền năm hoạt động vẫn “lỗ chồng lỗ”… Đó là Công ty cổ phần Quản lý quỹ AIC (AFM), Công ty cổ phần Quản lý quỹ Bông Sen (Lotus Capital), Công ty cổ phần Quản lý quỹ Việt Tín (VTCC)…
Ngoài ra, nhiều công ty hiện không có quỹ cũng đang có lỗ lũy kế như: Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương Đông (OMC), Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư SGI (SGIC), Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Thái Dương (Thai Duong Capital)… Đáng chú ý, trong số này có công ty ghi nhận mức lỗ lũy kế vượt quá 50% vốn đầu tư của chủ sở hữu như Lotus Capital, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Trí Tuệ Việt Nam (IVAM)…
Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương Đông (OMC) có các chỉ số tài chính âm qua nhiều năm (Nguồn: Vietstock)
Video đang HOT
Không chỉ những công ty quản lý quỹ nhỏ gặp khó khăn trong huy động vốn để lập quỹ đầu tư, mà ngay cả những công ty đã từng thành công trong huy động vốn thành lập một số quỹ, hiện không quản lý bất kỳ quỹ đầu tư nào như Công ty liên doanh Quản lý đầu tư BIDV – Vietnam Partners… ây là công ty có tỷ lệ vốn góp 50:50 của BIDV và Công ty TNHH Vietnam Partners (là ngân hàng đầu tư của Mỹ), từng thành công trong gọi vốn để thành lập hai quỹ là Quỹ đầu tư Việt Nam (VIF) và Quỹ đầu tư Việt Nam II (VIF II).
Công tác tái cấu trúc các công ty quản lý quỹ trong thời gian qua đã được UBCK thực hiện tương đối sát sao. Theo đó, UBCK đã giải thể và đình chỉ hoạt động tổng cộng 4 công ty quản lý quỹ.
Để tiếp tục tái cấu trúc các công ty quản lý quỹ, UBCK đã hạn chế cấp phép thành lập mới các công ty quản lý quỹ, đồng thời bổ sung một số quy định mới đảm bảo các tổ chức trung gian thị trường hoạt động ổn định và hiệu quả, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế, góp phần duy trì sự phát triển bền vững và an toàn của TTCK. “Đây sẽ là những bước tiếp theo trong năm 2020 nhằm tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán, trong đó có các công ty quản lý quỹ”, ông Phạm Hồng Sơn nhấn mạnh.
Hà Phương
Theo Enternews.vn
Yeah1 vướng loạt vi phạm công bố thông tin, bị xử phạt 70 triệu đồng
Ngày 31/12/2019, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG).
Theo UBCK Nhà nước, phạt tiền 70 triệu đồng theo quy định do Yeah1 công bố thông tin không đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật.
Yeah1 công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM, hệ thống công bố thông tin của UBCKNN không đúng thời hạn các tài liệu:
- Báo cáo tài chính (BCTC) quý 1/2019 (Riêng và Hợp nhất),
- Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế BCTC quý 1/2019 so với cùng kỳ năm 2018,
- Giải trình biến động kết quả sản xuất kinh doanh quý II/2018,
- Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) số 1212-YEG/2018/NQ-HĐQT ngày 12/12/2018 thông qua việc tăng vốn góp vào CTCP Giải trí Rồng.
Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2018 của Công ty thiếu thông tin về:
- Nghị quyết HĐQT số 0509D/2018/NQ/HĐQT ngày 05/9/2018,
- Nghị quyết HĐQT số 2711A/NQ/HĐQT ngày 27/11/2018,
- Nghị quyết HĐQT số 1212-YEG/2018/NQ-HĐQT ngày 12/12/2018,
Chưa có thông tin về Giao dịch giữa Công ty với các công ty mà thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc) điều hành đã và đang là thành viên sáng lập hoặc thành viên HĐQT, Giám đốc (Tổng Giám đốc) điều hành trong thời gian ba (03) năm trở lại đây theo Mẫu báo cáo tình hình quản trị công ty tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Yeah1 vướng loạt vi phạm công bố thông tin và bị xử phạt 70 triệu đồng
Yeah1 là công ty mới lên sàn vào cuối tháng 6/2018 và đã gây sửng sốt với giá cao ngất ngưỡng. Cổ phiếu YEG đã rơi từ 319.000 đồng/cp ngày đầu lên sàn chỉ còn 37.000 đồng/cp ở thời điểm hiện tại (tương đương mất đến 85% thị giá) do ảnh hưởng từ sự cố Youtube.
Cụ thể, tháng 3/2019, Youtube đã chấm dứt quan hệ hợp tác với Yeah1 do liên quan đến công ty SpringMe Pte Ltd (công ty có trụ sở Thái Lan, do Yeah1 sở hữu 16,93%) đã có hoạt động quản lý tuyển chọn kênh chưa phù hợp với chính sách của Youtube, điều này dẫn tới việc Youtube áp dụng chính sách tương tự với tất cả công ty khác liên quan với Tube Adsense trực thuộc tập đoàn.
Mặc dù đánh giá sự cố là "nhỏ" song kết quả kinh doanh quý 2 và quý 3 của Yeah1 bị ảnh hưởng nặng nề, lỗ lần lượt 117 tỷ quý 2 và 126,4 tỷ trong quý 3, đi ngược hoàn toàn với kỳ vọng ban đầu của ông Chủ tịch Yeah1 là Tập đoàn này sẽ tăng trưởng trở lại 50-60% chỉ 6 tháng sau sự cố.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
DCL ước lãi 90 tỷ đồng năm 2019 Với ước tính này, lợi nhuận của Pharimexco nhiều khả năng đang trên đà quay trở lại chu kỳ tăng trưởng mạnh kể từ năm 2018. Theo thông tin từ Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (Pharimexco-DCL), năm 2019, Công ty ước đạt gần 90 tỷ đồng lợi nhuận. Con số này tăng mạnh so với lợi nhuận năm 2018, tiến...