Nhiều công ty phân bón vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm
Từ đầu tháng 4 đến nay, nhờ mặt bằng giá phân bón liên tục tăng vọt, nhiều doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh tích cực 6 tháng đầu năm 2021.
Trong quý II, nhiều doanh nghiệp phân bón tiếp tục báo cáo lợi nhuận tăng mạnh trong quý II, lũy kế 6 tháng vượt xa kết hoạch đề ra.
Giá bán lập đỉnh, doanh nghiệp lãi khủng
Nửa đầu năm 2021, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS) đạt 846,4 tỷ đồng doanh thu, tăng 32,6% so với nửa đầu năm 2020.
Bên cạnh đó, giá sản phẩm tăng và chi phí được tiết giảm nên Công ty lãi trước thuế 66,9 tỷ đồng, lãi sau thuế 52,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 10,8 tỷ đồng. Với kết quả này, LAS đã thực hiện vượt 86% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm 2021 (36 tỷ đồng).
Tương tự, Công ty cổ phần DAP – VINACHEM (DDV) ghi nhận 748 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2021, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm 2020; biên lãi gộp tăng 6,3% lên 12,9%; lợi nhuận sau thuế đạt 54,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 27,4 tỷ đồng. So với kế hoạch lợi nhuận cả năm, DDV đã thực hiện vượt 32,5% chỉ sau 6 tháng.
Tại Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM), mặc dù vấn đề vận hành nhà máy bị gián đoạn do ảnh hưởng bởi nguồn cấp khí nguyên liệu, doanh nghiệp đã sớm khắc phục và đảm bảo sản lượng sản xuất theo kế hoạch. Tổng lượng sản xuất trong nửa đầu năm 2021 đạt 456.000 tấn, sản lượng tiêu thụ đạt 421.000 tấn.
Kết thúc nửa đầu năm 2021, hoạt động kinh doanh thuận lợi giúp DCM đạt doanh thu xấp xỉ 4.339 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 411 tỷ đồng, đều tăng so với cùng kỳ và lần lượt hoàn thành 55,4% kế hoạch doanh thu cả năm và vượt 108,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Video đang HOT
Một doanh nghiệp phân bón khác có kết kinh doanh vượt kỳ vọng là Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ (PSE). Kết thúc quý II, Công ty hoàn thành 55% kế hoạch doanh thu và vượt 63,8% kế hoạch lợi nhuận năm 2021.
Nhu cầu và giá bán tăng vọt
Trước tình hình giá phân bón cả trong và ngoài nước tăng mạnh, Cục Hóa chất ( Bộ Công Thương) đánh giá phân bón đang bước vào chu kỳ tăng và dự báo từ nay đến hết năm, giá phân bón sẽ giữ ở mức cao.
Dự báo về tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón cả nước trong năm 2021, AgroMonitor cho biết con số này sẽ đạt khoảng 10,3 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2020. Nhu cầu phân bón được dự báo tăng mạnh ở phân DAP, phân lân và NPK trong khi ure ổn định.
Về xuất khẩu, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu phân bón các loại trong nửa đầu năm đạt 663.073 tấn, giá trị 230,87 triệu USD, tăng 44% về khối lượng và 71,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu trung bình đạt 348,2 USD/tấn, tăng 18,9% so với 6 tháng đầu năm 2020.
Thị trường xuất khẩu phân bón chủ yếu của Việt Nam là Campuchia, chiếm tỷ trọng 41,2% về khối lượng và 43% về kim ngạch; đứng thứ 2 là thị trường Lào, tỷ trọng lần lượt đạt 4,8% và 5,4%.
Giá phân bón trong nước đang bước vào chu kỳ tăng và dự báo từ nay đến hết năm tiếp tục tăng cao. Ảnh: Thạch Thảo.
Tại thị trường trong nước, nhu cầu sử dụng phân bón cũng gia tăng khi tình hình thời tiết thuận lợi và giá các loại nông sản ở mức cao. Cùng với gạo, sản phẩm cây công nghiệp như cao su cũng ghi nhận khả quan, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 88,5%; giá xuất khẩu gần 1.680 USD/tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.
Trước nhu cầu cải thiện cùng diễn biến giá nguyên vật liệu và cước phí vận chuyển tăng cao, giá các mặt hàng phân bón cũng liên tục gia tăng từ đầu năm đến nay.
Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho biết giá cước vận chuyển bằng container hiện đã tăng 5 lần so với năm 2020. Trong khi đó, phân bón DAP, MAP và phân đạm ure hầu hết được vận chuyển bằng container.
Bên cạnh đó, theo thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá nguyên liệu sản xuất phân bón và giá phân bón thế giới để sản xuất các loại phân bón tổng hợp trong tháng 6 cũng tăng mạnh so với tháng 12/2020. Cụ thể, phân đạm ure tăng 62%, DAP tăng trên 54%, Kali tăng 45%, Ammonia tăng tới 60%.
Ngoài ra, nguồn cung phân bón trong khu vực Đông Nam Á đã bị sụt giảm do nhiều nhà máy bước vào giai đoạn bảo dưỡng, sửa chữa. Vì vậy, các yếu tố này đã khiến giá phân bón thế giới và phân bón trong nước bước vào chu kỳ tăng.
Chính phủ yêu cầu giảm giá cước viễn thông
Các doanh nghiệp viễn thông được yêu cầu sớm giảm giá cước để hỗ trợ người dùng trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp và kéo dài.
Đây là ý kiến của Phó thủ tướng Lê Minh Khái được Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt lại mới đây.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin & Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông sớm xem xét và quyết định việc điều chỉnh giảm giá cước viễn thông để hỗ trợ cho các khách hàng đang sử dụng dịch vụ.
Đợt dịch hồi tháng 4 năm ngoái, sau chỉ đạo của Bộ Thông tin & Truyền thông, nhiều nhà mạng đã nâng gấp đôi băng thông, hay tặng thêm dung lượng gói cước 3G/4G cho người dùng mà không tăng giá.
Hai ngày gần đây, Chính phủ liên tục yêu cầu các bộ, địa phương giảm giá các dịch vụ để hỗ trợ hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Sáng nay, Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải khẩn trương điều chỉnh giảm giá nước sạch, nhất là những nơi đang giãn cách xã hội.
Trên cơ sở đề xuất của Bộ Công Thương, hôm qua (31/7), Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng quyết định đồng ý giảm giá, miễn phí tiền điện cho khách hàng bị tác động bởi Covid-19.
Ở lần này, hộ gia đình tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (tính đến ngày 30/7), được giảm 10%, nếu dùng trên 200 kWh một tháng. Với hộ dùng dưới 200 kWh một tháng, giảm 15% tiền điện. Mức giảm áp dụng cho số tiền trước thuế VAT và trong 2 tháng (cho kỳ hoá đơn tháng 8 và 9/2021).
Đây là đợt hỗ trợ tiền điện thứ tư vì Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay. Ở lần này, các cơ sở cách ly người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 có thu một phần chi phí của người cách ly sẽ được miễn 100% tiền điện trong 7 tháng, từ kỳ hoá đơn tháng 6 đến hết năm 2021.
Bạn có đang bị ảnh hưởng công việc và thu nhập vì Covid-19? Nếu có, đừng bỏ qua khảo sát tại đây - được thực hiện bởi Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và VnExpress . Kết quả khảo sát sẽ được tổng hợp, báo cáo Thủ tướng, làm cơ sở đưa ra các giải pháp cho tình trạng hiện tại.
Chính phủ đồng ý giảm tiền điện 2 tháng cho người dân do ảnh hưởng dịch COVID-19 Ngày 31/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về đợt giảm giá điện đợt 4 cho một số khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19. Sẽ giảm tiền điện 2 tháng cho người dân do ảnh hưởng dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN. Theo Bộ Công Thương, tính đến thời...