Nhiều công ty du lịch kêu cứu vì vay tiền quá khó
Các công ty du lịch đang gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng, vay từ tiền ký quỹ do chính mình đóng.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, tính đến thời điểm này đã có 49 công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế làm thủ tục dừng hoạt động. Nhiều công ty du lịch cho hay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên đang lao đao, trong khi đó việc tiếp cận vay vốn vay ưu đãi từ ngân hàng (NH) cũng như vay từ tiền ký quỹ để duy trì hoạt động không được, vì vậy đành phải dừng hoạt động.
Đang cố gắng cầm cự
Ông Nguyễn Sơn Linh, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Nhã Linh, cho biết thị trường khách chính của công ty là Malaysia, Indonesia, Singapore… Tuy nhiên, do ảnh hưởng COVID-19, ước tính doanh thu năm nay giảm 80%. Do doanh thu giảm rất mạnh trong khi vẫn phải trả các khoản vay NH, hỗ trợ nhân viên, điện, nước… nên công ty gặp rất nhiều khó khăn.
“Chúng tôi vẫn đang ráng cầm cự cho đến hết quý III-2020. Muốn vay vốn NH cần phải có tài sản thế chấp, song những công ty du lịch nhỏ như chúng tôi đa phần không có tài sản thế chấp nên không thể tiếp cận nguồn vốn của NH” – ông Linh nêu thực tế.
Ông Linh cho biết thêm: Đa số doanh nghiệp (DN) nhỏ đều phải tự bơi, để tiếp tục duy trì hoạt động họ mong nhận được sự hỗ trợ thiết thực từ cơ quan chức năng và NH. Ví dụ như tạo điều kiện cho công ty được vay vốn từ tiền ký quỹ. “Công ty đã ký quỹ 250 triệu đồng, NH có thể cho chúng tôi vay 50% số tiền này để trang trải, chứ nếu không chắc chắn sẽ phá sản” – ông Linh tha thiết.
Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Du, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuân Nam, cho hay do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên từ tết đến nay du lịch đóng băng. “Từ hồi tháng 4, tôi đã kiến nghị với ngành du lịch có thể cho DN rút tiền ký quỹ để trang trải chi phí hoạt động. Nhưng theo quy định hiện hành, trước hết DN phải làm thủ tục để xin dừng hoạt động, nghĩa là trả giấy phép kinh doanh lữ hành cho cơ quan quản lý. Sau đó, sáu tháng sau họ mới nhận được tiền ký quỹ. Như vậy, DN đã “chết” mới nhận được tiền” – ông Du kể.
Video đang HOT
Lấy ví dụ từ công ty mình, ông Du cho hay công ty ký quỹ 500 triệu đồng. Trong tình thế bất khả kháng này, Chính phủ cần có cơ chế đặc biệt cho DN lữ hành vay 50%-70% tiền ký quỹ để cầm cự có thể chi trả lương nhân viên, thuê mặt bằng, điện, nước… “Chúng tôi chỉ cần Nhà nước tạo điều kiện như vậy, chứ Nhà nước không phải bỏ ra đồng nào cả” – ông Du nói.
Vì dịch COVID-19, ngành du lịch giảm mạnh cả về doanh thu lẫn lượng khách. Trong ảnh: Du khách tham quan ngắm hoàng hôn trên sông Sài Gòn bằng du thuyền. Ảnh: TÚ UYÊN
Tránh để phá sản hàng loạt
Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang Từ Quý Thành cho rằng việc các công ty du lịch xoay xở để có nguồn vốn duy trì hoạt động bằng cách vay tiền ký quỹ là rất khó khăn. Bên cạnh đó, với gói tín dụng 16.000 tỉ đồng dành cho vay ưu đãi lãi suất 0% để trả lương cho người lao động, phần lớn các công ty lữ hành không tiếp cận được vì NH đều yêu cầu phải có tài sản thế chấp. Trong khi du lịch là ngành đặc thù, tài sản phần nhiều là “vô hình”.
“Chính phủ cần có quy định cho phép các công ty có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa được vay tín chấp. Như vậy mới giúp họ có thể duy trì được hoạt động, tránh được chuyện phải đóng cửa, phá sản hàng loạt” – ông Thành đề xuất.
Luật sư Lê Hà Gia Thanh, Văn phòng luật sư Trần Hải Đức (Đoàn Luật sư TP.HCM), phân tích: Để có được giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa, theo Nghị định 168/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch thì DN phải ký quỹ.
Gần 472 tỉ đồng tiền ký quỹ
Theo Nghị định 168/2017 có hiệu lực từ đầu năm 2018, mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là 100 triệu đồng. Còn mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế gồm: Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch đến Việt Nam 250 triệu đồng; kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài là 500 triệu đồng. Tại TP.HCM, đến nay tổng mức ký quỹ của 1.110 DN là 471,8 tỉ đồng.
Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian DN kinh doanh dịch vụ lữ hành nhằm phục vụ cho việc xử lý trong trường hợp khách du lịch chẳng may bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng… cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà DN không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời. Ngoài trường hợp trên, DN không được sử dụng tiền ký quỹ cho mục đích khác. Luật quy định số tiền ký quỹ chỉ được hoàn trả cho DN khi không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, hoặc DN bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành…
Nhưng theo luật sư Thanh, hiện nay các DN lữ hành đang bế tắc về nguồn khách, không có nguồn thu, trong khi các chi phí phục vụ cho việc duy trì hoạt động như trả tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên, điện, nước… Thêm nữa, DN đi vay NH rất khó khăn do không có tài sản thế chấp, trong khi đó DN có tiền ký quỹ nhưng lại không được sử dụng.
“Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Chính phủ nên cho phép DN lữ hành được vay vốn NH không lãi suất, tài sản thế chấp là tiền đã ký quỹ để giúp họ duy trì hoạt động. Đây là biện pháp cần thiết để hỗ trợ họ khôi phục hoạt động bình thường sau dịch” – luật sư Thanh đề nghị.
Chẳng hạn, DN có thể mang giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa đến NH làm hợp đồng vay tín dụng bình thường với lãi suất 0% với thời hạn sáu tháng hoặc một năm. Vì với DN lữ hành quốc tế, nội địa giấy phép là tài sản. “Đằng nào NH cũng nắm đằng chuôi, nếu DN đến kỳ hạn mà chưa trả thì đề nghị Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch… rút giấy phép. Nếu DN muốn hoạt động trở lại thì phải trả nợ” – ông Thanh phân tích.
Đã đề xuất cho doanh nghiệp vay tiền ký quỹ
Đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho biết: Sở đã đề xuất NH Nhà nước Chi nhánh TP.HCM có thể cho DN vay dựa trên tiền ký quỹ của DN. Bên cạnh đó, sở cũng đề xuất ngành NH kéo dài thời gian ân hạn, giảm lãi suất cho DN nộp chậm nợ gốc trong thời gian 1-2 năm và không xếp họ vào nhóm nợ xấu.
“Chúng tôi cũng đã đề xuất hỗ trợ DN du lịch bằng hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi. Ví dụ, giảm từ 30% lãi suất trở lên so với lãi suất cho vay theo quy định thông thường” – đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho hay.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, để hỗ trợ các công ty du lịch phát triển trong thời gian tới, ngành NH sẽ tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như giảm lãi suất cho các DN du lịch để giảm chi phí hoạt động; cơ cấu lại nợ như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ để giảm áp lực trả nợ vay cho DN…
Safoco (SAF) lên lịch trả cổ tức và thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 57%
CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco (SAF - sàn HNX) cho biết, ngày 18/5 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2019 và phát hành cổ phiếu do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo đó, Safoco sẽ trả cổ tức 30% bằng tiền mặt, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ được nhận 3.000 đồng, thời gian thanh toán dự kiến từ ngày 29/5.
Đồng thời, Công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8% bằng cổ phiếu, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu vào ngày chốt danh sách hưởng quyền sẽ được trả 8 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu lẻ thập phân (nếu có) sẽ bị hủy bỏ.
Về phương án phát hành cổ phiếu thưởng, Safoco dự kiến phát hành thêm 1,5 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 19%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu vào ngày chốt danh sách hưởng quyền sẽ được nhận 19 cổ phiếu mới.
Nguồn vốn phát hành cổ phiếu trả cổ tức được lấy từ lợi nhuận sau thuế năm 2019. Nguồn vốn để thưởng cổ phiếu được lấy từ quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Kết thúc năm 2019, Safoco ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 42 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,5% so với năm trước đó. Tính đến cuối năm 2019, Công ty đạt lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 47,27 tỷ đồng, ngoài ra còn có hơn 11,14 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.
Kế hoạch kinh doanh năm 2020 đã được thông qua tại ĐHCĐ thường niên, Safoco dự kiến tổng doanh thu đạt 1.070 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 55 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 30%.
Trong đó, kết thúc quý I/2020, Công ty đạt 293,19 tỷ đồng doanh thu, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái và đã hoàn thành 27,4% mục tiêu cả năm; lợi nhuận trước thuế 15,21 tỷ đồng, tăng trưởng 2,36% và cũng hoàn thành hơn 27% kế hoạch năm.
Trên thị trường, với cơ cấu cổ đông cô đặc, cổ phiếu SAF giao dịch khá nhỏ giọt và diễn biến khởi sắc trong những phiên đầu tiên của tháng 5. Trong 4 phiên đầu tháng 5, SAF có 2 phiên đứng giá tham chiếu và 2 phiên tăng trần. Kết phiên 7/5, cổ phiếu SAF tăng trần lên mức 64.500 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh chỉ 800 đơn vị.
Lãi ròng quý 1 của Địa Ốc Hoàng Quân về đáy 5 năm Lãi ròng của Địa Ốc Hoàng Quân quý 1/2020 giảm hơn 67% chỉ đạt 3,5 tỷ đồng, mức thấp nhất trong quý kể từ 5 năm trở lại đây. Trong quý 1/2020, CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) ghi nhận doanh thu thuần hơn 138 tỷ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước....