Nhiều công ty con khó khăn, dự báo Vinachem khó thoái vốn
Đa số doanh nghiệp thuộc danh sách Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) dự kiến thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu theo Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2017 – 2020 có doanh thu, lợi nhuận quý đầu năm 2019 suy giảm mạnh.
Năm 2019, Vinachem dự kiến thoái vốn tại DRC trong quý II, thoái vốn tại CSM trong quý III.
Lợi nhuận quý I/2019 sụt giảm
Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2019. Theo đó, doanh thu đạt 657,2 tỷ đồng, giảm 31% so với quý I/2018, cùng với chi phí tài chính tăng gần gấp đôi, trong khi chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức cao, khiến lợi nhuận trước thuế thu chỉ còn gần 5 tỷ đồng, giảm 87% so với quý cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường phân bón trong nước trong giai đoạn bão hòa, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, LAS đã tăng chiết khấu cho các đại lý và giảm giá bán trực tiếp, nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn giảm, hàng tồn kho tăng. Công ty phải giãn nợ, lùi thời gian thanh toán và tăng vay nợ ngân hàng để bổ sung nguồn vốn, khiến chi phí tài chính tăng cao.
Trước đó, năm 2018, doanh thu của Công ty giảm 8,24% so với năm 2017 và bằng 87% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế giảm 19% và bằng 72% kế hoạch.
ại hội đồng cổ đông 2019 của LAS đã thông qua mục tiêu lấy lại sự tăng trưởng trong năm nay, với lợi nhuận trước thuế dự kiến 162 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2018. Kế hoạch này đang gặp thách thức khi quý I chỉ hoàn thành được 3% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Tại Công ty cổ phần Phân bón Bình iền (BFC), doanh thu quý I/2019 giảm 24,4%, lợi nhuận giảm 87,4% so với cùng kỳ năm 2018. Tại ại hội đồng cổ đông 2019, trả lời cổ đông về kế hoạch doanh thu và lợi nhuận giảm lần lượt 3% và 7% so với thực hiện năm 2018, ông Ngô Văn ông, Tổng giám đốc BFC cho biết, sự biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp, giá thành nhiều loại nông sản (hồ tiêu, lúa…) có xu hướng giảm, cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước và phân bón nhập khẩu là những khó khăn mà Công ty phải đối mặt trong năm nay.
Ba doanh nghiệp sản xuất săm lốp mà Vinachem đang sở hữu chi phối cũng vừa báo cáo lợi nhuận quý I/2019 giảm sâu so với cùng kỳ.
Video đang HOT
Báo cáo tài chính quý I/2019 của Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM) cho thấy, doanh thu tăng 8,5%, nhưng chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí tài chính đồng loạt tăng, khiến lợi nhuận chỉ còn vỏn vẹn 2,5 tỷ đồng, chưa bằng một nửa quý I/2018. Lợi nhuận trước thuế trong quý I/2019 của Công ty cổ phần Cao su à Nẵng (DRC) và Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (SRC) lần lượt giảm 19% và 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, năm 2018, lợi nhuận của cả 3 doanh nghiệp này giảm mạnh so với năm 2017 và đánh dấu đà giảm lợi nhuận năm thứ tư liên tiếp.
Danh sách các đơn vị thành viên mà Vinachem đang sở hữu chi phối có lợi nhuận kém tích cực trong quý đầu năm 2019 còn có Công ty cổ phần Bột giặt NET (NET), Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình (NFC), Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn iển (VAF)… Một số doanh nghiệp khác có lợi nhuận tăng trưởng trong quý I, nhưng kế hoạch cả năm nhìn chung khá thận trọng.
Kế hoạch thoái vốn của Vinachem
Ngày 5/1/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 16/Q-TTg phê duyệt ề án tái cơ cấu Vinachem giai đoạn 2017-2020. Theo đó, với mục tiêu bảo đảm cơ cấu hợp lý, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất – kinh doanh và sức cạnh tranh, một loạt đơn vị thành viên đang niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ được Vinachem thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu.
Trong đó, cả 3 công ty sản xuất săm lốp mà Vinnachem đang sở hữu chi phối là CSM, DRC và SRC sẽ được giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 50% vốn điều lệ (định hướng trước mắt là giảm về 36%).
ối với nhóm phân bón, hóa chất, danh sách các công ty mà Vinachem sẽ giảm tỷ lệ sở hữu là LAS, VAF, NFC, Hóa chất cơ bản Miền Nam (CAV), Thuốc sát trùng Việt Nam, Bột giặt NET, Bột giặt LIX, Pin Ắc quy Miền Nam (PAC)…
Tiến độ thoái vốn của Vinachem tại các doanh nghiệp diễn ra khá chậm, một mặt do có những khó khăn trong xác định giá trị doanh nghiệp, mặt khác là thị trường chứng khoán có diễn biến kém thuận lợi.
Tại ại hội đồng cổ đông 2019 của các doanh nghiệp trên, thông tin về tiến trình Vinachem thoái vốn được cổ đông rất quan tâm. Trả lời về vấn đề này, Ban chủ tọa đại hội DRC cho biết, Vinachem dự kiến hoàn thành thoái vốn trong 6 tháng đầu năm 2019.
Còn oàn chủ tịch đại hội CSM chia sẻ, CSM đã thực hiện xong phần kiểm toán tại doanh nghiệp và trình hồ sơ lên Ban Chỉ đạo ổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương. ối với tiến độ chung của Vinachem, đã có 3 trong số 15 đơn vị được xét. CSM sẽ là một trong những đơn vị tiếp theo. Thời điểm đấu giá thoái vốn dự kiến vào đầu quý III/2019.
Theo quy định của pháp luật hiện nay cũng như thực tế các thương vụ bán vốn nhà nước thời gian qua, khi thoái vốn, sẽ có 2 mức giá làm cơ sở tham chiếu. Một là thị giá cổ phiếu, vốn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường và hai là giá trị doanh nghiệp được xác định để thoái vốn, bám sát hơn giá trị tài sản. Trong 2 mức giá này, mức giá nào cao hơn sẽ được chọn làm giá khởi điểm.
Với xu hướng kết quả kinh doanh suy giảm trong 3 năm trở lại đây của nhiều doanh nghiệp thuộc Vinachem, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này có diễn biến giảm mạnh, thậm chí thị giá thấp hơn đáng kể so với giá trị sổ sách. Trong bối cảnh này, mức giá khởi điểm bán vốn theo giá trị doanh nghiệp được xác định nhiều khả năng sẽ cao hơn giá cổ phiếu trên sàn.
Thông thường, những thương vụ như vậy sẽ chỉ hấp dẫn nhà đầu tư tổ chức muốn sở hữu tỷ lệ lớn để tham gia quản trị, điều hành, thay đổi hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Ở góc độ nhà đầu tư tài chính, tính hấp dẫn không cao, bởi họ có thể mua trực tiếp cổ phiếu trên sàn với giá thấp hơn.
Chẳng hạn, thương vụ thoái vốn của Bộ Xây dựng tại Tổng công ty Viglacera (VGC) tháng 3/2019 có giá khởi điểm cao hơn thị giá, nên không có nhà đầu tư cá nhân tham gia, chỉ có 3 nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua. Các đợt thoái vốn của Bộ Công thương tại Sabeco hay Tổng công ty ầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thoái vốn tại Nhựa Bình Minh trước đó cũng có đối tượng mua là các tổ chức.
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh đang trên đà suy giảm, khả năng thành công của các đợt thoái vốn do Vinachem thực hiện trong thời gian tới được dự báo sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ thu hút nhà đầu tư tổ chức tham gia.
Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ quan tâm hơn đến doanh nghiệp có tỷ lệ bán vốn lớn, có những tài sản giá trị nhưng chưa khai thác tốt như đất đai, hoặc doanh nghiệp sản xuất mà đối tác có thể kết hợp hoàn thiện chuỗi giá trị của họ.
Khắc Lâm
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nhà Phú Nhuận muốn thoái vốn khỏi HDBank
Thực hiện công tác thoái vốn Nhà nước tại các các tổ chức tín dụng nhằm thu hồi vốn đầu tư, Nhà Phú Nhuận đã đăng ký bán toàn bộ số phần đang nắm giữ tại HDBank, tương ứng 0,004% vốn điều lệ của ngân hàng.
Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HoSE) vừa công bố thông tin liên quan đến việc thoái vốn cổ phần của Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận (Nhà Phú Nhuận) tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã: HDB).
Theo đó, Nhà Phú Nhuận sẽ chuyển nhượng 43.667 cổ phần đang sở hữu tại HDB với giá không thấp hơn 29.761 đồng/cp. Hình thức chuyển nhượng là trên sàn chứng khoán, đối tượng nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thời gian thực hiện trong tháng 5 nhưng trước ngày 23/5/2019.
Trong trường hợp giá tham chiếu bình quân của 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước ngày công bố thông tin thực hiện bán cổ phần chuyển nhượng vốn cao hơn giá khởi điểm nêu trên thì lấy giá tham chiếu bình quân này làm giá khởi điểm chuyển nhượng vốn.
Việc thoái vốn nhà nước của Nhà Phú Nhuận tại HDBank được thực hiện theo công văn số 7785 ngày 26/3/2018 của Văn phòng Thành ủy TP.HCM về thực hiện thoái vốn đầu tư tại ngân hàng này, nhằm cơ cấu lại doanh nghiệp, thu hồi vốn đã đầu tư tại tổ chức tín dụng.
Được biết, Nhà Phú Nhuận đã đầu tư vào cổ phiếu HDB từ tháng 3/2014, tổng cộng là 40.061 cổ phần với mệnh giá hơn 400 triệu đồng. Tiếp đó, đến tháng 10/2017, đơn vị này tiếp tục đầu tư thêm 3.606 cổ phần, tổng giá trị theo mệnh giá là 30,06 triệu đồng.
Như vậy, sau nhiều năm đầu tư, nếu chuyển nhượng thành công toàn bộ số cổ phần nắm giữ với mức giá dự kiến thoái vốn là 29.761 đồng/cp, Nhà Phú Nhuận sẽ thu về gần 1,3 tỷ đồng.
Cổ phiếu HDB chính thức niêm yết trên sàn HoSE từ tháng 1/2018. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/5, cổ phiếu HDB giao dịch tại mức giá 26.300 đồng/cp, thấp hơn mức giá mà Nhà Phú Nhuận muốn bán khoảng 11,6%.
Về HDBank, kết thúc quý I/2019, tổng tài sản HDBank đạt 202.562 tỷ đồng; huy động đạt 177.237 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 135.449 tỷ đồng tăng 12% so với cùng kỳ năm 2018 và tăng gần 5% so với đầu năm.
So với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ giảm từ mức 1,08% xuống 0,96%. Tỉ lệ nợ xấu hợp nhất cũng giảm từ mức 1,53% xuống còn 1,45%.
Với tổng thu nhập hoạt động hợp nhất đạt 2.466 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.101 tỷ đồng, HDBank tiếp tục cho thấy hiệu quả hoạt động cao, với tỷ suất sinh lời trên vốn (ROE) đạt 20,4%, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) đạt 1,7%, thuộc top dẫn đầu toàn ngành.
Theo thuonggiaonline.vn
Viglacera: Chuyển sàn mong đổi vận Theo kế hoạch, vào tháng 5, Viglacera (VGC) sẽ chuyển niêm yết sang sàn TP.HCM (HoSE). Đây là thông tin đáng chú ý bởi Viglacera là doanh nghiệp lớn, với hơn 4.483 tỉ đồng vốn điều lệ, từng muốn chuyển sàn vào đầu năm nay. Tuy nhiên, vì lý do đấu giá thoái vốn nhà nước, công ty này đã hoãn kế hoạch,...