Nhiều công ty chứng khoán “vượt khó” thành công
Sau quý I tăng trưởng cao, thị trường chứng khoán cả năm 2018 có nhiều diễn biến không thuận lợi, điểm số chung hiện thấp hơn mức đầu năm, nhưng kết quả kinh doanh của nhiều công ty chứng khoán vẫn khả quan.
Vượt kế hoạch kinh doanh 2018
Diễn biến thị trường chứng khoán trong quý IV/2018 có phần cân bằng hơn, sau quá trình giảm mạnh trong quý II và nửa đầu quý III, giúp hoạt động kinh doanh của khối công ty chứng khoán dần hồi phục, nhưng đóng góp cho thành quả của chung trong năm 2018 chính là giai đoạn quý I.
Ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, lợi nhuận sau thuế của BVSC trong năm 2018 ước đạt xấp xỉ 130 tỷ đồng, vượt khoảng 5% kế hoạch. Trong đó, các mảng môi giới, tự doanh, kinh doanh vốn… của Công ty đóng góp tỷ trọng tương đối đồng đều trong cơ cấu doanh thu.
Trong quý III/2018, BVSC đã thăng hạng thị phần môi giới từ vị trí thứ 10 trong quý trước đó lên vị trí thứ 7, với thị phần 3,47%. Công ty kiên định duy trì vị trí Top 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất năm 2018. Nhìn về triển vọng năm 2019, ông Hòa cho rằng, thị trường chứng khoán khó có đột biến, biên độ tăng giảm của thị trường sẽ thu hẹp so với năm 2018.
Khá nhiều công ty chứng khoán, đặc biệt là khối trực thuộc ngân hàng ghi nhận lợi nhuận vượt kế hoạch. Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) chia sẻ, về cơ bản, Công ty sẽ hoàn thành vượt mức so với kế hoạch doanh thu 604 tỷ đồng và lợi nhuận 200 tỷ đồng.
Với chính sách phát triển mảng khách hàng lẻ, Công ty đã đưa ra các chính sách hỗ trợ, phát triển đối với nhóm khách hàng này và thực tế đã phát huy hiệu quả, doanh thu đến từ hoạt động môi giới ghi nhận tăng trưởng so với năm 2017.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho hay, năm 2018, mảng dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) đã hoàn thành nhiều giao dịch có doanh thu và lợi nhuận cao đáng kể so so với năm 2017, trong khi mảng môi giới dịch vụ chứng khoán cũng ghi nhận tăng trưởng, giúp Công ty thực hiện vượt xa kế hoạch lợi nhuận trước thuế 160 tỷ đồng (riêng 9 tháng đầu năm đạt hơn 202 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, 177 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế).
Công ty Chứng khoán VietinBank (CTS) cũng có lợi nhuận năm 2018 vượt xa so với kế hoạch 130 tỷ đồng. Chỉ tính đến hết quý III, CTS đã đạt 149 tỷ đồng lợi nhuận; trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ đạt 136,3 tỷ đồng, gấp 9,6 lần cùng kỳ năm 2017. Thắng lớn từ hoạt động tự doanh trong năm 2018, nhưng lãnh đạo CTS nhìn nhận, hoạt động tự doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên Công ty sẽ phải tính toán kỹ lưỡng hơn trong năm 2019.
Chưa về đích, nhưng tăng trưởng cao so với năm ngoái
Video đang HOT
Theo tính toán của Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), nhiều khả năng Công ty chỉ hoàn thành từ 80 – 90% kế hoạch lợi nhuận năm 2018. Tính đến hết tháng 9, Công ty đạt doanh thu 1.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 603 tỷ đồng, bằng 74% kế hoạch lợi nhuận cả năm, nhưng ghi nhận tăng trưởng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu mảng môi giới tăng trưởng hơn 80% so với cùng kỳ, hoạt động cho vay ký quỹ (margin) cũng ghi nhận kết quả tốt.
Nguyên nhân HSC không hoàn thành kế hoạch năm 2018 do mảng tự doanh đóng góp khá yếu so với kỳ vọng chung. Mảng tự doanh gần như đóng băng trong quý III và sang quý IV/2018, Công ty hạn chế dần khi nhìn nhận thị trường vẫn tiềm ẩn rủi ro cao.
Thời điểm đầu quý IV, lãnh đạo HSC đã nhìn nhận, có thể Công ty sẽ không cán đích lợi nhuận trước thuế cả năm là 1.039 tỷ đồng, do thị trường biến động bất lợi. Thực tế, khi xây dựng kế hoạch năm 2018, HSC đặt mục tiêu tăng trưởng 30% so với năm 2017, nên không hoàn thành mục tiêu, Công ty vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng so với năm ngoái.
Tình trạng tương tự với Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VND), thông tin mà phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán nắm được, VND nhiều khả năng chỉ hoàn thành hơn 70% kế hoạch lợi nhuận (680 tỷ đồng), tương đương mức lợi nhuận gần 480 tỷ đồng. Trong đó, 9 tháng đầu năm 2018, VND đạt 1.197 tỷ đồng doanh thu và 330 tỷ đồng lợi nhuận ròng, bằng 48,5% kế hoạch năm.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng nguồn vốn của VND thời điểm cuối quý III tăng 34% so với thời điểm đầu năm, lên 10.816 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu tăng 576 tỷ đồng, lên gần 3.092 tỷ đồng, chủ yếu đến từ đợt chào bán thành công hơn 50 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu.
Về nợ phải trả, khoản mục này trong kỳ tăng 39% so với đầu năm, lên 7.724 tỷ đồng, chủ yếu do phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu ngắn hạn, 253 tỷ đồng trái phiếu dài hạn và vay ngắn hạn thêm 1.622 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ ngắn hạn chiếm 92% nợ phải trả và 66% tổng tài sản của Công ty.
Hai khoản mục lớn nhất trong tổng tài sản của VND thời điểm cuối quý III là các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, đạt 4.972 tỷ đồng và các khoản cho vay, đạt 3.384 tỷ đồng. Cũng giống với trường hợp HSC, VND chưa hoàn thành kế hoạch kinh doanh một phần do Công ty đặt kỳ vọng tăng trưởng cao trong năm 2018, đề ra mục tiêu lợi nhuận sau thuế 680 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2017.
Năm ngoái, lợi nhuận từ hoạt động tự doanh đóng góp một phần không nhỏ trong tổng lợi nhuận của nhiều công ty chứng khoán. Năm nay, sau quý I thuận lợi đầu năm, thị trường có nhiều biến động bất lợi, không ít công ty chứng khoán chịu thiệt hại từ hoạt động này. Trong đó, khoản mục tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đã “kéo” lợi nhuận chung đi xuống.
Theo thống kê của FinnPro, hoạt động tự doanh khối công ty chứng khoán đang chiếm trên 2,5% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường. Trong đó, 11 tháng đầu năm 2018, khối tự doanh thực hiện bán ròng 1.132 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, chỉ số chứng khoán giảm mạnh từ quý II kéo dài sang hết quý III đã khiến cho hoạt động cho vay ký quỹ tại nhiều công ty giảm mạnh so trước đó. Dư nợ margin tại các công ty chứng khoán ở thời điểm hiện tại đều ghi nhận giảm so với quý I. Tại VND, HCM, SHS, MBS và ACBS, dư nợ cho vay margin đang thấp hơn so với thời điểm đầu năm.
Mảng cho vay margin vốn là nghiệp vụ mang lại nguồn thu không nhỏ cho các công ty chứng khoán, thường chiếm tỷ trọng từ 15 – 25% tổng doanh thu hoạt động. Do vậy, dư nợ margin giảm đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung.
Hoàng Minh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 18/12
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 18/12 của các công ty chứng khoán
VCB có thể quay lại vùng hỗ trợ 52.5
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (mã VCB) đang nằm trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn sau khi chạm ngưỡng kháng cự 58.
Thanh khoản trong các phiên gần đây khá yếu, phiên giảm điểm mạnh hôm nay có mức thanh khoản đột phá lướn báo hiệu lực bắt đáy tăng mạnh trở lại.
Chỉ báo RSI cũng hướng mạnh xuống kênh Bollinger dưới nhưng vẫn chưa chạm vùng quá bán cho thấy đà giảm vẫn có thê rtiepes tục. Đà giảm của chỉ báo MACD cho thấy cổ phiếu sẽ tiếp tục điều chỉnh khi đường này mới chỉ hội tụ với đường tín hiệu.
Vận động 3 đường MA cũng cho thấy đà giảm duy trì ở cả 3 thời hạn, riêng MA 20 cũng chuyển từ tăng sang đi ngang.
Như vậy cổ phiếu VCB có thể sẽ quay trở lại vùng giá hỗ trợ 52.5 rồi sẽ vận động tích lũy trong kênh giá 52.5 -54 trong các phiên giao dịch tới.
Khuyến nghị mua cổ phiếu MWG
CTCK ACB (ACBS)
2018 có thể sẽ là một năm thành công nữa của CTCP Thế giới di động (mã MWG) khi công ty đã hoàn thành 84% kế hoạch doanh thu và 93% kế hoạch lợi nhuận sau thuế trong 10 tháng năm 2018.
Cụ thể, doanh thu thuần đạt 72.275 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.413 tỷ đồng, tương ứng tăng 36% và 33% so với cùng kỳ năm ngoái (mặc dù không ấn tượng bằng kết quả của nửa đầu năm), hoàn thành 80% và 83% dự phóng cả năm của chúng tôi. Biên lợi nhuận gộp đạt 17,6% (số liệu 9 tháng năm 2018) so với 17% trong trong cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ hoạt động của chuỗi Bách Hóa Xanh có nhiều cải thiện, trong khi tỷ lệchi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần tăng lên mức 13,1% (9 tháng năm 2017: 12,6%).
Tính đến tháng 10/2018, MWG đã mở 203 cửa hàng mới, bao gồm 74 cửa hàng thegioididong.com và DienmayXanh (chúng tôi cộng chung cả hai chuỗi vì một số cửa hàng điện thoại di động được chuyển đổi thành cửa hàng điện máy) và 129 cửa hàng Bách Hóa Xanh, nâng tổng số cửa hàng lên 2.200 (bao gồm 1.048 thegioididong.com, 740 DienmayXanh và 412 Bách Hóa Xanh).
Xu hướng tăng trưởng chậm lại ở chuỗi thegioididong.com đã thể hiện rõ hơn khi doanh thu thuần 10 tháng năm 2018 chỉ tăng 2% so với cùng kỳ, ghi nhận 29.386 tỷ đồng trong khi chuỗi DienmayXanh tiếp tục tăng 70%, đạt 39.565 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng này khá tương đồng với xu hướng tăng của thị trường chung, bởi số liệu của GFK gần nhất cho thấy thị trường sản phẩm điện máy, công nghệ của Việt Nam trong 9 tháng năm 2018 chỉ tăng 2,5% đối với điện thoại di động nhưng 20,6% đối với sản phẩm điện máy.
Do MWG đã chuyển hướng sự tập trung sang chuỗi Bách Hóa Xanh, chúng tôi không giả định số lượng cửa hàng thegioididong.com và DienmayXanh sẽ tăng đáng kể trong tương lai. Mặc dù chuỗi bán lẻ điện thoại tăng trưởng chậm lại, chúng tôi kỳ vọng đà tăng trưởng 2 chữ số của DienmayXanh sẽ tiếp tục duy trì, với các yếu tố hỗ trợ là tỷ lệ sử dụng thiết bị điện tử tiêu dùng trong các hộ gia đình vẫn còn thấp, thu nhập dân cư tăng, tốc độ đô thị hóa nhanh và nhu cầu cuộc sống tiện nghi. Chúng tôi dự phóng tăng trưởng doanh thu thuần 2018 cho 2 chuỗi tương ứng là 2% và 68%; 2% và 26% cho 2019.
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho MWG trên cơ sở hoạt động của chuỗi Bách Hóa Xanh tiếp tục ghi nhận nhiều tiến bộ, góp phần vào triển vọng tích cực của công ty trong 2019.
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/12 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/12 của các công ty chứng khoán. Ảnh Shutterstock Khuyến nghị bán cổ phiếu NTL CTCK FPT (FPTS) Sau khi bứt phá nền tảng tích lũy dài hạn bên dưới mức giá 10.000, giá cổ phiếu Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị...