Nhiều cơ quan ở Nghệ An sếp đông hơn nhân viên
Một số sở, ban ngành và cơ quan cấp huyện ở Nghệ An đang có hiện tượng lãnh đạo từ trưởng, phó phòng nhiều hơn nhân viên.
Theo kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ Nghệ An, tại Phòng Tài chính kế toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 15 người, trong đó có 1 trưởng phòng và 6 phó phòng. Sở này ngoài giám đốc còn có đến 7 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực, như: lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, nông nghiệp, thú y, kiểm lâm…
Sở Nội vụ hiện có 31 biên chế nhưng có tới 19 lãnh đạo gồm: 1 giám đốc, 4 phó giám đốc và các trưởng, phó phòng. Phòng Công chức viên chức của Sở hiện có 4 nhân viên thì có 3 lãnh đạo gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng.
Trao đổi với VnExpress sáng 30/1, bà Cao Thị Hiền, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, Sở có 7 phòng, mỗi phòng đều có trưởng phòng và 1-2 phó phòng theo quy định. Mấy năm vừa qua, Sở có nhiều người nghỉ hưu nên đang làm quy trình để tuyển biên chế cho đủ người làm việc theo quy định.
Video đang HOT
Tại Phòng Tài chính kế toán của UBND huyện Anh Sơn có 4 biên chế thì tất cả đều là sếp, gồm 1 trưởng phòng và 3 phó phòng.
Quá trình sát nhập các sở, ban, ngành ở Nghệ An là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng sếp nhiều hơn nhân viên. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông
Bà Cao Thị Hiền giải thích, đây là hệ quả của quá trình sáp nhập một số sở, ban ngành đặc thù. Sở Nông nghiệp là kết quả của sự sáp nhập 3 sở cũ gồm Thủy sản, Lâm nghiệp và Nông nghiệp. Trong quá trình đó, một số trưởng phòng ở sở cũ phải xuống làm phó phòng sở mới dẫn đến hiện tượng phòng 15 người nhưng có đến 6 phó phòng.
Mặt khác, đặc thù của Sở Nông nghiệp là một phòng phụ trách nhiều lĩnh vực, như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, thú y… nên cần có phó phòng quản lý đúng chuyên môn, không thể kiêm nhiệm.
Theo Quyết định số 63 năm 2008 của UBND tỉnh Nghệ An, mỗi phòng ban thuộc sở, ngành, UBND cấp huyện chỉ được bố trí 1 trưởng phòng và 2 phó phòng, trường hợp cần quá số người thì làm văn bản xin ý kiến Sở Nội vụ. “Ở Nghệ An, số lượng trưởng, phó phòng vẫn nằm trong khung quy định, không có gì bất thường”, bà Cao Thị Hiền khẳng định.
Theo VNE
Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên
Kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ Nghệ An cho thấy ở một số cơ quan thuộc tỉnh này có tình trạng lãnh đạo đông hơn nhân viên. Tại Sở NN-PTNT, Phòng Tài chính kế toán có 15 người, trong đó có 1 trưởng phòng và 6 phó phòng. Phòng Tài chính kế toán, UBND H.Anh Sơn có 4 biên chế gồm 1 trưởng phòng và 3 phó phòng.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trịnh Văn Thành, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở NN-PTNT Nghệ An, giải thích việc Phòng Tài chính kế toán của Sở phải có 6 phó phòng là do "đặc thù của Sở". "Hiện nay Sở có các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, nông thôn mới nên phải bố trí 5 phó phòng, thêm 1 phó phòng phụ trách tổng hợp nữa nên thành 6 phó phòng", ông Thành nói. Ông Thành cũng cho biết năm 2012, trước khi bổ nhiệm thêm 2 phó phòng, Sở đã có tờ trình gửi Sở Nội vụ xin bổ sung nhưng Sở Nội vụ không trả lời, tuy nhiên việc bổ nhiệm sau đó vẫn được thực hiện. Hiện nay, Sở này cũng có số lượng lãnh đạo nhiều nhất trong các sở ở Nghệ An với 7 phó giám đốc.
Sở Nội vụ Nghệ An hiện có 31 người nhưng có đến 19 cán bộ lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên. Phòng Công chức viên chức chỉ có 4 biên chế nhưng có đến 3 lãnh đạo (gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng) và 1 nhân viên. Ông Nguyễn Trọng Hùng, Trưởng phòng Công chức viên chức Sở Nội vụ, cho biết đây là hệ quả của "lịch sử để lại" do trước khi về nghỉ hưu, ông giám đốc tiền nhiệm đã ký quyết định thăng chức cho một số người. Trong khi đó, theo bà Cao Thị Hiền, Giám đốc Sở Nội vụ, hiện số cán bộ từ cấp phó phòng trở lên của Sở vẫn đang nằm "trong khung quy định".
Theo Quyết định số 63 năm 2008 của UBND tỉnh, mỗi phòng ban thuộc sở, ngành, UBND cấp huyện chỉ được bố trí 1 trưởng phòng và 2 phó phòng, trường hợp cần quá số người thì làm văn bản xin ý kiến Sở Nội vụ. Năm 2010, UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt đề án thi tuyển bổ nhiệm chức danh trưởng, phó phòng. Nhưng việc thi tuyển chỉ thí điểm ở Sở Nội vụ để tuyển 2 phó phòng rồi đề án bị dừng lại mà nguyên nhân, theo bà Cao Thị Hiền là do vướng trong việc quy hoạch cán bộ.
Theo TNO
Ngân hàng bị buộc tăng trích lập dự phòng Ngân hàng Nhà nước VN vừa ban hành Thông tư số 02/2013 buộc các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng tài chính trong năm nay. Đây là động thái cần thiết để tăng cường ổn định hệ thống ngân hàng và giảm nợ xấu. Hết đường "lách" Trong thời gian qua, để tránh trích lập dự phòng rủi ro, không ít...