Nhiều cổ phiếu bị kiểm soát, cảnh báo
Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM vừa ban hành quyết định về việc đưa nhiều mã chứng khoán vào diện kiểm soát, cảnh báo do có kết quả kinh doanh thua lỗ.
Nhà đầu tư giao dịch tại Công ty chứng khoán Maybank KimEng. Ảnh: N.H
Cụ thể, Cổ phiếu của Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ (TSC) bị chuyển sang diện kiểm soát kể từ ngày 9/4. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2017 là âm 25 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2018 là âm 26 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát theo quy định tại Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM.
Cũng từ ngày 9/4, cổ phiếu FDC của Công ty CP Ngoại thương và phát triển đầu tư TPHCM sẽ bị vào diện kiểm soát. Theo đó, báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 của FDC có lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ âm 35 tỷ đồng và điều chỉnh hồi tố dẫn tới lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2017 lầ âm 9,6 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 của TCR, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty năm 2018 là âm 114 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2018 là âm 139 tỷ đồng. Theo quyết định của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, cổ phiếu TCR bị vào diện kiểm soát từ ngày 10/4.
Video đang HOT
Với việc bị vào diện kiểm soát, cổ phiếu TSC, FDC và TCR sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch, chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Căn cứ giải trình của công ty, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM sẽ thông báo về việc cổ phiếu được giao dịch toàn thời gian trở lại dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát.
Trong khi đó, các cổ phiếu PXS (Công ty CP Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí), HNG (Công ty CP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai), TNT (Công ty CP Tài Nguyên), HTT (Công ty CP Thương mại Hà Tây) bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 9/4. Nguyên nhân là do các công ty này đã có lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2018 là số âm.
Riêng cổ phiếu SGT của Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn được ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 4/4 do công ty đã có lợi nhuận sau thuế năm 2018 là là gần 118 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31/12/2018 là 0,7 tỷ đồng.
Nguyễn Hiền
Theo baohaiquan.vn
Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục iShares MSCI Frontier 100 ETF sắp tăng gần gấp đôi?
Theo mô phỏng MSCI, nếu cả Argentina và Kuwait được nâng hạng lên thị trường mới nổi, tỷ trọng các cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets 100 Index sẽ tăng từ 17% lên 30%, HSC nhận định.
CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC) trong báo cáo mới nhất đưa ra mô phỏng MSCI Frontier Markets 100 Index không còn Argentina và Kuwait sau khi 2 thị trường này được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Theo đó, HSC cho rằng tỷ trọng các cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets 100 Index sẽ tăng đáng kể, từ 17% lên 30%.
Cụ thể, ngày 13/5 tới đây, MSCI sẽ công bố kết quả đánh giá phân hạng thị trường bán niên năm 2019 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 29/5.
Nhiều khả năng trong đợt đánh giá này, Argentina sẽ chính thức được MSCI đưa vào thị trường mới nổi (Emerging Markets). Trong khi đó, Kuwait sẽ được thêm vào danh sách theo dõi thị trường mới nổi kể từ tháng 6/2019.
Về rổ chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index, theo cập nhật mới nhất được HSC dẫn ra, thị trường Kuwait đang chiếm tỷ trọng lớn nhất với 22%, tiếp theo là Argentina (18%).Việt Nam (17%).
Khi 2 thị trường Argentina và Kuwait không còn, Việt Nam sẽ là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất lên đến 30%, cách biệt xa so với các thị trường sau đó là Morocco, Kenya, Nigeria, Bangladesh (10%).
MSCI Frontier Markets 100 Index hiện là chỉ số tham chiếu của quỹ iShares MSCI Frontier 100 ETF. Theo dữ liệu tại ngày 22/3, giá trị danh mục của iShares MSCI Frontier 100 ETF vào khoảng 505 triệu USD. Trong đó, các cổ phiếu Việt Nam chiếm tổng tỷ trọng 17,39% (88 triệu USD) và là thị trường chiếm tỷ trọng lớn thứ 2, sau Kuwait với tỷ trọng 24,78%. Thị trường Argentina chiếm tỷ trọng 14,83% trong danh mục và là thị trường lớn thứ 3.
VNM là cổ phiếu Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục iShares MSCI Frontier 100 ETF với 3,56%. Các cổ phiếu Việt Nam tiếp theo trong danh mục còn có VIC (3,55%), VHM (2,29%), MSN (1,47%), HPG (1,25%), VRE (1,23%)...
Nếu được nâng tỷ trọng lên 30%, iShares MSCI Frontier 100 ETF sẽ mua thêm lượng cổ phiếu Việt Nam trị giá khoảng 64 triệu USD và tổng giá trị cổ phiếu Việt Nam trong danh mục là 152 triệu USD.
Từ đầu năm tới nay, hoạt động phát hành chứng chỉ quỹ của iShares MSCI Frontier 100 ETF khá trầm lắng khi chỉ phát hành ròng 150 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 4,2 triệu USD. Trong khi đó, các quỹ ETFs khác như VNM ETF, FTSE Vietnam ETF, VFMVN30 ETF, KIM Kindex VN30 ETF đã phát hành lượng chứng chỉ quỹ trị giá 157 triệu USD từ đầu năm tới nay.
NGUYỄN THẢO
Theo bizlive.vn
Vận đen đầu năm của Quốc Cường Gia Lai Theo thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, từ ngày 15/2, cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai bị đưa vào diện cảnh báo. Thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng giải thích rõ lý do đưa cổ phiếu QCG vào diện cảnh báo. Theo đó, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đã...