Nhiều cổ phiếu bị cắt margin tác động ra sao tới thị trường?
Việc nhiều cổ phiếu bị cắt giảm margin khiến nhiều người lo ngại sẽ tác động đến thanh khoản của các cổ phiếu này nói riêng và của thị trường chứng khoán nói chung.
Từ ngày 03/07 đến cuối tháng 9/2020 (sau đợt công bố thông tin báo cáo soát xét Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết), có 33 mã cổ phiếu đã bị đưa vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) trên sàn HOSE và 45 mã cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ trên sàn HNX. Riêng sau kỳ soát xét bán niên 2020, lần lượt 32 mã cổ phiếu trên HOSE và 38 mã trên HNX bị cắt margin.
Sở dĩ các mã cổ phiếu nói trên bị cắt margin là do doanh nghiệp này bị thua lỗ sau soát xét nửa đầu năm 2020. Trong đó không ít cổ phiếu lớn, thanh khoản tốt trên thị trường cũng bị cắt margin như PLX, DXG, TDH, HVN, ROS…
Lật lại quá khứ, giai đoạn quý II- IV/2017, số lượng mã cổ phiếu không đủ điều kiện cho vay margin tăng mạnh từ mức 52 mã đầu kỳ lên 93 mã vào cuối kỳ. Tuy nhiên, dư nợ cho vay margin của khối công ty chứng khoán ở thời điểm đó không những không giảm mà còn tăng mạnh.
Theo ông Lê Ngọc Nam, Phó phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư TVSI, margin của các công ty chứng khoán cơ bản tăng rất mạnh trong thời gian vừa qua, đồng pha với số lượng tài khoản mở mới của các nhà đầu tư F0 trong giai đoạn vừa qua cùng với chỉ số VN-Index tăng liên tục.
“Theo ghi nhận của chúng tôi, top 20 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất đang nắm khoảng 48.000 tỷ đồng dư nợ margin trong quý 2/2020, và có thể số dư nợ margin trên thị trường đã hơn 50.000 tỷ đồng trong thời điểm này. Trong đó, lợi thế đang nghiêng về phía các công ty chứng khoán có vốn Hàn Quốc” – ông Lê Ngọc Nam cho biết.
Video đang HOT
Lý giải về nguyên nhân việc margin tăng mạnh, ông Lê Ngọc Nam cho rằng có một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, TTCK Việt Nam đã có sự hồi phục thần kỳ từ đợt sụt giảm mạnh trong quý 1/2020. Trong các quý 2- 3 thị trường đã lấy lại những gì đã mất trong năm 2020 khi tăng trưởng trở lại khoảng 40%. Đây có thể là một yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư trên thị trường gia tăng sử dụng đòn bẩy trong đầu tư.
Thứ hai, sự tham gia thị trường mạnh mẽ của các nhà đầu tư F0 được thể hiện rõ qua việc có hàng trăm nghìn tài khoản được mở mới kể từ quý 2 tới nay, chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Điều này góp phần tăng đáng kể dư nợ margin.
Thứ ba, lãi suất margin đã và đang giảm mạnh, đặc biệt ở khối công ty chứng khoán ngoại, hiện thấp hơn cả lãi suất cho vay của ngân hàng. Điều này cũng khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy margin.
“Dư nợ margin đang tương đối ổn định và thậm chí sẽ vẫn tiếp tục tăng. Do đó, việc cổ phiếu của những doanh nghiệp nói trên bị cắt margin là tương đối cục bộ và chưa ảnh hưởng đến thị trường nói chung” – ông Lê Ngọc Nam nhận định.
Hụt thu từ margin, chứng khoán Bản Việt (VCI) báo lãi quý III giảm 37%
Doanh thu quý III giảm so với cùng kỳ được VCSC lý giải là do dư nợ bình quân cho vay giao dịch ký quỹ (margin) giảm mạnh và chính sách giảm lãi suất cho vay margin nhằm hỗ trợ khách hàng trong thời kỳ COVID-19.
Chứng khoán Bản Việt (VCSC, HoSE: VCI) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2020 cho thấy con số giảm mạnh so với cùng kỳ 2019.
Theo giải trình của VCSC, trong quý 3/2020, VCSC áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay giao dịch ký quỹ nhằm hỗ trợ khách hàng trong thời kỳ COVID, doanh thu cho vay giao dịch ký quỹ giảm 39% tương ứng giảm 35 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh sự sụt giảm của mảng cho vay margin, 2 mảng kinh doanh chủ chốt là tự doanh và môi giới đều tăng trưởng âm. Cụ thể, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 87 tỷ đồng, giảm 13,5% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm phần chênh lệch tăng về đánh giá lại FVTPL từ 40 tỷ đồng xuống còn 16,4 tỷ đồng. Doanh thu môi giới giảm gần 11% và đạt mức gần 123 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng năm 2020, doanh thu môi giới của VCSC đạt gần 314 tỷ đồng, giảm 9,3% cùng kỳ năm trước, doanh thu tự doanh gần 500 tỷ, tăng nhẹ 3%, lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt 207 tỷ đồng, giảm 13,3% cùng kỳ năm trước.
Kết quả, lợi nhuận trước thuế quý III/2020 của VCSC đạt 115,7 tỷ đồng, giảm 37,5% cùng kỳ năm trước, luỹ kế 9 tháng đạt 516 tỷ đồng, giảm gần 15%.
Lợi nhuận sau thuế quý III đạt 95,5 tỷ đồng, giảm 36,5%, luỹ kế 9 tháng đạt 419 tỷ đồng, giảm gần 15%.
VCSC giải trình, trong quý III/2020, dư nợ bình quân cho vay giao dịch ký quỹ giảm mạnh (dư nợ cho vay margin tại thời điểm 30/9/2020 là 3.010 tỷ đồng, đầu năm là 3.032 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, VCSC áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay giao dịch ký quỹ nhằm hỗ trợ khách hàng trong thời kỳ COVID, doanh thu cho vay giao dịch ký qỹ giảm 39% tương ứng giảm 35 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 55 tỷ đồng so với quý III/2019.
Tại thời điểm 30/9, VCSC có 6.748 tỷ đồng tổng tài sản, giảm 6,8% so với số đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn với 6.673 tỷ đồng, giảm 7%. Tiền và tương đương tiền giảm từ 795 tỷ đồng xuống còn 429 tỷ đồng.
FVTPL cũng chỉ còn 558 tỷ đồng, giảm đến gần 30%, trong đó, công ty đang nắm giữ gần 516 tỷ đồng chứng khoán niêm yết và lớn nhất là khoản đầu tư vào cổ phiếu KDH với giá thị trường tại thời điểm cuối kỳ là 138,5 tỷ đồng. VCSC cũng nắm giữ SCR với giá trị 117,2 tỷ đồng.
Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) tăng từ 1.731 tỷ đồng lên thành 2.202 tỷ đồng, trong đó 1.340 tỷ đồng là chứng khoán niêm yết.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính, công ty đang nắm giữ 448,7 tỷ đồng giá trị cổ phiếu DIG, 201 tỷ đồng cổ phiếu MWG và 573 tỷ đồng phần chứng khoán niêm yết khác (không được thuyết minh cụ thể).
Các khoản cho vay ở mức tương đương đầu kỳ với 3.010 tỷ đồng, trong đó hơn 2.924 tỷ đồng là từ hợp đồng giao dịch ký quỹ.
VCSC có một khoản trả trước cho người bán 22 tỷ đồng giảm so với số ở đầu kỳ là 282 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn khác giảm từ 164 tỷ đồng xuống 6 tỷ đồng và không còn số dư tài khoản tạm khóa cho hợp đồng mua bán chứng khoán 150 tỷ đồng như ở đầu năm.
Đến ngày 9/9, có 90 cổ phiếu không được cấp margin trên sàn HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa thông báo danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Theo đó, có thêm 2 cổ phiếu được bổ sung vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ là BVH của Tập đoàn Bảo Việt và TS4 của CTCP Thủy sản số 4....