Nhiều cổ phiếu bất ngờ sống lại, giúp nhà đầu tư nhân ba, nhân năm tài khoản
Thống kê của chúng tôi cho thấy, giữa sự trầm lắng nhàm chán của thị trường chứng khoán, có đến 12 cổ phiếu giúp nhà đầu tư nhân đôi, nhân ba, thậm chí nhân năm tài khoản trong 1 tháng.
Thị trường chứng khoán những ngày qua không có những biến động lớn, các chỉ số cứ loanh quanh tăng giảm trong “khuôn” hẹp khiến nhiều nhà đầu tư thấy nhàm chán. Nhưng, bên cạnh sự nhàm chán đó của thị trường chứng khoán chung, “những cổ phiếu bất ngờ sống lại” đang mang lại niềm vui cho không ít nhà đầu tư sở hữu chúng.
Thống kê của chúng tôi cho thấy, giữa sự trầm lắng nhàm chán của thị trường chứng khoán, có đến 6 cổ phiếu tăng hơn 50% trong tuần qua và những cổ phiếu tăng hơn 20% trong một tuần đếm không xuể.
Tính xa hơn 1 chút. Nếu đi thống kê trong vòng 1 tháng thì biến động của nhiều cổ phiếu còn gây “sốc” hơn cho nhà đầu tư không sở hữu cổ phiếu: Có hàng loạt cổ phiếu đã giúp những nhà đầu tư “vợt xác ” nhân đôi, nhân ba, thậm chí nhân 5 tài khoản chỉ trong một thời gian ngắn.
Thống kê của CafeF cho thấy, cổ phiếu VNX của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại là cổ phiếu có mức tăng giá mạnh nhất 1 tháng qua. Tính đến hết ngày hôm qua (9/4/2019), VNX đã đạt 13 phiên tăng kịch biên độ liên tiếp đẩy giá cổ phiếu từ 1.200 đồng lên ngưỡng 7.200 đồng hiện tại.
Hàng loạt cổ phiếu bất ngờ đạt mức tăng “chóng mặt” tháng qua
Bản chất của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại là một doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thuộc top đầu thị trường chứng khoán. Năm 2018, công ty đạt lợi nhuận 12,5 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của công ty cũng chỉ hơn 12 tỷ, EPS năm 2018 của công ty lên đến hơn 10.000 đồng. Tuy giá trị sổ sách cổ phiếu VNX lên đến hơn 28.000 đồng nhưng với cơ cấu cổ đông khá cô đặc và thanh khoản cổ phiếu gần như không có suốt nhiều năm qua nên cổ phiếu VNX như “xác ” bị đám đông nhà đầu tư bỏ quên trên thị trường chứng khoán. Với thị giá chỉ còn bằng giá cốc trà đá trong suốt thời gian dài, việc VNX sắp sửa trả cổ tức bằng tiền 50% tương ứng 5.000 đồng/cổ phiếu khiến sự trỗi dậy của VNX trở nên sống động hơn bao giờ hết.
Cổ phiếu xếp vị trí số 2 trong bảng xếp hạng tăng giá 1 tháng qua là HFC của Công ty Cổ phần Xăng dầu HFC. Lên sàn UpCOM với thanh khoản cổ phiếu èo uột nên dù HFC đang kinh doanh trong lĩnh vực “hot” cũng chẳng mấy nhà đầu tư quan tâm. Sự quan tâm trở lại khi HFC bất ngờ lọt bảng xếp hạng những cổ phiếu tăng sốc thời gian qua. Từ ngưỡng giá 11.000 đồng, HFC tăng một mạch lên 40.800 đồng tính đến hết phiên 9/4/2019 tương đương mức tăng 353% chi trong một tháng.
Theo tổng kết kinh doanh năm 2018, HFC đạt 94% kế hoạch sản lượng cả năm. Doanh thu năm 2018 đạt 2.280 tỷ, tăng 120% so với năm 2017 và vượt 10% kế hoạch, lợi nhuận đạt 6,77 tỷ, tăng 40% và chỉ mới hoàn thành 53% kế hoạch năm. Năm 2019, HFC đạt doanh thu 2.550 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 8,8 tỷ đồng.
Đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng tăng giá là cổ phiếu VIM của Công ty Cổ phần Khoáng sản Viglacera. Với cơ cấu cổ đông cô đặc, 51% vốn thuộc sở hữu của công ty mẹ Viglacera, cổ phiếu VIM không được nhà đầu tư quan tâm.
VIM bất ngờ tăng mạnh từ khoảng cuối tháng 3/2019 sau hơn một năm không biến động. giá cổ phiếu VIM “nhảy” từ 4.300 đồng lên 16.400 đồng/cổ phiếu hiện tại. Thanh khoản cổ phiếu VIM vẫn chỉ một trăm cổ phiếu trong chu kỳ đầu của tăng giá mạnh, đến những ngày gần đây, khi cổ phiếu đã đạt mức tăng 280% thì nhiều nhà đầu tư có cổ phiếu đã bắt đầu “nhả” hàng.
Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên của VIM vừa thông qua kế hoạch doanh thu năm 2019 đạt 107 tỷ, tăng 16% và lợi nhuận trước thuế 9,5 tỷ, tăng 18% so với năm 2018.
Video đang HOT
Cổ phiếu một doanh nghiệp khoảng sản khác là TVM của CTCP Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp – Vinacomin. Từ ngưỡng giá “trà đá” 2.000 đồng, cổ phiếu TVM của công ty đã có chuỗi 8 phiên tăng trần trong tháng 3, đầu tháng 4, đẩy giá lên vùng 7.100 đồng trước khi về lại trạng thái không có giao dịch sau đó. Ngày 25/4 tới đây, TVM sẽ tổ chức họp ĐHCĐ và đến thời điểm này, những thông tin chi tiết về kế hoạch 2019 vẫn chưa được tiết lộ.
KHD của Khoáng sản Hải Dương cũng đã phi một mạch từ 9.800 đồng lên đến 31.300 đồng hiện tại tương đương mức tăng 220%. Mức tăng giá lớn của cổ phiếu KHD cùng khối lượng giao dịch chỉ ở mức “min” 100 cổ phiếu mỗi phiên tăng là điều đáng nói khi mà, Khoáng sản Hải Dương không có kế hoạch gì đáng kể cho năm 2019, doanh thu, lợi nhuận dự kiến lần lượt là 138,2 tỷ và 7,5 tỷ đồng.
Từ mức giá 10.000 đồng giữa tháng 3, cổ phiếu VT1 của Công ty Cổ phần Vật tư Bến Thành đã nhiều phiên tăng mạnh kịch biên độ trên UpCOM và kết quả, chỉ sau chưa đầy một tháng, VT1 đã giúp những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu x3 tài khoản khi giá chốt phiên giao dịch 9/4 lên đến 31.300 đồng. Cũng phải nói thêm, VT1 hơi khác các cổ phiếu VNX, HFC…khi thanh khoản vẫn có. Tại ngày 10/4, cổ phiếu VT1 khi đã đạt giá gấp 3 tháng trước, lệnh mua giá 30.000 đồng với khối lượng 4.000 cổ phiếu đã không có lệnh bán đối ứng.
Việc cổ phiếu VT1 tăng giá mạnh cho đến giờ vẫn đang là ẩn số khi mà kết quả kinh doanh năm 2018 công ty đạt 34 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 2,6 tỷ đồng- là một trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ trên sàn chứng khoán. Giá trị sổ sách của công ty hiện cũng chỉ 18.000 đồng tức thấp hơn nhiều so với thị giá.
Trong danh sách các cổ phiếu giúp nhà đầu tư x đôi, x ba tài khoản giai đoạn vừa qua còn có cổ phiếu EAD của CTCP Thủy điện Điện lực Đắk Lắk. Sau nhiều ngày tháng im lìm ở mức giá 8.400 đồng, cổ phiếu EAD bất ngờ có nhiều phiên tăng trần kịch biên độ. Tính đến hết ngày 9/4, EAD đạt mức giá 22.500 đồng/cổ phiếu tương đương tăng 170% trong 1 tháng.
VHG của Công ty Cổ phần Đầu tư Cao Su Quảng Nam vẫn luôn là cổ phiếu tốn giấy mực truyền thông nhiều năm qua. Mỗi lần vào sóng, VHG đều khiến những nhà đầu cơ tiếc nuối với chuỗi tăng trần dài đằng đẵng.
Sau một thời gian rất dài trở thành cổ phiếu “rác” trên thị trường với mức giá chỉ còn 400 đồng, cổ phiếu VHG bắt đầu dậy sóng những tháng gần đây. Riêng trong tháng 3 này, sau 2 phiên giảm sàn ngày 15, 18/3, cổ phiếu VHG vào chuỗi và đạt 16 phiên tăng trần liên tiếp. Tính đến hết phiên 9/4, cổ phiếu VHG đã tăng 150%.
Sau chuỗi 15 phiên tăng trần và có nhiều phiên đạt giao dịch thoả thuận “khủng” hàng chục triệu cổ phiếu, VHG công bố nghị quyết HĐQT thông qua chủ trương tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong đó có mấy ý chủ đạo gồm: Thoái vốn tại công ty bất động sản Tây Hồ Tây, đầu tư mua lại mảng sản xuất và kinh doanh ống nhựa, chuyển đổi cơ cấu trong hoạt động cao su, nghiên cứu tìm đối tác cùng phát triển nông nghiệp, du lịch…
Chưa biết thực hư tái cơ cấu sẽ dẫn VHG đến đâu nhưng thứ nhãn tiền nhà đầu tư nên lưu tâm đó là, gánh nặng chi phí tài chính đã khiến VHG liên tục chịu lỗ những năm qua và năm 2018 lỗ tiếp 240 tỷ đồng. Nếu kết quả này không có gì thay đổi thì VHG sẽ bị huỷ niêm yết và câu chuyện “cổ cánh” tăng giảm có lẽ sẽ là câu chuyện của “high risk-high return”.
Trên sàn chứng khoán hiện tại còn nhiều cái tên khác cũng đã giúp nhà đầu tư x đôi tài khoản trong thời gian qua như cổ phiếu HPH của Hoá chất Hưng Phát Hà Bắc hay BTV của Công ty Dịch vụ du lịch Bến Thành, DBM của Dược Vật tư ý tế Đắc Lắk…
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 26/11
Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.
Tin doanh nghiệp
C47 - CTCP Xây dựng 47 - ĐHCĐ bất thường đã thông qua tờ trình HĐQT về việc điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận từ mức 21,5 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng. ĐHCĐ cũng đã thông qua kế hoạch phát hành thêm gần 35 triệu cổ phiếu. Trong đó, Công ty dự kiến phát hành hơn 17 triệu cổ phiếu thưởng, theo tỷ lệ 1:1. Thời gian thực hiện dự kiến trong nửa đầu năm 2019. Bên cạnh đó, C47 dự kiến phát hành 850.000 cổ phiếu ESOP với giá bán 10.000 đồng/CP.
SZL - CTCP Sonadezi Long Thành - Ngày 05/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 06/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 26/12/2018.
PDN - CTCP Cảng Đồng Nai - Ngày 10/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 11/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 25/12/2018.
NLG - CTCP Đầu tư Nam Long - Ngày 04/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2018 ngày đăng ký cuối cùng là 05/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 1,97%, thanh toán bắt đầu từ ngày 19/12/2018.
HSL - CTCP Chế biến nông sản Hồng Hà Sơn La - Ngày 22/11, HĐQT đã có quyết định thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 6%. Ngày chốt danh sách cổ đông vào 11/22/2018, thanh toán bắt đầu từ 20/12/2018.
KHP - CTCP Điện lực Khánh Hòa - Ngày 10/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 11/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 3%, thanh toán bắt đầu từ ngày 21/12/2018.
MST - CTCP Xây dựng 1.1.6.8 - Đã thông qua việc triển khai phát hành 2,52 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2017 theo tỷ lệ 14% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 14 cổ phiếu mới). Chi tiết sẽ được thông báo sau.
IDV - CTCP Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc - Ngày 05/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 06/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 15%, tương đương IDV sẽ phát hành thêm hơn 2,17 triệu cổ phiếu mới.
PCG - CTCP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị - Đã tổ chức cuộc họp vào ngày 20/11/2018 để quyết định về việc góp vốn thực hiện 2 dự án đầu tư tại Bình Định và Hà Tĩnh.
Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông
TNG - CTCP Đầu tư và Thương mại TNG - Ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó chủ tịch HĐQT đã mua vào 1 triệu cổ phiếu TNG từ ngày 31/10 đến 19/11. Sau giao dịch, ông Mạnh đã nâng sở hữu tại TNG lên gần 4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 8,1%.
SVI - CTCP Bao bì Biên Hòa - Tổng Công ty TNHH MTV Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, công ty mẹ đã bán thoái vốn toàn bộ hơn 6,88 triệu cổ phiếu SVI nắm giữ, tỷ lệ 53,62%. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 02/11 theo phương thức khớp lệnh trên HOSE từ ngày 02/11 đến 20/11.
SCR - CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - CTCP Xuất nhập khẩu Bến Tre, cổ đông lớn đã mua vào hơn 2,9 triệu cổ phiếu SCR trong ngày 19/11. Qua đó, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại SCR lên hơn 31,88 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 9,4%.
VFG - CTCP Khử trùng Việt Nam - Ông Nguyễn Đức Hoàn, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 1.175.597 cp (tỷ lệ 3,72%). Trước giao dịch ông Hoàn không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch thực hiện ngày 20/11/2018.
TLD - CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Thăng Long - Ông Lê Văn Hoan, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 139.660 cp, nâng lượng sở hữu từ 818.665 cp (tỷ lệ 437%) lên 958.325 cp (tỷ lệ 5,12%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 15/11/2018.
DIH - CTCP Đầu tư phát triển xây dựng Hội An - Ông Dương Phú Hưng, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 290.000 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 344.540 cp (tỷ lệ 5,83%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 19/11/2018.
CC4 - CTCP Đầu tư và xây dựng số 4 - CTCP Đầu tư bất động sản Taseco đã mua 920.636 cp (tỷ lệ 5,75%) và trở thành cổ đông lớn. Trước giao dịch Taseco không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch thực hiện ngày 16/11/2018.
Giao dịch cổ phiếu của cổ đông
HII - CTCP An Tiến Industries - Ông Phạm Ánh Dương, Thành viên HĐQT, đăng ký mua 1 triệu cp. Trước giao dịch ông Dương không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 28/11 đến 27/12/2018.
MBB - Ngân hàng TMCP Quân đội - Ông Nguyễn Minh Châu, Thành viên cao cấp Ban điều hành, đăng ký bán 150.000 cp trong tổng số 299.135 cp đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 29/11 đến 28/11/2018.
LDG - CTCP Đầu tư LDG - Ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 2 triệu cp. Trước giao dịch ông Hưng sở hữu 167.088 cp (tỷ lệ 0,09%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 29/11 đến 28/12/2018.
MIG - Tổng CTCP Bảo hiểm quân đội - CTCP Quản lý quỹ đầu tư MB (MB Capital) đăng lý mua 3 triệu cp. Trước giao dịch MB Capital sở hữu 525.000 cp (tỷ lệ 0,62%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 28/11 đến 27/12/2018.
CT6 - CTCP Công trình 6 - Ông Lại Thế Hiển, ủy viên HĐQT, đăng ký mua 150.000 c. Trước giao dịch ông Hiển sở hữu 150.000 cp (tỷ lệ 2,46%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 26/11 đến 21/12/2018.
PTL - CTCP Đầu tư hạ tầng và Đô thị dầu khí PVC - Ông Nguyễn Văn Hạnh, Thành viên HĐQT đăng ký bán thoái vốn toàn bộ 587.000 cổ phiếu PTL. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 27/11 đến 26/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Trần Dũng
Theo InfoNet/HNX&HSX
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 08/04 Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán. Tin doanh nghiệp SZL - CTCP Sonadize Long Thành - Đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu 389,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 82 tỷ đồng. Cổ tức theo tỷ lệ 25%. PJT - Công ty cổ...