Nhiều chuyến tàu Bắc – Nam đổi hành trình
Nhiều đoàn tàu chạy tuyến Sài Gòn – Hà Nội sẽ đỗ thêm ở một số ga tại các tỉnh miền Trung từ ngày 1/3 tới để tạo thuận lợi cho hành khách.
Việc thay đổi này được cho là xuất phát từ nhu cầu thực tế của hành khách. Theo đó, ngoài các ga đón trả – khách trong biểu đồ chạy tàu hiện hành, từ đầu tháng 3, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức cho các đoàn tàu dừng đỗ thêm ở một số ga dọc các tỉnh miền Trung để đón khách.
Từ 1/3, các chuyến tàu sẽ dừng đỗ ở nhiều ga hơn để đón, trả khách. Ảnh: Hữu Công
Cụ thể, tàu SE3/SE4 sẽ đỗ thêm tại ga Bình Thuận; SE2 đỗ thêm tại ga Tháp Chàm (Ninh Thuận); SE8 đỗ thêm tại các ga Đồng Lê (Quảng Bình), Hương Phố, Yên Trung (Hà Tĩnh); SE22 sẽ đỗ tại các ga Giã (Khánh Hòa), Phú Cang (Quảng Nam); TN2 đỗ tại ga Ngã Ba (Khánh Hòa); SE7 đỗ tại các ga Hương Phố (Hà Tĩnh), Đồng Lê (Quảng Bình); SE21 đỗ tại các ga Lăng Cô (Huế), Phú Cang (Quảng Nam); TN1 đỗ tại các ga Giã, Ngã Ba (Khánh Hòa).
Các tàu địa phương SQN1/SQN2 (Sài Gòn – Quy Nhơn) đỗ tại ga Long Khánh (Đồng Nai). Còn tàu SNT1/SNT2 (Sài Gòn – Nha Trang) đỗ tại ga Biên Hòa (Đồng Nai).
Video đang HOT
Ga Sài Gòn cũng cho biết, do thay đổi hành trình nên giờ đi và đến tại các ga cũng có sự thay đổi so với trước. Bên cạnh đó, ngành đường sắt đã mở phương án bán vé tất cả các tàu đến ngày 24/4. Riêng tàu PT3/PT4 (Sài Gòn – Phan Thiết) bắt đầu chạy lại từ ngày 28/2 vào các ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
Hữu Công
Theo VNE
Vé tàu hỏa bị tẩy chay vì giá cao chóng mặt
Đến thời điểm này, ngành đường sắt còn tồn trên 20.000 vé tàu tết. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra.
Ga Sài Gòn vắng khách đến xếp hàng mua vé. Ảnh: MINH PHONG
Sở dĩ người dân quay lưng với tàu tết một phần vì giá vé tăng quá cao, phần nữa do thái độ phục vụ của ngành không làm hài lòng hành khách đi tàu. Lý giải việc tăng giá vé, ngành đường sắt cho rằng để bù lỗ cho những chiều chạy vắng khách trong dịp tết (chiều từ Hà Nội vào TP.HCM trước tết và chiều ngược lại sau tết).
Tăng giá cao và sớm
Việc tăng giá vé như trên đã trở thành thông lệ, không chỉ ở đường sắt mà hàng không hay đường bộ cũng vậy. Hai nhóm được cho là phục vụ người dân bình dân, có thu nhập thấp là tàu hỏa và ô tô, hằng năm đều có rất đông khách lựa chọn. Trong khi xe đò tăng giá vào những ngày cận tết thì tàu hỏa đã tăng mạnh từ giữa tháng Chạp.
Theo thông báo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, giá vé tàu tết bắt đầu tăng từ ngày 14/1 đến 21/2 (tức từ 14 tháng Chạp đến 22 tháng Giêng). Ngành đường sắt không thông báo rõ ràng mức tăng giá vé mà chỉ nêu: Tùy từng giai đoạn giá vé sẽ tăng 2%-10% so với tết năm trước. Qua tham khảo bảng giá vé tàu tết năm nay, mức tăng ở mỗi loại ghế, giường đều khác nhau. Tuy nhiên, ở nhiều loại ghế, loại tàu có giá vé tăng rất... choáng.
Điển hình, tuyến Bắc-Nam, loại ghế ngồi cứng có điều hòa của các tàu SE4, 6, 8... giá ngày thường xấp xỉ 900.000 đồng nhưng đã tăng lên đến 1,2 triệu đồng/vé (30%) từ ngày 14/1. Cũng loại vé này, từ ngày hôm nay (20/1) giá tiếp tục tăng thêm gần 600.000 đồng/vé. Như vậy, so với ngày thường, loại vé này tăng trên 65%. Đặc biệt, ghế phụ của loại tàu SE6 (tuyến Sài Gòn - Hà Nội) ngày thường giá 616.000 đồng/vé, từ ngày 14/1 đã vọt lên 1.016.000 đồng/vé (tăng 65%); đến ngày cao điểm tết (sau ngày 20/1) tăng thành 1.342.000 đồng/vé, tức 117%.
Tiếp tục so sánh giá vé của tuyến TP.HCM - Diêu Trì (Bình Định) ở một số loại tàu TN2, 18... cho thấy giá đã tăng 32%-92%. Trong đó các loại ghế phụ, ghế ngồi cứng điều hòa... có mức tăng cao nhất. Những ngày cao điểm sắp tới, giá vé tàu tuyến này tiếp tục "bứt phá", ghế phụ tăng giá 157% thành 515.000 đồng/vé; ghế ngồi cứng điều hòa tăng 117% thành 580.000 đồng/vé.
Giá cao lại... chảnh
Năm nay ngành đường sắt cùng lúc thực hiện nhiều hình thức bán vé tàu tết, gồm bán tại các ga, các đại lý, bán vé tin nhắn SMS, bán vé đăng ký qua điện thoại tại ga, bán vé cho các tập thể đặt chỗ trước... Mặc dù đang tồn đến 20.000 vé tàu tết nhưng ngành đường sắt lại bỏ lửng việc giảm giá để giải quyết số vé đang ế.
"Bằng nhiều cách, tôi tìm mua vé cho tuyến TP.HCM - Diêu Trì hai tháng nay nhưng nhân viên bán vé ga Sài Gòn trả lời hết vé. Không hiểu sao bây giờ lại lòi ra đến 9.000 vé ế! Bây giờ có vé tôi cũng không mua vì đã mua vé xe đò chứ không thể chờ họ" - ông Vương Hữu Dũng (quận Thủ Đức) chia sẻ.
Tương tự, ông Nguyễn Hữu Tình (quê Nam Định) cho biết cách đây gần một tháng đã đến ga Sài Gòn để mua vé về quê nhưng tất cả cửa bán đều trả lời vé đã bán hết từ tháng 10/2013. "Một điều lạ là trong ga nói hết vé nhưng "cò" vé bên ngoài lại khẳng định muốn lấy bao nhiêu vé, đi ngày nào cũng có. Càng vô lý hơn khi tôi và nhiều người khác xuống ở ga Nam Định, Thanh Hóa... nhưng vẫn phải trả tiền như đi Hà Nội" - ông Tình bức xúc.
Theo ông Dũng, ông và gia đình thường xuyên đi tàu hỏa, có lúc chấp nhận trả thêm 100.000-200.000 đồng để mua vé ở "cò". Tuy nhiên, nếu cách phục vụ như hiện nay vẫn tiếp diễn, ông và gia đình sẽ lựa chọn loại hình khác. "Nhu cầu về quê ăn tết của người dân là rất lớn. Nếu ngành đường sắt cứ duy trì, không thay đổi cung cách phục vụ. Nhân viên bán vé, nhân viên trên tàu thì cau có, chất lượng bữa ăn kém... lẽ tất yếu người dân sẽ quay lưng với họ" - ông Dũng bày tỏ.
Theo Xahoi
Ngã sát đường ray, một thiếu nữ bị tàu tông nguy kịch Cô gái bị ngã xuống sát đường ray đúng lúc đoàn tàu Nam - Bắc lao đến, tông trúng gây thương tích nặng. Khu vực xảy ra vụ tai nạn Nhiều nhân chứng kể lại, vào 23h30 đêm 19/12, trên đường Phạm Văn Đồng, đoạn giao cắt với tuyến đường sắt Bắc Nam (thuộc phường 1, quận Gò Vấp, TPHCM), cô gái trẻ...