Nhiều chuyến bay chậm do quá tải không lưu
Máy bay tập trung với mật độ cao tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) đã tạo quá tải không lưu, khiến nhiều máy bay phải bay chờ trước khi hạ cánh.
Theo Cục Hàng không, 6 tháng đầu năm, trong số 128.000 chuyến bay của các hãng hàng không trong nước có 15% chuyến bị chậm, 0,6% chuyến bị hủy. Một trong những nguyên nhân gây chậm chuyến là quá tải không lưu tại cảng hàng không (chiếm tỷ lệ 11% tổng số chuyến chậm), cao hơn so với các năm trước. Lỗi của hãng hàng không, kỹ thuật tàu bay chiếm tỷ lệ 10%.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không, các chuyến bay với mật độ cao tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất đã tạo quá tải không lưu, khiến nhiều máy bay phải bay chờ trước khi hạ cánh.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó giám đốc Cảng vụ miền Nam, dẫn ví dụ dịp cao điểm tháng 7, mỗi ngày sân bay Tân Sơn Nhất có khoảng 750 chuyến bay cất hạ cánh, tăng 1,5 lần so với thiết kế, lượng khách tập trung vào khung giờ cao điểm. Một biện pháp giảm quá tải không lưu sân bay Tân Sơn Nhất được đề ra là tăng cường khai thác bay đêm, nhằm giúp kéo giãn các chuyến bay giờ cao điểm.
Sân bay Tân Sơn Nhất rất đông đúc vào giờ cao điểm. Ảnh minh họa: Hữu Công
Video đang HOT
Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh đánh giá, so với năm trước, các hãng hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh về số chuyến bay, cụ thể là tăng 27.000 chuyến bay, song tỷ lệ chuyến bay chậm, hủy chỉ tăng thêm 1,3%. Điều đó cho thấy các hãng hàng không Việt Nam và đơn vị cung cấp dịch vụ đã nỗ lực để giảm chậm, hủy chuyến trong bối cảnh hạn chế về hạ tầng cảng hàng không.
6 tháng đầu năm, các hãng hàng không Việt Nam đã đẩy mạnh khai thác và tăng tần suất trên các đường bay nội địa nên lượng hành khách nội địa đạt 14 triệu, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.
Đoàn Loan
Theo VNE
Thị trường hàng không: Đội tàu bay lớn sẽ tăng sức ép cạnh tranh
Đại diện Cục Hàng không cho biết thị trường hàng không ngày càng cạnh tranh, đội tàu bay càng lớn càng tạo ra sức ép mạnh.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - ông Lại Xuân Thanh thông tin tại buổi họp giao ban quý I/2016 của Bộ giao thông Vận tải sáng 12/4 cho biết, hiện nay sân bay Tân Sơn Nhất đang chịu sức ép về tăng tải cho đến khi sân bay Long Thành hoàn thành và đưa vào khai thác, dự kiến đến năm 2025.
Thị trường hàng không nội địa ngày càng cạnh tranh hết sức lớn. (Ảnh: KT)
Do đó, Cục Hàng không đã đặt ra định hướng để trình Chính phủ có thể cố gắng tăng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 40 triệu hành khách/năm, với lý điều kiện phải di dời toàn bộ hoạt động bay quân sự ra khỏi sân bay này. Đồng thời, việc nâng công suất sân bay cũng sẽ gây sức ép rất lớn cho TP HCM về vấn đề giao thông.
Cũng theo ông Thanh, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) hiện nay đang ở giai đoạn cuối của việc ký kết cổ phần hóa. Công ty cổ phần này có 137 đội tàu bay và vẫn đang tiếp tục tăng mạnh. Vừa qua, việc bán bán và mua lại tàu bay của VNA là quá trình tái cơ cấu tài chính, giảm nợ công, không liên quan đến đội tàu bay nói chung và VNA nói riêng.
"Thị trường hàng không nội địa ngày càng cạnh tranh hết sức lớn. Vetjet mặc dù có 31 chiếc tàu bay nhưng đã chiếm tới 37% thị phần vận tải hàng không. Trong khi VNA với 88 chiếc nhưng thị phần đã giảm xuống dưới 50%. Vừa rồi gọi thêm 2 hãng hàng không mới nhưng thực tế là không mới, VASCO là VNA thực hiện cổ phần hóa, còn VASCO vẫn là như vậy. Vietstar vẫn là nhà khai thác tàu bay và mở rộng sang hãng nội địa, nhưng thị phần rất nhỏ. Dù 2 hãng này phát triển mạnh thời gian tới thì thị phần vẫn nhỏ. Trong khi đội tàu bay càng lớn thì càng tạo sức ép cho thị trường hàng không", ông Thanh chia sẻ.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cũng cho biết về các dự án hàng không đang được triển khai. Trong đó, Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng có thể đưa vào phục vụ dịp khai mạc Apec; Sân bay Cát Bi cố gắng đưa vào khánh thành ngày 13/5 kỷ niệm ngày giải phóng Hải Phòng; Sân bay Cam Ranh vẫn đang triển khai đường băng số 2.
Đối với các cảng hàng không khu vực Tây Bắc, trong ban hành quy định Lào Cai đã có nhà đầu tư quan tâm dự án này theo hình thức xã hội hóa, riêng với sân bay Lai Châu đề nghị Bộ Quốc phòng chuyển sang sân bay dân dụng, sân bay Nà Sản xin phép được giữ lại cảng hàng không nhưng xin từ nguồn ngân sách của Bộ Quốc phòng chuyển sang.
Trong việc xử lý tắc nghẽn hàng không, đặc biệt ở sân bay Tân Sơn Nhất, ông Lại Xuân Thanh cho biết, thời điểm trong Tết do thời tiết tốt nên việc chậm hủy chuyến giai đoạn cao điểm giảm hơn so với bình thường, chiếm 12,6%. Tuy nhiên giai đoạn sau giai đoạn sau Tết, cả miền Bắc trời mù liên tục kéo dài chậm chuyến nhiều, đặc biệt là sân bay Cát Bi rất nhiều ngày bị đóng cửa nên trong cả Quý 1 số lượng chuyến bay bị chậm hủy chuyến đã tăng lên 15,6%.
Hiện nay, năng lực điều hành tại các sân bay tăng lên, đồng thời Cục Hàng không đã có những bước phát triển rất mạnh trong việc đào tạo, huấn luyện kiểm soát viên không lưu cũng như thực hiện các đề án theo các chương trình do Bộ GTVT quy định đã thông qua vẫn đang được triển khai.
Theo ông Thanh, Cục Hàng không cũng đã bắt đầu cho cán bộ đi học phi công, bằng cách móc nối với chương trình học miễn phí của nước ngoài, đảm bảo lực lượng thanh tra bay phải duy trì việc có bằng phi công. Nếu không làm được điều này, nhà nước sẽ chi phí rất nhiều tiền trong việc thuê thanh tra bay.
Về đảm bảo an ninh an toàn hàng không, ông Thanh cho biết ngành vẫn giữ vững công tác an toàn, an ninh hàng không. "Vừa qua chỉ có một sự cố nghiêm trọng khi tàu bay của hãng hàng không Campuchia bị lệch ra khỏi đường băng, trong khi toàn bộ phi hành đoàn là người Việt Nam nhưng lại do Hàng không Campuchia quản lý cho nên sự việc này đang được điều tra", ông Thanh nói./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Xây sân bay 5 tỷ USD phải chuẩn bị từ bây giờ Nếu cứ chờ đến khi quá tải rồi mới bắt đầu tính làm sân bay mới thì Nội Bài sẽ luôn tắc, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường nói. Trao đổi với VietNamNet hôm 1/6, ông Võ Huy Cường cho biết, trước đây Bộ GTVT và Cục Hàng không tính toán trong giai đoạn không có nguồn vốn...