Nhiều chuẩn mới với hoạt động của công ty chứng khoán
Tại phiên bản 2 dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 210/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và hoạt động CTCK, mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đang lấy ý kiến rộng rãi, có đề xuất nhiều nội dung mới, nhằm nâng chuẩn hoạt động của khối CTCK theo hướng an toàn, lành mạnh và minh bạch hơn.
Thuê ngân hàng quản lý tài khoản
Để tăng tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ, cũng như góp phần làm minh bạch hơn nữa trong quản lý tài sản khách hàng, lần đầu tiên UBCK đề xuất giải pháp mới tại dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 210/2012 là CTCK được lựa chọn, hoặc chỉ định một ngân hàng lưu ký (ngân hàng quản lý tài khoản) đồng thời là thành viên thanh toán của Trung tâm Lưu ký (VSD) để thực hiện quản lý, vận hành tài khoản cho khách hàng của mình.
Để quy định chặt chẽ trách nhiệm của ngân hàng quản lý tài khoản và CTCK, UBCK định ra nguyên tắc: hai bên ký hợp đồng phối hợp cung cấp dịch vụ giao dịch, thanh toán bù trừ chứng khoán. Trong đó nêu rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngân hàng và của CTCK; cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin để cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bảo đảm an toàn cho hoạt động thanh toán, bù trừ và giao dịch chứng khoán của khách hàng và của thị trường. Ngân hàng mở tài khoản thanh toán riêng cho từng khách hàng của CTCK để quản lý tách biệt tài sản của khách hàng.
Ngoài chịu trách nhiệm thanh toán cho mọi lệnh giao dịch của khách hàng đã được thực hiện, ngân hàng còn có trách nhiệm bảo đảm khách hàng có đủ nguồn vốn để thực hiện giao dịch. CTCK chịu trách nhiệm tiếp nhận, thực hiện lệnh giao dịch và thông báo cho ngân hàng về nghĩa vụ thanh toán của khách hàng. Ngân hàng không được ủy quyền lại cho bên thứ ba để thực hiện các dịch vụ này, trừ trường hợp bị đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bị rút giấy phép thành lập và hoạt động, bị thanh lý, giải thể… hoặc bị VSD đình chỉ, tạm ngừng, chấm dứt tư cách thành viên.
Tuy vẫn cho phép CTCK thiết lập tài khoản tổng sau khi đã tách bạch tài khoản tới tận chân từng NĐT tại ngân hàng, hoặc đã thuê ngân hàng lưu ký quản lý tách bạch tài khoản của NĐT, nhưng để đảm bảo đúng chức năng của CTCK, điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Thông tư là thay vì hiện hành quy định: CTCK không được nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của các khách hàng, thì UBCK đề xuất quy định chặt hơn: CTCK không được chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của các khách hàng…
Vấn đề này hiện thường phát sinh tại các CTCK thực hiện quản lý tiền giao dịch chứng khoán của NĐT theo hình thức tài khoản tổng. Khi đó, thông qua việc thực hiện bút toán chuyển tiền giữa các tài khoản trên cơ sở đề nghị của khách hàng, CTCK lại trở thành một đơn vị bù trừ tiền cho khách hàng?
Tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng được CTCK quản lý trên tài khoản chuyên biệt không được sử dụng vào mục đích nào khác ngoại trừ thanh toán giao dịch cho khách hàng, hoặc hoàn trả lại cho khách hàng. Trường hợp CTCK giải thể, phá sản, khoản tiền này phải hoàn trả cho khách hàng, không được sử dụng để xử lý tài chính cho cổ đông, thành viên góp vốn, chủ nợ…
Như vậy, ngoài hai phương thức tách bạch tài khoản như quy định hiện hành là: tách bạch đến tận chân tài khoản tiền của NĐT tại ngân hàng (bắt buộc) và tách bạch ở dạng tài khoản tổng (chỉ được thực hiện khi đã tách bạch tài khoản theo phương thức bắt buộc), thì nay, UBCK đề xuất thêm một phương thức thứ ba là CTCK có thể ký kết hợp tác với ngân hàng lưu ký để thuê tổ chức này quản lý, vận hành tài khoản cho khách hàng của mình.
Một số ý kiến nhìn nhận, giải pháp mới này có khả thi và chấp nhận được. Tuy nhiên về lâu dài, cần tính đến hình thành một định chế chuyên biệt thuộc mô hình tổ chức, hoạt động của TTCK như kinh nghiệm trên thế giới, để quản lý tiền gửi của NĐT, thay vì vẫn phải đi “vay mượn” các tổ chức tín dụng như hiện nay, dẫn đến rủi ro pháp luật, bởi trong lĩnh vực chứng khoán không phải trong mọi trường hợp đều có thể điều chỉnh hoạt động của các tổ chức này.
Thúc đẩy “xóa tên” các CTCK ốm yếu
Video đang HOT
Để đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc CTCK, ngoài bổ sung các quy định nhằm chuẩn hóa quy trình đình chỉ, giải thể… CTCK, tại dự thảo Thông tư, lần đầu tiên UBCK đề xuất giải pháp mới là CTCK sẽ bị đình chỉ hoạt động khi hết thời hạn cảnh báo quy định tại Điều 74 Luật Chứng khoán, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng cảnh báo (không thực hiện kiểm toán BCTC hoặc không cung cấp báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính đã được kiểm toán và các tài liệu chứng minh đã khắc phục được tình trạng cảnh báo) và có lỗ gộp đạt 50% vốn điều lệ hoặc có vốn chủ sở hữu (tại thời điểm BCTC đã được kiểm toán hoặc soát xét gần nhất) thấp hơn vốn pháp định theo các nghiệp vụ kinh doanh được cấp phép.
Nếu quy định mới trên được đưa vào áp dụng, căn cứ vào BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2015 đã được công bố, ước có khoảng 1/3 trong tổng số 100 CTCK đang tồn tại đứng trước áp lực phải tăng vốn nếu không muốn bị “xóa tên” do không đáp ứng được yêu cầu về vốn.
Ngoài bổ sung các quy định mới về quản trị công ty áp dụng đối với CTCK cho phù hợp với quy định mới tại Luật Doanh nghiệp, một điểm mới nữa tại dự thảo là lần đầu tiên UBCK đề xuất nội dung hướng dẫn về hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Theo đó, CTCK muốn lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài phải được UBCK chấp thuận trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu: có dự án lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài đã được ĐHCĐ, HĐQT, chủ sở hữu chấp thuận bằng văn bản; đáp ứng quy định về an toàn tài chính sau khi trừ đi vốn cấp cho chi nhánh, chi phí thành lập văn phòng đại diện, vốn đầu tư ra nước ngoài…
Hữu Hòe
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Chứng khoán ngày 22/10/2015 qua "lăng kính" kỹ thuật
Giới thiệu nhận định của một số công ty chứng khoán về khả năng diễn biến thị trường ngày 22/10/2015 qua "lăng kính" phân tích kỹ thuật.
Nguồn: BVSC
CTCK
Tích cực
Trung lập
Tiêu cực
BVSC
X
SHS
X
FPTS
X
Giằng co, điều chỉnh
(Công ty Chứng khoán Bảo Việt - BVSC)
Tâm lý nhà đầu tư ngày càng trở nên thận trọng, hạn chế giao dịch ở những vùng giá cao và chỉ thực hiện giải ngân khi có sự điều chỉnh xuất hiện khi chỉ số chưa thể bứt phá qua ngưỡng kháng cự Fibonacci Retracement 50% (được hình thành trong sóng giảm từ đầu tháng 07 đến cuối tháng 08/2015).
Như đã đề cập trong bản tin trước, việc nhóm chỉ báo dao động (William%R, STO) đang hướng xuống với độ dốc tăng dần từ vùng quá mua, còn đường MACD đã giao cắt xuống dưới đường tín hiệu dù vẫn duy trì bên trên ngưỡng 0 cho thấy đường giá vẫn cần thêm thời gian tích lũy, trước khi được kỳ vọng có thể tạo được sự bứt phá về điểm số trong ngắn hạn. Vì vậy, BVSC tiếp tục nghiêng về khả năng chỉ số vẫn sẽ diễn biến giằng co, điều chỉnh quanh đường SMA100 trong những phiên còn lại của tuần.
HNX-Index vẫn đang duy trì khá tốt xu hướng tăng điểm, đồng thời được kỳ vọng sẽ tiến đến thử thách vùng kháng cự mạnh 82,5-83 điểm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chỉ số này có thể cũng sẽ cần thêm một vài phiên điều chỉnh tích lũy quanh ngưỡng cản 81 điểm, trước khi tiếp tục xu hướng tăng điểm trong thời gian tới.
Vùng hỗ trợ gần của 2 chỉ số vẫn được dự báo nằm tại 585-590 điểm đối với VN-Index và 79,5-80 điểm đối với HNX-Index. Đây tiếp tục được xem là điểm mua trading lại một phần tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn đã hiện thực hóa lợi nhuận trước đó.
Xu hướng đảo chiều giảm điểm vẫn chưa xuất hiện
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội - SHS)
VN-Index tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ, tuy vậy độ rộng thị trường đã cân bằng trở lại. Chỉ số này liên tiếp test không thành công vùng 595 - 600 điểm và tạo thành đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước cho thấy xung lực tăng của thị trường đã giảm đi rất nhiều. Trạng thái giằng co tiếp tục diễn ra khiến khiến VN-Index liên tiếp tạo thành các doji tại vùng giá này. Tuy vậy xu hướng đảo chiều giảm điểm vẫn chưa xuất hiện. VN-Index vẫn nằm bên trên đường SMA100 và kênh tăng giá ngắn hạn vẫn tiếp tục được duy trì.
HNX-Index tiếp tục suy yếu cả về thanh khoản và điểm số. Chỉ số này đang test lại trendline dưới của mẫu hình Rising Wedge. Nếu không bật tăng từ đường này, áp lực điều chỉnh có thể sẽ mạnh dần lên trong các phiên tới. Các chỉ báo kỹ thuật cũng khá kém tích cực khi RSI phân kỳ với giá trong khi MACD cũng điều chỉnh cắt xuống dưới đường tín hiệu.
Đi ngang tích cực
(Công ty chứng khoán FPT - FPTS)
Dòng vốn chảy vào thị trường trong phiên 21/10 đã sụt giảm đáng kể gần 23% so với phiên liền trước. Với hiện tượng khối lượng khớp lênh sụt giảm trong phiên giảm điểm được đánh giá là tích cực và phù hợp với kịch bản đi ngang.
Ngoài ra mức thấp nhất trong phiên vẫn trụ vững trên ngưỡng hỗ trợ 587 điểm (khoảng trống giữa phiên 8/10 và 9/10) và 580 điểm (đường trung bình động MA200), là các điểm hỗ trợ cho tâm lý thận trọng đang chi phối thị trường. Chỉ báo MACD có hiện tượng giật mạnh và hướng trở lại đường tín hiệu, mặc dù chưa xảy ra giao cắt nhưng đây cũng là diễn biến đáng chú ý cần theo dõi sát để đề phòng xảy ra đảo chiều đột ngột trong ngắn hạn. RSI giữ ở mức 62 sau khi giảm trở lại từ ngưỡng "quá mua" phần nào giảm bớt áp lực bán trong ngắn hạn.
Như vậy, trong các phiên tới vẫn có khả năng chỉ số sẽ tiếp tục thử thách các ngưỡng hỗ trợ nói trên. Tuy nhiên, với đà giảm nhanh của thanh khoản thì diễn biến này có điều kiện để trở thành một nhịp đi ngang tích cực, tạo nền cho chỉ số trước khu vực kháng cự mạnh 600 điểm.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Theo_NDH
Nhận định thị trường ngày 21/10: "Tiếp tục điều chỉnh" Dưới đây là nhận định của một số công ty chứng khoán về diễn biến giao dịch ngày 21/10/2015. CTCK Tích cực Trung lập Tiêu cực IVS X SHS X FPTS X Giao dịch trở lại sự lình xình vốn có (Công Ty Chứng Khoán Đầu Tư Việt Nam - IVS) Với phiên giảm hôm nay chưa đủ mạnh nhưng nó đã phát...