Nhiều chủ nợ “mắc kẹt” tại Gỗ Trường Thành
Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2019 không mấy khả quan với lãi ròng chưa đến 1 tỷ đồng. Cùng với khoản lỗ lớn hơn 800 tỷ đồng ghi nhận trong năm 2018, tổng số lỗ lũy kế của Công ty đến cuối quý I/2019 đã lên đến 2.120 tỷ đồng. Qua đó, vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ còn vỏn vẹn gần 20 tỷ đồng – kết quả khó làm yên lòng các chủ nợ.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Những chủ nợ còn lại
Cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (Gỗ Trường Thành) từng có mức giá 43.600 đồng/CP trước viễn cảnh tươi sáng trở thành công ty con của Tập đoàn Vingroup, được bao tiêu 30% doanh thu và có nguồn lực mạnh từ tập đoàn mẹ để thực hiện đầu tư nâng cấp cũng như mở rộng kinh doanh.
Thế nhưng, vụ bê bối diễn ra vào tháng 7/2016 đã lộ diện nhiều tồn đọng tại Gỗ Trường Thành với các khoản lỗ khủng, khiến Vingroup dần rút lui và cổ phiếu của doanh nghiệp này lao dốc mạnh. Đến nay, gần 2 năm sau vụ bê bối, tại Công ty đã có nhiều thay đổi, nhóm cổ đông cùng ban điều hành mới đang làm tất cả để vực dậy doanh nghiệp.
Trong năm 2017, Công ty đã phần nào giải quyết được gánh nặng nợ nần khi biến khoản nợ 1.130 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup trở thành khoản đặt cọc cho hợp đồng cung cấp sản phẩm trị giá 16.000 tỷ đồng. Đồng thời, Công ty cũng huy động 700 tỷ đồng từ các nhà đầu tư để trả nợ (thực tế là Công ty muốn huy động 1.000 tỷ đồng nhưng tỷ lệ thành công chỉ 70%). Đến cuối năm 2018, nợ vay của Gỗ Trường Thành chỉ còn khoảng 500 tỷ đồng (giảm 44% so với thời điểm đầu năm 2018). Tuy vậy, nhiều khoản nợ vẫn đang trong trạng thái “khoản vay đã quá hạn chưa thanh toán”.
Đầu tiên phải kể đến chủ nợ lớn của Công ty là Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) – Chi nhánh Bình Dương với khoản cho vay hơn 123 tỷ đồng (tại thời điểm quý I/2019). Con số này gần như không đổi so với thời điểm đầu năm 2018 (124 tỷ đồng). Điều này cho thấy khó khăn của Gỗ Trường Thành trong việc thanh toán cho các chủ nợ hiện tại.
Video đang HOT
Chủ nợ của Gỗ Trường Thành còn có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AgriBank), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) với những khoản tín dụng nhỏ có số dư tại thời điểm cuối quý I/2019 lần lượt đạt 5,7 tỷ đồng và 5,9 tỷ đồng.
Ngoài ngân hàng, chủ nợ lớn nhất của Gỗ Trường Thành còn có cá nhân ông Lê Hồng Minh với trị giá khoản vay tại thời điểm cuối quý I/2019 là 362,8 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý I/2019, tổng nợ phải trả của Gỗ Trường Thành đạt 2.625 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả ngắn hạn lên tới 1.894 tỷ đồng, gấp 96 lần vốn chủ sở hữu. Chỉ riêng nợ vay và nợ thuê tài chính (ngắn hạn dài hạn) của Công ty là gần 500 tỷ đồng, gấp 25 lần vốn chủ sở hữu.
Khó khăn trong kinh doanh
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 198 tỷ đồng và 60 tỷ đồng lợi nhuận gộp, không có chuyển biến đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ đi các chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Công ty báo lỗ từ hoạt động kinh doanh gần 2 tỷ đồng.
Tuy vậy, nhờ ghi nhận khoản thu nhập khác gần 2,8 tỷ đồng, Gỗ Trường Thành vẫn báo lãi quý I ở mức 0,35 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với con số cùng kỳ năm 2018 là 2,7 tỷ đồng. Còn trong quý IV/2018, Gỗ Trường Thành ghi nhận lãi ròng chỉ 0,21 tỷ đồng.
Lý giải về việc lợi nhuận sụt giảm, Gỗ Trường Thành cho biết là do sản lượng tiêu thụ giảm, trong khi chi phí vận hành Công ty không giảm. Bên cạnh đó, Công ty đang triển khai ứng dụng phần mềm quản trị (ERP) SAP vào quản trị doanh nghiệp nên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao.
Trong năm 2018, Gỗ Trường Thành ghi nhận lỗ lớn hơn 800 tỷ đồng khi đẩy mạnh việc trích lập dự phòng đối với hàng tồn kho và các khoản phải thu khó đòi.
Thế Anh
Theo baodauthau.vn
Hãng bay Jetstar Pacific từng suýt bị giải tán vì thua lỗ nặng
Cuối năm 2011, Jetstar Pacific đứng ngấp nghé bờ vực phá sản khi ngập trong khó khăn, lỗ lũy kế lên tới trên 2.400 tỷ đồng.
Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của hãng hàng không Jetstar Pacific (JPA) tại Đại hội cổ đông thường niên của Vietnam Airlines diễn ra ngày 10/5, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc cho biết, việc tái cơ cấu Jetstar Pacific là quá trình rất gian nan.
Cuối năm 2011, Jetstar Pacific đứng ngấp nghé bờ vực phá sản khi ngập trong khó khăn, lỗ lũy kế lên tới trên 2.400 tỷ đồng. Vào thời điểm đó, Jetstar Pacific có 7 máy bay với độ tuổi trung bình là 14,7 năm.
Sau một thời gian dài thua lỗ triền miên, đến năm 2014, Jetstar Pacific đã bắt đầu có lãi
Theo ông Thành, việc hãng hàng không giá rẻ duy nhất của Việt Nam trong thời điểm đó thua lỗ kéo dài, thậm chí không có đủ khả năng trả tiền nhiên liệu bay khiến Chính phủ đã tính chuyện "giải tán" Jetstar Pacific để cắt lỗ và giảm gánh nợ thị trường.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc sáp nhập và nhấn mạnh đây là phương án khả thi nhất nhằm cứu Jetstar trước bờ vực phá sản.
Do đó, để vực dậy hãng hàng không này, Chính phủ đã giao Vietnam Airlines tiếp nhận nguyên trạng phần vốn Nhà nước tại JPA, khi đó do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) làm đại diện vốn chủ sở hữu.
Sau khi chuyển về Vietnam Airlines, thông qua các đợt tăng vốn điều lệ cho JPA theo thỏa thuận với cổ đông nước ngoài Qantas (Úc), Vietnam Airlines đã từng bước thực hiện tái cơ cấu toàn diện hãng hàng không này.
Trong đó có việc trẻ hóa đội bay thông qua việc trả trước hạn toàn bộ máy bay 5 chiếc B737-400 cũ đang khai thác để thay thế sang A320 đem lại hiệu suất cao hơn.
Nhân sự của Jetstar Pacific cũng được cấu trúc lại để giảm chi phí. Chiến lược phát triển thương hiệu kép VNA-JPA được áp dụng.
Những bước đi chiến lược này giúp JPA từng bước giảm lỗ, hoạt động có lãi nhẹ 8,4 tỷ đồng vào năm 2014; năm 2015 lãi trên 112 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2018, quy mô JPA đã được mở rộng hơn với đội bay gồm 15 chiếc A320 (có 150-180 ghế), tuổi trung bình 5,05 tuổi.
Đáng nói, lỗ lũy kế của Jestar Pacific hiện tại đã được xử lý hết qua các năm kể từ khi Vietnam Airlines tiếp quản.
Theo anninhthudo.vn
Xi măng Công Thanh lỗ luỹ kế hơn 2.000 tỷ đồng, Vietinbank bán nợ cho VAMC Mặc dù được biết đến với vai trò là chủ đầu tư của hàng loạt dự án lớn, tuy nhiên, Xi măng Công Thanh liên tiếp lâm vào cảnh làm ăn thua lỗ, nợ đầm đìa và mất cân đối tài chính. Mới đây, khoản nợ vay lên tới hàng nghìn tỷ đồng tại Xi măng Công Thanh đã được "ông lớn" Vietinbank...