Nhiều chủ dự án đào hồ điều tiết…trên giấy
Đó là thông tin do đại biểu Trương Lâm Danh, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TPHCM cung cấp tại buổi làm việc của Đoàn công tác Thường trực HĐND TPHCM với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và các sở ban ngành về công tác chống ngập diễn ra vào ngày 30/5.
Các đại biểu HĐND TPHCM chỉ ra tình trạng xả rác bừa bãi xuống cống rãnh, kênh rạch trong thời gian vừa qua làm hạn chế khả năng thoát nước. Một số dự án được phép san lấp rạch nhưng chủ đầu tư không đào hồ điều tiết theo quy định để bù không gian trữ nước, khiến tình trạng ngập úng trầm trọng hơn.
Đại biểu Trương Lâm Danh, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TPHCM cho biết qua giám sát thực tế tại một số địa phương, phát hiện tình trạng lấp kênh rạch làm cống hộp diễn ra khá phổ biến. Một số dự án được phép lấp rạch và thay thế bằng cách đào hồ điều tiết có dung tích gấp từ 1,2-1,4 lần để bù theo quy định nhưng chủ đầu tư không chấp hành.
“Khi dự án xong rồi thì không thấy hồ điều tiết đâu, không ngập mới lạ. Hỏi chủ đầu tư thì họ trả lời thành phố chỉ làm hồ điều tiết ở đâu thì họ sẽ làm ở đó”, ông Danh cho biết.
Tân Giám đốc Sở Xây dựng Lê Hòa Bình giải bày: “Xin đại biểu tha chuyện lấp rạch là nguyên nhân gây ngập, gây úng. Có những rạch phải lấp đi vì là rạch cùng, nằm sâu bên trong”.
Ông Bình dẫn chứng: Như dự án Riviera Point (quận 7) trước đây có khoảng 1.000m2 rạch lọt vô dự án mà không kết nối thoát nước. Cơ quan chức năng cho lấp rạch với điều kiện chủ đầu tư phải bù lại 1,2 lần diện tích lấp bằng hồ điều tiết.
Đại biểu Trương Lâm Danh chất vấn: Thực tế hiện nay có những con rạch không phải là rạch cùng cũng được đề xuất lấp, còn hồ điều tiết thì làm trên giấy, có đúng không? Có những hồ tự nhiên đang làm chức năng điều tiết nước rất tốt nhưng thành phố để cho san lấp, phát triển hạ tầng rồi sau đó cho… đào lên lại để làm hồ điều tiết.
Video đang HOT
Trước ý kiến của các đại biểu, ông Lê Hòa Bình cam kết sẽ cùng các sở ban ngành rà soát lại và đề xuất trước khi trình cơ quan có thẩm quyền cho phép lấp rạch phải có ý kiến của Sở NN&PTNT do có liên quan đến vấn đề thủy lợi.
Chi hàng nghìn tỷ … vẫn ngập
Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Nguyễn Hoàng Anh Dũng cho biết TPHCM có 64 dự án thuộc danh mục đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, giải quyết ngập do mưa và 2 chương trình đầu tư công với tổng mức đầu tư là 13.437 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn dự kiến bố trí trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 đối với các dự án cải tạo xây dựng hệ thống thoát nước là 11.056 tỷ đồng, trong đó, 64 dự án là 10.556 tỷ đồng, 2 chương trình là 500 tỷ đồng.
Cụ thể: Trong số 27 dự án chuyển tiếp, TPHCM đã hoàn thành đưa vào vận hành 19/27 dự án và đã phát huy hiệu quả chống, giảm ngập cho các khu vực thuộc quận 5, 9, Tân Phú, Bình Thạnh, Thủ Đức và huyện Hóc Môn, Củ Chi với tổng mức đầu tư là 1.843 tỷ đồng.
“TPHCM còn 8/27 dự án đang triển khai thi công và sẽ hoàn thành trong các năm 2019 và 2020 với tổng mức đầu tư là 1.275 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có 21 dự án đã phê duyệt năm 2017 và 13 dự án chuẩn bị đầu tư”, ông Dũng thông tin.
Về hiệu quả các dự án chống ngập, theo ông Đặng Phú Thành, Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng), năm 2008, trên địa bàn TPHCM tồn tại 126 điểm ngập. Đến cuối năm 2015, trên địa bàn TPHCM còn 40 tuyến đường ngập, trong đó có 17 tuyến đường thường xuyên ngập mỗi khi mưa và 23 tuyến đường ngập được xử lý bằng giải pháp cấp bách trước đây cần tiếp tục đầu tư để hoàn chỉnh.
“Về công tác xóa giảm ngập do mưa, cuối năm 2018 đã giải quyết ngập được 22 tuyến đường trục chính, đạt 59,46% so với chỉ tiêu giai đoạn 2016-2020. Đối với các tuyến đường hẻm do quận – huyện quản lý cuối năm 2018 đã giải quyết hết ngập được 151 tuyến, đạt 84,35% so với chỉ tiêu giai đoạn 2016-2020″, ông Thành cho hay.
Đại diện Sở Xây dựng cho biết, các tuyến đường trước đây được xem là “rốn ngập” như khu vực Vòng xoay Cây Gõ, đường 3 tháng 2, Lê Hồng Phong, Kỳ Đồng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khắc Chân, Hai Bà Trưng, Phan Đình Phùng, Phan Xích Long, Đinh Tiên Hoàng, Binh Thới, Bến xe Chợ Lớn, Nơ Trang Long, Xô Viết Nghệ Tĩnh (từ Hàng Xanh đến cầu Thị Nghè), Kinh Dương Vương, Lê Lai (Quận 1), Nguyễn Biểu, Nguyễn Văn Cừ, Cách Mạng Tháng 8, Lý Thường Kiệt… hiện nay không còn ngập nước.
Trên 100 hồ điều tiết chống ngập
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, TPHCM đang hoàn thiện quy hoạch 103 vị trí hồ điều tiết cần đầu tư xây dựng trong thời gian tới để chống ngập như: Quận Thủ Đức có 2 hồ là công viên Gò Dưa (28ha) và Linh Đông (8ha); quận 2 có 2 hồ ở trung tâm khu Thủ Thiêm (18ha) và khu dân cư 87ha phường An Phú (2ha). Quận Bình Tân có 1 hồ điều tiết ở công viên phường An Lạc (l,4ha). Quận 7 sẽ có 2 hồ điều tiết gồm ao Song Tân (thuộc phường Tân Kiểng) và Bình Thuận (7,4ha)… TPHCM đang triển khai thực hiện 3 hồ, trong đó, kêu gọi đầu tư bằng hình thức PPP 2 dự án tại công viên Gò Dưa (Thủ Đức) rộng 28ha, công viên Khánh Hội (quận 4) rộng 4,8ha, và đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách 1 dự án tại khu vực Bàu Cát (Tân Bình) rộng 0,4ha.
Huy Thịnh
Theo Tiền phong
Vì đâu Nam Long ra quyết định "ngược đời", chi hàng trăm tỷ mua cổ phiếu quỹ khi quỹ đất còn nhiều?
Theo lãnh đạo Nam Long, việc mua cổ phiếu quỹ được Hội đồng quản trị cân nhắc kỹ lưỡng và chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án mới. NLG tự tin vào khả năng huy động vốn ở cấp độ dự án của Công ty với các đối tác chiến lược dài hạn hiện hữu, công ty sẽ sử dụng nguồn vốn rẻ ở cấp độ dự án để triển khai.
Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG) vừa công bố thông tin dự chi hàng trăm tỷ để mua lại cổ phiếu quỹ. Việc mua lại cổ phiếu quỹ của công ty diễn ra trong bối cảnh Nam Long vừa "mở khoá" quỹ đất thành công năm 2018, nâng quỹ đất sạch lên ngưỡng 240ha. Vì sao Nam Long chi lượng lớn tiền để mua lại cổ phiếu quỹ trong bối cảnh 2019 và những năm tới đây còn rất nhiều việc phải làm, công ty đang đà phát triển tốt là một trong những băn khoăn lớn của giới đầu tư.
Nam Long dự chi 340 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ trong bối cảnh vừa mở khoá quỹ đất
Nam Long vừa dự chi 340 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ và giao dịch sẽ được thực hiện những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Thực tế, việc mua cổ phiếu quỹ của Nam Long đã được công ty công bố từ hồi tháng 4/2019 nhưng từ đó đến nay vẫn chưa hết tranh cãi trong giới đầu tư. Giá cổ phiếu NLG từ thời điểm công ty công bố đến nay nhúc nhích tăng nhẹ dù thị trường chung giảm điểm.
Lý do khiến nhà đầu tư băn khoăn đó là: Nam Long sẽ dùng nguồn tiền ~340 tỷ từ LNST chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần để mua cổ phiếu quỹ trong khi, công ty vừa mở khoá quỹ đất với 3 dự án mới tổng diện tích 240ha và đang đứng trước cơ hội phát triển lớn. Nam Long còn rất nhiều việc phải làm phía trước và 2019 mới chỉ là năm tăng tốc cho kế hoạch thành nhà phát triển đô thị hàng đầu tại Việt Nam. Tại sao công ty không dành tiền để phát triển kinh doanh mà lại mua cổ phiếu quỹ là một câu hỏi lớn.
Quyết định mua cổ phiếu quỹ của Nam Long có "ngược đời"?
Theo nhiều nhà đầu tư, dù Nam Long không thiếu tiền khi quỹ lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần tính đến hết năm 2018 lên đến hơn 2.200 tỷ đồng nhưng việc chi hàng trăm tỷ đồng trong bối cảnh vừa gia tăng thành công quỹ đất sạch là điên rồ và ngược đời. Hiện, Nam Long đã "mở khoá" quỹ đất và đang có 3 dự án mới với tổng diện tích 240ha. Nếu công ty dành tiền để phát triển dự án thay vì mua cổ phiếu quỹ thì con đường đến giấc mơ trở thành nhà phát triển khu đô thị hàng đầu tại Việt Nam sẽ ngắn hơn.
Trong khi đó, phân tích độc lập của chứng khoán BSC nhận định, khi mà quỹ đất nội đô đang dần cạn kiệt, tình trạng phê duyệt thủ tục pháp lý vẫn còn vướng mắc và các dự án giao thông hạ tầng được đẩy mạnh triển khai kết nối các tỉnh lân cận thì quỹ đất sạch ở vị trí đẹp của Nam Long có thể giúp công ty phát triển vượt bậc so với các doanh nghiệp khác. Vậy, vì sao Nam Long lại không ưu tiên tiền để phát triển dự án, thậm chí không phát hành thêm huy động vốn mà lại chọn phương án "ngược": chi tiền mua cổ phiếu?
Theo lý giải của Nam Long, việc mua cổ phiếu quỹ là để tái cơ cấu danh mục đầu tư. Tại đại hội cổ đông năm nay, đại diện của Nam Long đã chia sẻ: "Việc mua cổ phiếu quỹ là giải pháp đem lại nhiều lợi ích cho cổ đông ngoài các phương pháp truyền thống như cổ tức bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu. Việc mua lại cổ phiếu sẽ đem lại nhiều giá trị cho công ty. Hiện tại, giá trị thị trường của Nam Long vào khoảng 6.700 tỷ đồng, tương đương 290 triệu USD. Dự kiến sau khi mở khoá 3 dự án mới, tài sản ròng của Nam Long sẽ tăng lên 550-600 triệu đô. Đồng thời, hàng năm Nam Long tiếp nhận rất nhiều cơ hội đầu tư đất đai do đó, việc mua cổ phiếu quỹ thông qua xét duyệt nghiêm ngặt của Ban lãnh đạo công ty theo đúng các quy định. Ban lãnh đạo công ty sẽ đưa ra được những quyết định tốt nhất cho công ty cũng như cho cổ đông căn cứ trên khối lượng tài sản ròng và giá trị vốn hoá hiện tại".
Khi được hỏi về việc chi lượng lớn tiền để mua cổ phiếu quỹ ảnh hưởng ra sao đến các dự án vừa "mở khoá" quỹ đất và công ty có dự định vay nợ để phát triển dự án mới hay sử dụng phương thức khác, lãnh đạo Nam Long khẳng định: "Việc mua cổ phiếu quỹ được Hội đồng quản trị cân nhắc kỹ lưỡng và chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án mới. NLG tự tin vào khả năng huy động vốn ở cấp độ dự án của Công ty với các đối tác chiến lược dài hạn hiện hữu, công ty sẽ sử dụng nguồn vốn rẻ ở cấp độ dự án để triển khai. Đơn cử như mối quan hệ hợp tác của NLG với Hankyu Hanshin Properties Corp và Nishitetsu Group đã gắn kết được 5 năm. NLG và các đối tác Nhật Bản đã hợp tác liên tiếp 6 dự án Flora Anh Đào (2015), Fuji Residence, Kikyo Residence (2016), Mizuki Park (2017), Akari City, Waterpoint (2019) được thị trường và giới chuyên môn đánh giá cao. Việc dùng đòn bẩy này cũng sẽ giúp tăng hiệu quả đầu tư".
Trả lời băn khoăn của phóng viên về tỷ lệ nợ trong 3 năm tới của Nam Long sẽ thế nào, lãnh đạo Nam Long khẳng định Tỷ lệ nợ của NLG trong các năm tới sẽ được nâng từ 0.2x D/E lên 1xD/E. Theo Nam Long, việc này cũng giúp NLG nâng hiệu quả hoạt động và giúp tăng trưởng EPS thay vì dùng vốn của cổ đông như trước đây nhưng về cơ bản, tỷ lệ nợ của NLG hiện nay ở mức thấp nên dư địa huy động vốn từ nguồn vay còn rất dồi dào.
Nam Hà
Theo Trí thức trẻ
Đà Nẵng điều chỉnh, hoán đổi đất cho dự án lấn sông Hàn TP Đà Nẵng sẽ nghiên cứu hoán đổi đất khác, đủ điều kiện xây nhà cao tầng để chủ các dự án lấn sông Hàn lùi vào trong, dành đất ven sông cho công cộng. Ngày 14-5, ông Thái Ngọc Trung, Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho hay, UBND TP Đà Nẵng đã đề xuất với nhà...