Nhiều chính khách phương Tây công khai ủng hộ bà Hillary Clinton
Tiếp nối phát biểu của người đồng cấp Đức, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã lên tiếng ủng hộ khả năng đắc cử tổng thống của bà Hillary Clinton vào năm 2016, theo The Guardian.
Bà Hillary Clinton – Ảnh: Reuters
Trên trang Twiter cá nhân, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius miêu tả bà Hillary Clinton là người phụ nữ hiếm có, phù hợp để thực hiện công việc đòi hỏi những kỹ năng khác thường. Hãng tin Reuters đã đánh giá đây là động thái ủng hộ hiếm thấy từ quan chức Pháp dành cho ứng cử viên trong một cuộc bầu cử quan trọng ở nước ngoài.
Trước đó, trong bài phỏng vấn trên nhật báo Bild xuất bản hôm 12.4, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng lên tiếng chúc chiến dịch bầu cử của bà Hillary thành công sau khi gọi cựu ngoại trưởng Mỹ là người bạn đáng tin cậy của châu Âu.
Ông Steinmeier đề cao bà Clinton vì khả năng thấu hiểu cách tư duy của các nhà lãnh đạo châu Âu, mặt khác cho rằng trong tình hình bất ổn thì việc người đứng đầu nước Mỹ không bị những giá trị ý thức hệ gây ảnh hưởng quá lớn sẽ có vai trò vô cùng quan trọng, theo Reuters.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (trái) và người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier – Ảnh: AFP
Bên cạnh đó, một số chính khách phương Tây khác như ông Nicolas Sarkozy (cựu Tổng thống Pháp), bà Jullia Gillard (cựu Thủ tướng Úc)… cũng đã công khai lên tiếng ủng hộ và chúc bà Hillary Clinton thành công trong chiến dịch tranh cử.
Tuy nhiên, ông Quentin Peel, ủy viên phụ trách các vấn đề châu Âu của Viện nghiên cứu Chính sách quốc tế Chatham House (có trụ sở tại London, Anh) lại cho rằng những can thiệp “tích cực” dành cho bà Clinton (người của đảng Dân chủ) nêu trên từ phía châu Âu là không hế bất ngờ nếu nhìn vào những kinh nghiệm khó chịu mà chính phủ của cựu Tổng thống George W. Bush (đảng Cộng hòa) từng mang lại cho lục địa già, theo The Guardian.
Hôm 12.4, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton chính thức tuyên bố sẽ tham gia vào cuộc đua nhằm thay thế vị trí của ông Barack Obama trong cuộc tranh cử chức Tổng thống Mỹ diễn ra vào năm 2016.
Ngay lập tức, đương kim Tổng thống Barack Obama đã hết lời khen ngợi bà Clinton là một người tài năng, kiên trì, đồng thời tin tưởng bà có đủ khả năng thực hiện tốt vai trò tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, ông khẳng định chưa công khai lập trường ủng hộ vợ của cựu Tổng thống Bill Clinton, theo Huffington Post.
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Bà Clinton bị một ứng viên Cộng hòa gọi là "Chính khách của quá khứ"
Trong tuyên bố tranh cử Thượng Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio kêu gọi thành lập một thế hệ lãnh đạo mới "không bị kẹt lại thế kỷ 20".
Theo Reuters, ông Rubio ngày 13/4 đã tuyên bố sẽ trở thành ứng viên Đảng Cộng hòa tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ. Quyết định này của ông Rubio được đưa ra không lâu sau khi bà Clinton chính thức tuyên bố là ứng viên của Đảng Dân chủ tham gia tranh cử.
Ông Rubio tuyên bố tranh cử (Ảnh AP)
Ông Rubio, 43 tuổi, là con trai của một gia đình nhập cư nghèo từ Cuba. Trong cương lĩnh tranh cử của mình, ông Rubio muốn thể hiện mình là "một sự lựa chọn tốt cho đa số người dân Mỹ", một tuyên bố nhằm vào những đối thủ được cho là nặng ký hơn là ông Jeb Bush, người cũng thuộc Đảng Cộng hòa và bà Clinton.
"Tôi có nghe thấy một vài người gợi ý rằng tôi nên đứng sang một bên và chờ đến lượt mình nhưng tôi không thể làm vậy bởi tôi tin rằng, nước Mỹ của chúng ta- một quốc gia đặc biệt, đang ở trong giai đoạn gian khó, và nếu là Tổng thống, tôi hoàn toàn có thể tạo ra sự khác biệt", ông Rubio nhấn mạnh.
Người dân Mỹ sẽ "có cơ hội để viết nên một chương vĩ đại nhất trong câu chuyện về nước Mỹ", ông Rubio nói thêm. "Chúng ta sẽ không thể làm được điều này nếu cứ trông ngóng về những nhà lãnh đạo với những ý tưởng trong quá khứ. Chúng ta phải thay đổi cách chúng ta đưa ra quyết định của mình bằng cách thay đổi những người có quyền đưa ra cac quyết định đó", ông Rubio khẳng định.
Dù không trực tiếp nhắc đến đối thủ là bà Hillary Clinton, tuyên bố của ông Rubio cũng nhằm ám chỉ bà Clinton là "một trong những chính trị gia của quá khứ".
"Giờ là thời điểm để thế hệ người dân Mỹ có thể hướng tới một nước Mỹ trong thế kỷ mới", ông Rubio khẳng định.
"Chỉ mới ngày hôm qua, một lãnh đạo từ quá khứ đã tuyên bố bắt đầu tranh cử Tổng thống bằng cam kết sẽ đưa chúng ta quay trở lại ngày hôm qua. Nhưng ngày hôm qua đã qua rồi và chúng ta sẽ không bao giờ quay trở lại nữa", ông Rubio nói./.
Trần Khánh
Theo LDO
Nga xem xét 'cấm cửa' 200 chính khách, quan chức phương Tây Báo Nga Izvestia ngày 19.3 đưa tin hơn 200 chính trị gia và quan chức của EU và Mỹ đã được đưa vào danh sách các công dân nước ngoài có thể bị cấm nhập cảnh Nga. Quan hệ Nga - EU - Mỹ vẫn đang căng thẳng vì vấn đề Ukraine - Ảnh: us-russia.org "Danh sách các công dân nước ngoài có...