Nhiều chị em cứ lo sợ khó có con khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung
Vaccine dùng để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung nhìn chung an toàn và được dung nạp tốt.Các tác dụng phụ sau khi tiêm có thể xuất hiện, chủ yếu là đau, sưng và đỏ da tại nơi tiêm…
Chào bác sĩ, em năm nay 22 tuổi, đã có quan hệ tình dục và chuẩn bị kết hôn. Em đang định tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung trước khi cưới để kịp kiêng cữ, sau khi cưới có con là vừa. Nhưng hôm trước em nghe một chị bạn nói rằng tiêm như vậy sau này sẽ rất khó có con vì bản thân chị cũng đã tiêm và đến giờ vẫn chưa có con (chị ấy cưới được hơn 1 năm rồi). Em rất hoang mang và không biết có nên đi tiêm không. Mong bác sĩ tư vấn sớm giúp em. Em xin cảm ơn bác sĩ! (H. T)
Trả lời:
Bạn H. T thân mến!
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến, thường gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Mặc dù bệnh cũng nguy hiểm tính mạng không kém các bệnh khác nhưng nếu được phát hiện sớm thì cơ hội chữa bệnh cũng cao.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của y học mà có rất nhiều phương pháp khác nhau có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, đây là lý do số lượng trường hợp ung thư cổ tử cung đang giảm dần trên thế giới. Tiêm ngừa và xét nghiệm pap smear là những phương pháp được các bác sĩ khuyến khích chị em cần thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, không ít chị em lo lắng việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung sẽ dẫn đến khó có con về sau này.
Video đang HOT
Ung thư cổ tử cung gây ra do nhiễm virus HPV tuýp gây ung thư. Vaccine phòng ung thư cổ tử cung bằng cách giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu diệt virus HPV trước khi chúng xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh. Thực tế, chưa có bằng chứng khoa học nào kết luận điều này. Vaccine HPV dùng để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung nhìn chung an toàn và được dung nạp tốt. Các tác dụng phụ sau khi tiêm có thể xuất hiện, chủ yếu là đau, sưng và đỏ da tại nơi tiêm… nhưng những triệu chứng này sẽ tự hết sau vài ngày.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là trước khi bắt đầu có quan hệ tình dục.
Bình thường, liệu trình tiêm ngừa ung thư cổ tử cung sẽ bao gồm 3 mũi tiêm, mũi thứ 2 nhắc lại sau mũi thứ nhất 2 tháng, mũi thứ 3 nhắc lại sau mũi thứ 2 là 6 tháng. Đối với bất kì loại vaccine nào, sau khi tiêm mũi cuối cùng, chị em nên kiêng ít nhất 03 tháng mới nên có thai. Trong thời gian tiêm ngừa HPV chưa đủ liều mà bạn có quan hệ tình dục thì kháng thể bảo vệ không đủ đảm bảo để phòng bệnh.
Trong trường hợp bạn đã có quan hệ tình dục và muốn có thai sau khi kết hôn thì nên tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe phụ khoa mà bác sĩ sẽ có lời khuyên phù hợp nhất cho bạn, ví dụ như: Khi nào thì nên tiêm ngừa, nên kiêng bao lâu sau khi tiêm…?
Chúc bạn vui khỏe!
BS Hoa Hồng
Theo Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
8 dấu hiệu lạ cảnh báo bạn bị ung thư cổ tử cung
Chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh, ra máu bất thường giữa 2 kỳ kinh nguyệt... là dấu hiệu phổ biến của ung thư cổ tử cung.
Các chuyên gia của Trung tâm ung thư Parkway, Singapore, nhìn nhận một trong những thách thức lớn nhất trong việc điều trị ung thư cổ tử cung là bệnh không có triệu chứng ở giai đoạn sớm nên khó phát hiện để điều trị sớm.
Ước tính một nửa số phụ nữ phát hiện mắc ung thư cổ tử cung khi đã ở giai đoạn tiến triển, ung thư đã di căn. Do đó các bác sĩ khuyên chị em phụ nữ nên quan tâm đến cơ thể mình nhiều hơn, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường dù rất nhỏ, đặc biệt là ở vùng kín nên đi khám để điều trị sớm nếu phát hiện bệnh.
Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn thường gây ra các triệu chứng điển hình bao gồm:
- Chảy máu âm đạo sau giao hợp (không phải rách màng trinh) hoặc sau khi đã mãn kinh.
- Chảy máu âm đạo bất thường giữa 2 kỳ kinh nguyệt.
- Chảy dịch âm đạo bất thường với mùi hôi khó ngửi hơn bình thường.
- Đau bụng dưới thường xuyên hoặc khi giao hợp.
- Đau lưng.
- Tiểu đau hoặc tiểu khó, nước tiểu đục.
- Táo bón mạn tính, cảm thấy sót phân mặc dù đã đại tiện hết.
- Són tiểu hoặc phân từ âm đạo.
Lưu ý: Các triệu chứng trên dễ bị nhầm lẫn với tình trạng nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu nên các chuyên gia khuyến phụ nữ nên tầm soát định kỳ một cách chủ động và đúng lịch. Như thế mới có thể phát hiện các bất thường và can thiệp sớm.
Một trong những phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là phết kính cổ tử cung (Pap smear), tức là lấy mẫu các tế bào ở bề mặt cổ tử cung khi kiểm tra âm đạo. Xét nghiệm này rất nhanh, đơn giản và không đau. Các thống kê chỉ ra phết kính cổ tử cung đúng lúc và định kỳ có thể làm giảm tới 90% tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung.
Theo Trần Ngoan/Vnexpress.net
Xét nghiệm mới tầm soát ung thư cổ tử cung Xét nghiệm đầu tiên của Việt Nam cho phép phát hiện 14 chủng vi-rút nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, nhận diện mức độ hoạt động của vi-rút. Tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM) cho biết Bộ Y tế vừa cho phép nơi này triển khai kỹ thuật xét nghiệm Aptima HPV...