Nhiều cây thuốc quý bị xuất lậu sang Trung Quốc
Theo báo cáo về đa dạng sinh học do Bộ Tài nguyên – Môi trường công bố ngày 30.10, việc khai thác trái phép các loài sinh vật hoang dã đã đẩy nhiều loài động vật của nước ta đến nạn tuyệt chủng trong tự nhiên và gây sức ép nghiêm trọng lên các quần thể khác.
Ước tính ở VN hiện chỉ còn dưới 50 con hổ ngoài tự nhiên và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì chúng sống trong các khu rừng bị chia cắt và xuống cấp, khả năng thích nghi thấp, quần thể nhỏ, dẫn tới hiện tượng cận huyết thống.
Tại nhiều tỉnh phía bắc, tình trạng khai thác theo cách tận diệt các cây thuốc quý như củ bình vôi trắng, củ bình vôi vàng, giảo cổ lam, hoàng tinh vàng, huyết đằng, cỏ nhung… để xuất lậu sang Trung Quốc là khá phổ biến.
Theo TNO
Video đang HOT
Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học
Báo cáo đa dạng sinh học quốc gia vừa do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố ngày hôm qua 30.10 nhấn mạnh, biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học.
Theo Bộ này, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, các hệ sinh thái vốn đã bị chia cắt chắc chắn sẽ phản ứng kém hơn đối với những biến đổi này và có thể không tránh khỏi sự mất mát với tốc độ rất cao các loài sinh vật.
Theo kịch bản do Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường xây dựng, nếu nước biển dâng cao từ 75 cm đến 1 m thì khoảng 20 - 38% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và khoảng 11% diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập.
78 trong số 286 "sinh cảnh sống tự nhiên trọng yếu", 46 khu bảo tồn, 9 khu đa dạng sinh học có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế và 23 khu đa dạng sinh học khác ở Việt Nam sẽ bị tác động nghiêm trọng.
Nhiều loài động thực vật hoang dã sẽ phải chịu áp lực ngày càng tăng do phải thay đổi nơi cư trú, nguồn thức ăn bị thay đổi và thiên tai như lũ lụt, hạn hán và mưa bão sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Một số loài thực vật và động vật có xương sống có thể sẽ tuyệt chủng trong thế kỷ tới do tác động của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, đến nay hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu tới đa dạng Việt Nam vẫn chưa được đầy đủ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nói chung có tác động tích cực tới việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Trồng rừng và quản lý rừng bền vững là một giải pháp quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính vì các hệ sinh thái rừng nhiệt đới hấp thu khí CO2 phát thải, để tạo thành chất hữu cơ. Trồng rừng ngập mặn được xác định là rất hữu ích trong việc chống lại nước biển dân cao và sức tấn công của mưa bão.
Bảo tồn và quản lý hiệu quả đa dạng sinh học có ý nghĩa rất lớn trong ứng phó với biến đổi khí hậu, là một giải pháp quan trọng nhằm giúp những cộng đồng người dân ở những vùng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu.
Dựa vào hệ sinh thái để thích ứng với biến đổi khí hậu là một cách tiếp cận lồng ghép, gắn kết việc sử dụng đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái trong chiến lược thích ứng chung với biến đổi khí hậu.
Phương thức quản lý tổng hợp đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu trong khuôn khổ những chiến lược xoá đói giảm nghèo và lập kế hoạch an ninh lương thực sẽ có ý nghĩa quyết định tới việc hoàn thành Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của nước ta.
Việc lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong chiến lược biến đổi khí hậu là quan trọng để một mặt xác định mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học, mặt khác xác định vai trò của đa dạng sinh học với giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tiến tới thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo TNO
Đổ xô săn tìm cây kim cương Cả tháng nay, vùng đông Trường Sơn mưa tầm tã, rét buốt thấu xương. Bất chấp tiết trời khắc nghiệt, nhiều người từ khắp nơi đổ về vùng cao Kon Plông (Kon Tum) để săn lùng cây kim cương. Kim cương là cây thuốc quý, do giá mua hấp dẫn nên người dân vùng cao đổ xô săn tìm. Đó là một loại...