Nhiều cặp đôi dắt nhau vào nhà nghỉ… để ôn thi đại học
“Bọn em ở nhà nghỉ đã mấy hôm rồi, phần là để có không gian riêng, phần để chăm sóc bạn em ôn thi tốt để đỗ đạt…”, thí sinh Nguyễn Thị Anh nói.
Nhiều nhà nghỉ đã hết phòng dù giá cao.
Đắt mấy cũng ở nhà nghỉ
Ngày 2/7, khảo sát tại một số khu vực gần điểm thi ở các trường đại học tại Hà Nội, các nhà nghỉ đã hết phòng dù giá nhà nghỉ tăng đến chóng mặt. Các nhà nghỉ đã độn giá lên gấp 2-3 lần bình thường, thậm chí lên mức 700.000 đồng/phòng/ngày.
Trong vai sĩ tử đi tìm phòng trong nhà nghỉ, PV tiếp cận một nhà nghỉ bình dân tại khu vực phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy). Bà chủ nhà nghỉ này cho biết, hiện nhà nghỉ đã kín phòng, dù giá 500.000 đồng/phòng/ngày.
“Giá cả như thế đâu có cao nên 15 phòng đều đã kín khách. Tất nhiên giá cả phải đắt hơn ngày thường, vì một năm chỉ có vài ngày thi đại học”, bà chủ nhà cởi mở.
Thấy nhiều đôi nam nữ khoác tay nhau đi ra, đi vào, PV thắc mắc đây có phải là sĩ tử đi ôn thi, bà chủ “soi” PV và cho biết, khác với mọi năm, năm nay nhiều sĩ tử đến thuê phòng đều không có người thân trong gia đình đi cùng mà đi hai người nam nữ vào thuê, nhiều em thuê trước cả vài ngày với lý do để ôn thi đại học.
“Họ đến thuê phòng, cứ có chứng minh thư và giấy dự thi là chúng tôi đều chấp nhận. Vì nhà nghỉ để kinh doanh phòng nên không thể để trống. Mà không biết họ có thuê để ôn thi không vì cả ngày đôi nam nữ bắt taxi đi chơi ở Hà Nội, đến tối mới về phòng để… luyện thi”, bà chủ nhà nghỉ nói.
Nhiều nhà nghỉ trên đường Xuân Thủy, Giáp Bát, Cổ Nhuế, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Khánh Toàn, khu vực Mỹ Đình 1…đều đã thông báo hết phòng. Trong khi đó không ít nhà nghỉ có tình trạng đôi nam nữ thuê chung một phòng để… luyện thi.
Video đang HOT
Đi thi chỉ để… chăm sóc người yêu
Dù giá nhà nghỉ gấp 2-3 lần giá thuê phòng trọ bình dân, tuy nhiên rất nhiều sĩ tử vẫn chọn nhà nghỉ để có không gian riêng, đỡ ồn ào, tập trung ôn luyện. Tuy nhiên, không ít sĩ tử thuê phòng ở nhà nghỉ chỉ với mục đích có không gian riêng để được ở bên cạnh người mình yêu.
Nhiều thí sinh hồ hởi chuẩn bị bước vào đợt một, kỳ thi ĐH-CĐ 2013
Nữ sinh Nguyễn Thị Anh ( quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) thi ở trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết: “Em đi thi cùng với bạn học cấp 3, đồng thời cũng là bạn trai của em. Bản thân em đã xác định không thi đỗ đại học thì cũng sẽ có con đường khác nên cũng không quan trọng chuyện đỗ hay trượt. Vì em tự mình nhận biết được khả năng của mình đến đâu. Biết là không thể đỗ với học lực của mình thì cần gì phải cố gắng”.
Khi PV hỏi “không xác định đỗ đại học, sao em vẫn đi thi để tốn kém thêm cho gia đình”, nữ sinh Anh trả lời ngay mà không cần phải do dự: “Chi phí do bạn trai em lo. Bọn em ở nhà nghỉ đã mấy hôm rồi, phần là để có không gian riêng, phần để chăm sóc bạn em ôn thi tốt để đỗ đạt. Chứ bản thân em thì không hi vọng nhiều vào được đại học”.
Gia đình nhiều em ở quê do kỳ vọng quá nhiều vào con cái nên đã không tiếc tiền giắt túi cho các sĩ tử lai kinh với điều kiện tốt nhất, thậm chí nhiều gia đình kinh tế khó khăn phải vay mượn, bán lúa non để có tiền cho con đi thi đại học. Tuy nhiên không phải sĩ tử nào cũng thấu hiểu lòng cha mẹ mà cố gắng học hành.
Theo Xahoi
Những "phố vẫy" ở Hà Nội: Khó nhổ sạch "cỏ dại"
Mặc dù báo chí liên tục phản ánh và cơ quan chức năng cũng thẳng tay truy quét, nhưng mại dâm giống như một loài cỏ dại chưa khi nào nhổ sạch tận gốc. Khi Hà Nội bắt đầu lên đèn là cả trăm cô gái ở những con phố Phan Đăng Lưu, Phạm Văn Đồng, Giáp Bát... bắt đầu trang điểm chuẩn bị cho một "ngày làm việc".
Ngụy trang thời công nghệ
21h ngày 10-8, chúng tôi có mặt trên phố Phan Đăng Lưu, thuộc thị trấn Yên Viên (Gia Lâm - Hà Nội). Khác xa so với hơn một năm về trước, bộ mặt của con đường chỉ dài độ nửa cây số này đã trở nên khá khang trang, sạch đẹp. Không còn những lùm cây um tùm, mặt đường mịn như nhung, vỉa hè được làm mới và bóng đèn cao áp tỏa sáng rõ mặt người. Từ ngày con phố được cải tạo, nâng cấp nhiều người có tuổi đã có chỗ để đi bộ thể dục buổi tối, những đứa trẻ cũng thi nhau chạy nhảy, nô đùa... Thế nhưng "đặc trưng" làm nên "tên tuổi" phố Phan Đăng Lưu thì vẫn còn nguyên vẹn. Đó chính là các hàng quán cà phê đèn mờ, thư giãn với thứ ánh sáng màu đỏ nhợt nhạt cùng các cô tiếp viên mặt mũi "bả" đầy phấn son vật vờ trước cửa. Chẳng biết từ khi nào, phố Phan Đăng Lưu được người ta gọi bằng những "biệt danh" mà chỉ mới nghe đã thấy "nao lòng": Phố vẫy, Phố đèn mờ hay Ngã ba sung sướng.
Sau một vòng cưỡi xe máy đảo qua tất cả các quán cà phê thư giãn, tôi cùng anh bạn đồng nghiệp quyết định "chui" vào sâu bên trong một "ổ nhện". Vẻ bề ngoài của cái "ổ nhện" nằm cuối phố Phan Đăng Lưu, sát với Quốc lộ 3 thật lạ thường, bởi nó không hề giống với bất kỳ một quán cà phê thư giãn nào cùng đối tượng kinh doanh. Với tấm biển hiệu: Mua bán, sửa chữa ĐTDĐ cùng dòng chữ Samsung to tướng, khách vãng lai hoặc lần đầu đi tìm cảm giác lạ ở khu vực này khó lòng biết được đây lại là một điểm đến đầy trụy lạc.
Cũng phải thừa nhận rằng trước lúc đến phố "sung sướng", tôi cùng anh bạn đồng nghiệp không hề biết đến sự hiện diện của nó. Chúng tôi đang lơ ngơ định quay đầu xe máy thì bất ngờ bị giật lại bởi một giọng nam thanh niên vừa đủ nghe thấy: "Cho xe vào đây đi hai anh ơi"! Ngoái đầu nhìn về hướng phát ra tiếng gọi, cả hai chúng tôi đều dễ dàng nhận ra, kèm theo những lời mời chào của gã thanh niên là một cô nàng váy ngắn hết cỡ đứng lấp ló bên trong, tay không ngừng vẫy vẫy đầy ẩn ý. Thấy chúng tôi tỏ vẻ lưỡng lự, gã thanh niên chồm dậy tiến hẳn ra đường tiếp thị: "Hai anh vào đây để các em nhà em phục vụ cho, bảo đảm phê luôn"! Đáp lời, anh bạn tôi nhanh nhảu hỏi: "Có tới bến không?". Gã thanh niên liến thoắng: "Nhà em không có chuyện ấy..., nhưng các em sẽ chiều các anh hết mức. Còn sướng hơn cả đến Z ấy chứ! Ở đây nhà nào cũng thế thôi, giá cả đồng hạng".
Bị những lời tiếp thị dồn dập của gã, lại đang có ý "mục sở thị" chúng tôi đồng ý. Vừa dựng chân chống xe máy chúng tôi đã được ngay 2 cô em không biết ở đâu chui ra ưỡn ẹo "trình hàng", miệng không ngớt buông những lời nói đầy kích thích. Thế rồi như có lập trình sẵn, hai "đào" kéo tay chúng tôi lôi thẳng xuống tầng hầm của căn nhà 3 tầng. Căn phòng dùng để "thư giãn" áng chừng hơn chục mét vuông quá thiếu khí và bẩn thỉu. Có tới 4 cái bàn và 1 bộ ghế kiểu salon đệm mút, nhưng vô cùng rách nát. Dưới mỗi cái bàn ấy là những cái bô, cuộn giấy vệ sinh và một số chai nước nhỏ. Ở mỗi khu vực nhỏ làm chỗ thư giãn đều được ngăn bởi những tấm riđô ghép từ nhiều mảnh vải hôi hám... Lấy lý do không có hứng "thư giãn" vì nhân viên ngồi bàn kém nhan sắc, tôi định chạy vội ra thì từ bên ngoài gã thanh niên nói vọng vào: "Anh chờ em mấy phút, sẽ có em chân dài hàng chuẩn tới phục vụ".
Tấp nập chạy sô
Quả đúng như lời gã, chỉ 5 phút sau, cô nhân viên ngồi bàn với tôi được gọi ra và thay vào đó là một cô nàng với dáng vóc, dung mạo khá bắt mắt, nhất là bộ ngực ngồn ngộn gần như... phơi trần. Cô nàng nũng nịu: "Cưng khó tính quá! Thôi để em thư giãn cho kẻo lại hết giờ". Nói rồi, cô nàng phăm phăm lột nửa trang phục của mình ra mà không chút e ngại. Khẽ đẩy cô nàng, tôi vờ bảo: "Anh vừa "xung đột" với vợ nên đến đây chỉ để nói chuyện với em cho đỡ buồn thôi. Hôm khác em thư giãn cho anh nhé". Như chạm phải "nọc", cô nàng co người lại, thuỗn mặt bảo: "Anh nào đến đây mà chẳng nói vừa cãi nhau với vợ. Anh không vui vẻ thì em đi ra nhé"! Hiểu ý "đào" này muốn gì, tôi vội vã rút ví dúi 2 tờ polime vào tay ả. Câu chuyện giữa tôi với ả vì thế mà đã rôm rả hơn.
Theo lời giới thiệu thì "đào" của tôi tên Thủy, quê ở Hạ Hòa, Phú Thọ, mới xuống đây làm gần 3 tháng. Thủy không thuộc "biên chế" của quán mà là nhân viên của một quán khác cùng con phố. Những lúc quán không vướng khách hay gặp khách khó tính, cô thường được bà chủ cho các quán bên cạnh mượn. Thông thường, mỗi nhân viên như Thủy hàng ngày phục vụ từ 10 đến 30 khách "thư giãn" và mỗi quán thường có từ 3 - 5 "đào" ăn ở tại chỗ, làm việc 24/24h. Nghe những lời Thủy giãi bày, tôi tính nhẩm với giá 150.000 đồng/30 phút thư giãn, thì mỗi ngày số tiền các tú ông, tú bà thu về thật khủng khiếp. Điều đó lý giải vì sao dịch vụ thư giãn, cà phê đèn mờ ở phố Phan Đăng Lưu vẫn cứ tồn tại, phát triển cả chục năm nay. Câu chuyện giữa tôi và cô "đào" Thủy vẫn đang ở độ say sưa thì bất chợt vang lên tiếng nhắc nhở: "Bàn 4 hết giờ rồi nhé"! Nghe vậy, Thủy vội vàng giục tôi đi ra. Trước khi trở về quán của mình, cô nàng không quên nhắn nhủ: "Lần sau đến thẳng quán em, em phục vụ nhiệt tình cưng nhé"!
Thượng vàng hạ cám
Với giá 150.000 đồng, đường Phạm Văn Đồng, giống như phố Phan Đăng Lưu, cũng là nơi mà khách phong tình đánh giá là chợ tình giá rẻ. Dù liên tục bị lực lượng chức năng quét vét, thế nhưng hoạt động mại dâm ở đây khá sầm uất. Cũng cái mác tẩm quất, thư giãn, hầu hết gái "bán hoa" ở đây được xếp vào loại "quá đát" bị bật khỏi các quán bar hay tụ điểm sang trọng. Chẳng khó khăn khi muốn mục sở thị những chân dài "bán hoa" đường Phạm Văn Đồng. Cứ sâm xẩm tối, khi ánh đèn đường chưa kịp bật, trước những ngôi nhà lụp xụp cửa xếp hoen gỉ đoạn từ ngã tư Cổ Nhuế - Trần Cung - Phạm Văn Đồng hất về chân cầu Thăng Long, từng tốp "đào" với áo hai dây, quần ngắn cũn cỡn đã ra cửa "hóng mát" chờ khách đi "tàu".
20h, tôi cùng anh bạn bắt đầu lượn lờ và dừng lại trước mặt 2 chân dài của căn nhà số 34X. Xe chưa kịp tắt máy, 2 người đẹp đã đồng thanh "thư giãn không anh?". Tôi lập tức "bắt sóng": "Ở đây có gì hả em?". Chẳng cần phải đắn đo, cô gái ra dáng là đàn chị hơn phát giá: "Anh cho xe vào nhà đi, bọn em phục vụ "tàu nhanh" 150 nghìn đồng. Ở đây có đủ giường đệm". Tôi chưa kịp trả lời thì ngay lập tức có 2 thanh niên trẻ khác ở đâu phi đến lao tuột xe vào quán. Thấy có khách quen, người đẹp nhã nhặn hẹn chúng tôi quay lại sau 30 phút rồi vội vàng kéo sập chiếc cửa xếp.
Bực mình vì bỗng dưng "mất lượt", tôi kéo anh bạn lại quán trà đá cách đó không xa để chờ "nốt 2". Ông chủ quán nói giọng miền Nam vừa rót trà vừa hỏi ra điều thông cảm: "Hôm nay thứ 7, đông khách, hai chú chịu khó chờ 1 lát vậy. Quán của con L có lúc thì khách phải xếp hàng chờ đỏ mắt. Nó đẹp mà". Tôi gạ chuyện: "Thế ở đây không sợ bị phát hiện à?". Ông chủ quán phẩy tay: "Chuyện vặt, có gì đâu mà sợ. Yên chí".
Rời quán nước, đi chưa đầy 50m chúng tôi gặp một tốp khoảng 5 "chân dài" cũng đang ngồi chờ khách. Tỏ ra tự tin hơn, tôi dừng xe ngã giá và được một em tên Linh (SN 1983, quê Cẩm Khê, Phú Thọ) đon đả kéo vào phòng. Trong ít phút ngắn ngủi, Linh trần tình: "Thực ra, khi phố lên đèn bọn em tranh thủ cơm sớm rồi ra ngồi "vợt" được khách nào thì "vợt", chứ tầm ấy cũng chưa có khách. Giờ cao điểm phải từ 21h trở đi, hoặc khuya hẳn sau khi những tốp nhậu "thừa tửu, thiếu sắc" mới tìm đến chỗ chúng em "tâm sự". Tìm cách đánh bài chuồn, ra vẻ không ưng về giường đệm, tôi đánh trống lảng và rủ Linh đi làm "chuyện ấy" ở nhà nghỉ thì người đẹp từ chối, chỉ đồng ý "đi khách" tại căn nhà ổ chuột này.
Cũng trên tuyến phố Phạm Văn Đồng, đoạn sát Công viên Hòa Bình có lẽ là tụ điểm mại dâm lộ liễu hơn cả. Không nhà, không giường chiếu, chỗ hành sự là bãi cỏ rậm um tùm. Tuy nhiên, ở điểm này chủ yếu là các cô thuộc hệ U40 phục vụ cho đủ hạng người. Chính vì thế mà giá cũng rất bèo. Chỉ cần khách mua dâm bỏ ra 50 đến 70 nghìn đồng là được thỏa mãn nhu cầu.
Dai dẳng nấm độc
Cùng được "đặt tên" là phố vẫy, đoạn đường từ cổng bến xe Giáp Bát đến cầu vượt phố Vọng vài năm về trước có tới cả trăm gái "bán hoa" ra đứng đường. Do bị quét liên tục nên nơi đây cũng giảm hẳn. Tuy nhiên, nếu khách mua dâm muốn thì đây vẫn là điểm đến khá "hấp dẫn" hơn vì gái đi khách có nhà nghỉ hẳn hoi.
Đánh liều hỏi một bác xe ôm về phố vẫy, người đàn ông chỉ tay xuống phía bến xe nói. Đấy, anh đi chưa tới bến xe thì thấy ngay. Nghe thế, chị bán nước tên Hà (quê Thanh Hóa) nhanh nhẩu dặn tôi: "Khéo mà lại khổ đó nghe. Đi chơi loại ấy làm gì, vừa mất tiền không khéo rước bệnh vào thân". Rồi chẳng cần hỏi gì thêm chị Hà cũng kể: "Cách đây vài tháng, có hai chú cũng đi xuống đó tìm gái, lúc vào nhà nghỉ bị bọn nó lừa lấy hết tài sản rồi "biến" mất. Vì chẳng biết nó là ai, lại là khách đi cùng mình vào nhà nghỉ nên họ không quản lý được. Đi "ăn vụng" chẳng dám đến công an trình báo nên mới mất tiền oan đó thôi". Để "đột kích" tôi từ từ chạy xe qua khu vực vừa được hướng dẫn thì quả nhiên một người đẹp dáng khá "phì nhiêu", trên tay cầm bát mỳ tôm đang ăn dở vội vàng ra "bắt khách". "Anh ơi có vui vẻ tý không? Ở đây bọn em có phòng sạch sẽ, điều hòa, tắm nóng lạnh, giá lại mềm. "Tàu nhanh" thì 300 nghìn đồng em bao phòng, còn qua đêm thì 500 nghìn đồng".
Nói về tệ nạn mại dâm xảy ra trên địa bàn phường Giáp Bát, Trung tá Nguyễn Văn Thái - Phó Trưởng CAP Giáp Bát cho biết, Giáp Bát là một trong 10 phường trọng điểm của thành phố, trong đó có vấn đề tệ nạn mại dâm. Việc quét vét được thực hiện thường xuyên nên giờ gái bán dâm đứng đường đã được quản lý và còn rất ít. Tuy nhiên, vẫn còn 2-3 trường hợp thuộc diện nuôi con nhỏ (dưới 36 tháng tuổi-PV) và mắc bệnh, có thai nên vẫn lén lút đứng đường vẫy khách. Những đối tượng này phường đã 3-4 lần lập hồ sơ nhưng do quy định của pháp luật nên chỉ xử lý hành chính rồi lại phải thả về chứ không đưa đi các cơ sở, trung tâm phục hồi nhân phẩm được.
Còn ông Văn Đại Huynh - Phó Trưởng CAX Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm thì quả quyết: "Trước năm 2006-2007, tệ nạn mại dâm xảy ra trên phố Phạm Văn Đồng tuy có nhiều thật nhưng nay đã giảm hẳn và gần như không có. Ở đây chủ yếu là tẩm quất bình dân, chứ làm gì có mại dâm. Nếu có, thì cũng chỉ một vài điểm là giáp ranh với xã Xuân Đỉnh nên việc quét vét cũng khó khăn. Còn nếu đi kiểm tra những quán tẩm quất thì cùng lắm cũng chỉ phát hiện và xử phạt được về lỗi vi phạm hành chính là không khai báo tạm trú, tạm vắng" (?). Tuy nhiên, thực tế một "lầu xanh" mà chúng tôi từng "thị sát" lại chỉ cách trụ sở CAX Cổ Nhuế khoảng 400m (sát ngã tư Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng - Trần Cung). Khách chỉ cần đến cửa là được các em nhiệt tình chào mời với một giá rẻ hơn nhiều chỗ khác. Vậy không hiểu vì lý do gì mà lực lượng chức năng sở tại lại khẳng định tệ nạn mại dâm ở đây đã hết!
Theo ANTD
Sáng nay, thí sinh làm bài thi môn Toán Sáng nay, 4/7, hơn 600.000 thí sinh dự thi vào các khối A, A1, V sẽ làm bài thi môn Toán với hình thức tự luận trong vòng 180 phút. 5h sáng, nhiều thí sinh và phụ huynh đã có mặt tại địa điểm thi trường ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn vì lo ngại...