Nhiều cán bộ xã hầu tòa trong vụ phá rừng lớn nhất tỉnh Đắk Lắk
Sáng 14/6, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “ Hủy hoại rừng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ phá rừng với diện tích rừng bị phá lớn nhất từ trước đến nay tại Đắk Lắk.
Theo nội dung vụ án, vào tháng 4/2022, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk nhận được thông tin từ Công ty TNHH Đất Vàng Ban Mê và Chi cục Kiểm lâm vùng 4 về vụ phá rừng quy mô lớn tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp.
Sau khi nhận được tin báo, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng các đơn vị chức năng liên quan tiến hành khám nghiệm hiện trường ghi nhận vụ hủy hoại hơn 410 ha rừng tại xã Ya Tờ Mốt.
Đây là diện tích đất rừng đã được UBND huyện Ea Súp ra quyết định thu hồi đất của 4 nhóm hộ và giao cho UBND xã Ya Tờ Mốt quản lý. Qua quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố 28 bị can về hành vi hủy hoại rừng với tổng diện tích hơn 190ha, giá trị hơn 83 triệu đồng.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sáng 14/6.
Ngày 20/7/2023, TAND tỉnh Đắk Lắk đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt 28 bị cáo về tội “Hủy hoại rừng”. Quá trình mở rộng điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã xác định trong tháng 2 và tháng 4/2022, 2 nhóm gồm 10 đối tượng: Y Hen Niê, Y Sy Út Byă, Y Si Liêm Rcăm, Y Ga Siu, Y Jũi Hra, Y Sinh Cô Siu, Y Phăm Niê, Y Kăm Sĩ Byă, Y Hồ Niê và Y Din Siu đã vào Tiểu khu 205 sử dụng cưa xăng và dao hủy hoại 5,5ha rừng, gây thiệt hại hơn 25 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Cơ quan điều tra xác định ông Vũ Văn Quảng (nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Ya Tờ Mốt) và ông Trịnh Xuân Truyền (Kiểm lâm địa bàn xã Ya Tờ Mốt) đã thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của chủ rừng và kiểm lâm địa bàn. Do đó, 2 ông này bị truy tố và xét xử về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Ngoài ra, Cơ quan điều tra cũng xác định ông Hoàng Ngọc Anh (Công chức địa chính xã Ya Tờ Mốt) đã 3 lần lập khống chứng từ thanh toán tiền hỗ trợ tuần tra bảo vệ rừng năm 2021, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước 65,7 triệu đồng. Ông Đặng Công Tạo (nguyên Chủ tịch UBND xã Ya Tờ Mốt) biết rõ ông Ngọc Hoàng Ngọc Anh đã chấm công vượt nhiều ngày so với số ngày thực tế đi tuần tra nhưng vẫn ký duyệt các bảng chấm công, danh sách nhận tiền lập khống, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước là 65,7 triệu đồng. Do đó, 2 ông này bị truy tố, xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trong số đó có nhiều bị cáo là cán bộ xã.
Riêng ông Vũ Văn Quảng, ngoài việc bị xét xử tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, còn bị xét xử tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” bởi ông Quảng biết rõ thực tế mỗi tháng chỉ đi tuần tra từ 1 đến 2 ngày nhưng vẫn ký khống ở bảng chấm công các tháng 2 và 3/2021, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước 19,8 triệu đồng.
Theo dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong 2 ngày. Báo CAND sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc.
Bình Thuận: Hoãn phiên tòa xử vụ lừa đảo mua bán 'đồng đen' giá 80 triệu USD
Ngày 22.2, TAND tỉnh Bình Thuận cho biết vừa tạm hoãn phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án lừa đảo bán 'đồng đen' để chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Thông Thị Đinh (xã La Dạ, H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) do vắng luật sư.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Bình Thuận, Thông Thị Đinh (68 tuổi) dù không có "đồng đen" hay vật gia bảo gì, nhưng đã gian dối, đưa thông tin giả yêu cầu bị hại đưa tiền đặt cọc để mua bán, đầu tư rồi chiếm đoạt.
Cụ thể, tháng 1.2014, bà Đinh gọi cho ông Nguyễn Văn D. (ngụ Ninh Bình) nhờ giới thiệu người mua "đồng đen". Qua giới thiệu, bà Đinh chiếm đoạt tiền đặt cọc của bà Lê Kim Q. (ngụ Hà Nội) 500 triệu đồng.
Với thủ đoạn tương tự, tháng 2.2015, Thông Thị Đinh rao bán "đồng đen" với giá 80 triệu USD và chiếm đoạt của ông Trần Minh Q. (ngụ Bình Thuận) hơn 1,7 tỉ đồng.
Bà Thông Thị Đinh bị Cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận bắt giam. Ảnh CTV
Năm 2019, Thông Thị Đinh cùng một nhóm người đến lưu trú tại nhà nghỉ Thác Bà của ông Nguyễn Đình P. (TT.Lạc Tánh, H.Tánh Linh, Bình Thuận). Tại đây, nhóm của Đinh nhiều lần tổ chức cúng lễ chuyển giao "đồng đen".
Ngoài việc "nổ" sẽ mua viên "đồng đen" nặng 3,72 kg, Đinh còn nhờ vợ chồng ông P. bán dùm viên "đồng đen" nặng 3,81 kg của dòng họ với giá 70 tỉ đồng. Ông P. tin tưởng nên nhiều lần chuyển tổng cộng 685 triệu đồng và 5 cây vàng cho bà Đinh để góp vốn thì bị chiếm đoạt. Tổng số tiền bà Đinh chiếm đoạt của 3 bị hại là hơn 3,1 tỉ đồng.
"Đồng đen" được giám định là đồng và kẽm
Cơ quan điều tra khám xét nhà ở của Thông Thị Đinh, thu giữ 2 tượng kim loại có kích thước 2,5 x 1,8 cm, mặt trước hình voi, mặt sau có hình người, màu cánh gián, do bà Đinh tự nguyện giao nộp.
Kết quả giám định của cơ quan chức năng, 2 tượng kim loại trên không phải là cổ vật, di vật.
Di vật "đồng đen" hình mặt người của Thông Thị Đinh được giám định cho kết là kim loại đồng và kẽm. Ảnh CTV
Giám định của Phân viện Kỹ thuật hình sự tại TP.HCM (Bộ Công an) kết luận: 2 tượng kim loại màu vàng, tổng khối lượng 4,5 kg nói trên có thành phần chủ yếu là đồng và kẽm.
Vụ án kéo dài từ năm 2018 đến nay. Sau khi bị bắt giam, bà Đinh được bảo lãnh tại ngoại để chữa bệnh.
Tháng 2.2019, Thông Thị Đinh bị TAND tỉnh Bình Thuận kết án 8 năm tù, sau đó TAND cấp cao tại TP.HCM hủy án; trả hồ sơ điều tra lại từ đầu. Đến tháng 9.2022, bà Đinh tiếp tục bị bắt tạm giam đến nay. Tuy nhiên, phiên tòa sơ thẩm lần 2 xét xử bị cáo Thông Thị Đinh phải tạm hoãn do vắng luật sư.
Vì sao hai cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia được đề nghị án treo? Sáng 26/12, trình bày quan điểm giải quyết kháng cáo của các bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu", đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội chuyển từ tù giam...