Nhiều ca nhiễm Covid-19 phát hiện: Phố ẩm thực Sài Gòn vắng ngắt giảm 70% khách
Phố ẩm thực Vĩnh Khánh (Q.4), nơi thu hút người Sài Gòn và du khách ăn nhậu đông vui buổi tối lại tiếp tục lâm vào cảnh đìu hiu khi dịch Covid-19 bùng phát với nhiều người nhiễm được Bộ Y tế công bố.
Phố ẩm thực Vĩnh Khánh dần đông trở lại được mấy hôm sau dịch đợt 1 thì nay tiếp tục vắng hoe. Ảnh Ngô Bảo Phương
Theo ghi nhận của Thanh Niên, kể từ lúc dịch Covid-19 hoành hành, nhiều hàng quán, phố xá, địa điểm vui chơi du lịch trên địa bàn TP.HCM bước vào trạng thái hoe vắng thực khách. Có nhiều nơi lượng khách giảm đến 70%, hàng loạt quán xá lâm vào ế ẩm, thậm chí đóng cửa.
Trước ngày 7.3, các hàng quán có dấu hiệu khởi sắc, với lượng thực khách dần tăng trở lại. Tại con phố ẩm thực Vĩnh Khánh (quận 4), bắt đầu có nhiều du khách Tây đi lại và thưởng thức ẩm thực Việt trên con phố này. Song chưa được bao lâu, thì nay các hàng quán nơi đây “tái diễn” cảnh hoe vắng, lác đác vài thực khách nước ngoài.
Nay cả đoạn đường này vắng hoe, ít xe cộ qua lại. Lượng khách cũng vơi đi
“Vài hôm trước, lượng khách đến với các quán ăn ở đây bắt đầu có xu hướng tăng. Số lượng du khách nước ngoài, chủ yếu là khách Tây cũng tăng lại khoảng 50% so với trước mùa dịch. Lúc đó, các quán như chúng tôi có chút vui mừng, thở phào nhẹ nhõm vì có thể duy trì được quán. Nhưng thật không ngờ, chưa đầy một tuần, dịch bệnh xuất hiện trở lại. Chúng tôi tiếp tục chịu cảnh ‘ngồi không chờ khách”, một chủ quán chia sẻ.
Trước khi xuất hiện ca nhiễm thứ 17, rồi một loạt ca được công bố một số thực khách cho biết, con phố này có phần vui hơn trước đây. “Cách đây khoảng 2 tuần, mình có đi đến phố này để tìm mua một món ăn. Lúc đó, quán nào cũng vắng cả, một vài quán có được vài khách. Cả con đường “buồn” lắm. Hôm 6.3, mình quay lại thì thấy nó vui hơn hẳn. Mặc dù không đông đến mức kẹt xe, nhưng mình nghĩ trong đợt Covid-19 này, như vậy là khả quan lắm rồi”, khách hàng Lâm Gia Hân nhận định.
Theo ghi nhận tối ngày 6.3, lượng du khách nước ngoài đến với quán nhậu này đông kín chỗ.
Chỉ vài ngày sau đó, cả con phố ẩm thực Vĩnh Khánh nhanh chóng vắng bóng thực khách, hàng loạt quán xá đầy ghế trống. Đặc biệt, du khách phương Tây cũng vơi đi một nửa.
Video đang HOT
“Khi chưa có dịch bệnh, lượng khách nước ngoài đến với quán rất đông, mỗi đêm có thể phục vụ đến 9 – 10 bàn. Nhân viên làm việc không ngơi tay. Sau hơn một tháng vắng bóng vì dịch, lượng khách chỉ còn lại một nửa. Nay, quán tiếp tục chịu cảnh ế ẩm như trước”, anh T.K.A, chủ một quán nhận cho biết.
Theo anh T.K.A, lượng thực khách Tây hiện còn ăn uống ở đây là do đã đến Sài Gòn trước khi Việt Nam phát dịch lần 2. Do đó, họ rất thoải mái đi lại và ăn uống. Khoảng 2 – 3 ngày nay thì lượng du khách mới không còn thấy nữa.
Chỉ sau vài ngày, lượng du khách chỉ còn lại một nữa.
Trái với hình ảnh “đông vui” trước đó vài ngày, con phố ăn uống Vĩnh Khánh hôm nay lại đìu hiu vắng bóng du khách nước ngoài. Các quán ăn, quán nhậu chỉ còn lại vài lượt thực khách là người địa phương.
Nhiều chủ quán tiếp tục “cầu trời khấn Phật” cho mau hết dịch, để hàng quán trở lại đông khách như trước. “Dù vẫn có vài lượng khách mỗi ngày đến quán, nhưng doanh thu của quán vẫn không đủ cho việc chi trả mặt bằng, nhân viên. Cả hơn tháng nay, quán tôi cũng chỉ bán để cầm cự, tới đâu hay tới đấy. Khi nào chống không nổi thì dẹp thôi, chứ tình hình chung mà. Bây giờ, chúng tôi chỉ biết cầu cho dịch sớm được dập tắt để chúng tôi được tiếp tục công việc làm ăn”, chị Thu Nguyệt bày tỏ.
Nhiều quán ăn, quán nhậu lâm vào ế ẩm, ghế trống không một bóng khách.
Với tình trạng ế ẩm kéo dài, chị T.H chủ quán nhậu Q.H sắp không thể cầm cự nổi. “Trước đây không có dịch, doanh thu của quán mỗi đêm từ 5 – 10 triệu đồng. Đêm nào ít nhất cũng 4 triệu. Còn bây giờ như em thấy đấy, quán chị ế quá. Mỗi đêm thu chưa được 2 triệu, thì lấy đâu ra tiền để chi trả các thứ. Tình tình như vầy cũng kéo dài hơn một tháng nay rồi. Nếu kéo dài mãi, chắc chị phải tạm thời đóng cửa thôi em”, chị T.H than thở.
Còn với anh Tuấn chủ quán thì: “Gần hai tháng nay, doanh thu không đủ nên tôi phải vay nóng thêm 20 triệu đồng tiền để bù vào. Vừa mới hết dịch lần một, tôi hi vọng có thể buôn bán lại, gom tiền trả nợ. Không ngờ, giờ mình phải tiếp tục điêu đứng, không biết phải tính tiếp như thế nào”.
Lượng khách còn lại chủ yếu là người địa phương.
Theo thanhnien.vn
Tây phố Bùi Viện vẫn không khẩu trang dù 9 du khách Anh đã nhiễm Covid-19
Tại các nhà hàng, quán bar khu phố Tây Bùi Viện, TP.HCM phần lớn nhân viên đều được trang bị khẩu trang trong lúc phục vụ. Thế nhưng, du khách Tây tấp nập đến đây vẫn không hề đeo khẩu trang.
Khu phố Tây Bùi Viện vẫn khá đông đúc người qua lại - Như Võ
Dù diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 thời gian gần đây, các hàng quán khu phố Tây Bùi Viện (Q.1, TP.HCM) vẫn duy trì mở cửa đón khách đều đặn.
Lượng khách có giảm nhưng không khí vẫn khá nhộn nhịp. Để kinh doanh an toàn trong mùa dịch bệnh, nhiều nơi đã có chủ trương cho toàn bộ nhân viên phục vụ mang khẩu trang và khuyến khích mọi người rửa tay thường xuyên.
Họ nhắc nhở nhau cẩn thận và rửa tay thường xuyên. Tuy nhiên, không thấy ở đâu chuẩn bị nước rửa tay khô cho khách đến quán.
Theo như anh N.Q.M - nhân viên phục vụ quán bar Champion cho biết: "Khoảng trong 1 tuần nay, lượng khách du lịch tới lui khu này giảm mạnh. Chỉ có khách Tây đến chơi là chủ yếu thôi, quán mình thì không chủ trương né khách đến từ đâu hết. Nên mọi người cũng nhắc nhau phải tự giác đề phòng lây lan dịch bệnh, quản lý luôn dặn phải rửa tay thường xuyên và mang khẩu trang khi nói chuyện, phục vụ khách."
Các nhân viên phục vụ bàn được trang bị khẩu trang khi làm việc, du khách Tây không thấy ai đeo
Mặc dù đã có một số động thái nhất định để phòng dịch, các hàng quán quanh khu vực phố Tây phần lớn chưa thấy có chuẩn bị nước rửa tay khô tại bàn cho khách. Sau khi thực khách ra về, bàn ăn được lau dọn với khăn mềm như thường lệ. Tại một số nơi, chỉ có nhân viên phục vụ bàn mới mang khẩu trang, nhân viên giữ xe và bảo vệ lại không mang.
Khách Tây không có ai đeo khẩu trang
Làm việc mỗi ngày trong môi trường tiếp xúc với nhiều người nước ngoài, một số nhân viên cảm thấy có chút lo lắng. Tại khu Bùi Viện, du khách Châu Âu, châu Mỹ đa số đều không đeo khẩu trang, họ đi lại, trò chuyện rất bình thản.
Hầu hết tại các bàn ăn chưa có rửa tay khô cho khách sử dụng
Chị Hà Phương - quản lý một quán ăn cho biết: "Phần lớn người nước ngoài đến đây họ không đeo khẩu trang đâu. Nên chủ yếu nhân viên phải tự giác để bảo vệ mình thôi. Khi họ đến, mình cũng có dặn nhân viên nhắc nhở họ rửa tay trước khi dùng bữa. Nhưng không phải ai cũng thoải mái làm theo đề nghị của mình. Mình đâu làm căng được, phải giữ khách chứ kinh doanh thời này đang khó khăn mà."
Nhiều nhân viên giữ xe không đeo khẩu trang vì ngại nóng bức
Theo Thanh niên
Chơi đẹp, người Sài Gòn phát khẩu trang miễn phí phòng virus corona Thanh niên cầm bịch nylon có hàng trăm khẩu trang y tế, xuống đường phát miễn phí như phát tờ rơi với mục đích tuyên truyền phòng chống dịch do virus corona. Hình ảnh được ghi nhận và chia sẻ trên đường Lãnh Bình Thăng, đoạn qua trước Nhà thiếu nhi quận 11 (Q.11, TP.HCM). Nam thanh niên cầm bịch nylon to chứa...