Nhiều ca nhiễm Covid-19 phát hiện, hàng quán trung tâm thương mại TP.HCM vắng hoe
Vừa mới ‘khởi sắc’ trở lại thì hiện nay hàng loạt các nhà hàng, khu ăn uống ở nhiều trung tâm thương mại trên địa bàn TP.HCM tiếp tục vắng bóng du khách, người ăn ngay sau khi Việt Nam xuất hiện liên tiếp các ca nhiễm Covid-19.
Các nhà hàng ở khu trung tâm thương mại đã vắng nay càng vắng hơn. – Ngô Bảo Phương
Theo ghi nhận của Thanh Niên, ngay sau khi có thông tin về ca nhiễm Covid-19 thứ 17 và nhiều ca dương tính được công bố, lượng thực khách, du khách tại các nhà hàng lớn nhỏ trong nhiều trung tâm mua sắm như Vạn Hạnh Mall, Takashimaya, Aeon Bình Tân… giảm đi bất ngờ. Không khí hoe vắng, đìu hiu tiếp tục bao trùm lên các khu ăn uống.
“Vừa có công bố về ca nhiễm thứ 17, ngay lập tức hôm sau, lượng thực khách tìm đến ăn uống giảm đi đáng kể, chỉ còn khoảng 10%. Lượng khách du lịch cũng giảm như thế”, một nhân viên nhà hàng chia sẻ.
Việt Nam đã có 47 bệnh nhân nhiễm Covid-19
Vắng hoe du khách ở Trung tâm Takashimaya vốn rất đông du khách
Nhiều quản lý nhà hàng cũng cho biết, vài ngày trước đó, nhờ tình hình dịch bệnh ở Việt Nam dần ổn định, lượng thực khách và du khách nước ngoài vì thế cũng bắt đầu tăng trở lại. Niềm vui mừng chưa được bao lâu thì cảnh cũ tái diễn.
“Một tuần trước ngày Quốc tế Phụ nữ, thực khách bắt đầu đi lại, ăn uống bình thường, mọi người không còn e ngại nữa. Các nhà hàng ở đây cũng không thưa vắng khách như trước. Cùng với đó là việc kích cầu du lịch, nên lượng du khách ngoài nước cũng có dấu hiệu lạc quan. Song, chúng tôi chưa kịp vui mừng, thì nay tiếp tục ‘hóng’ khách. Lượng du khách ăn uống mỗi ngày chưa tới 10 người”, T.K.A, quản lý của một nhà hàng tại Aeon Mall Bình Tân than thở.
Tại trung tâm thương mại Takashimaya, nơi thu hút lượng lớn du khách nước ngoài lâu này giờ cũng không còn đông đúc. Lượng khách thực khách phương Tây cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
“Trước đó, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng thực khách Nhật, Trung, Hàn giảm nhiều, có thể lên đến 70 – 75%. Tuy nhiên, lượng khách Tây thì lai rai, không đến nỗi nào. Nhưng kể từ sau bùng phát ca nhiễm thứ 17 và thông tin về hai du khách người Anh bị nhiễm, thì hầu như sau đó, quán không còn thấy bóng du khách Tây. Không chỉ khách châu Á mà du khách Tây cũng không còn mặn mà nữa. Giờ nhà hàng chỉ còn loe hoe vài lượt khách Việt mà thôi”, chị Nguyễn Thị Anh Thư, một nhân viên nhà hàng chia sẻ.
Dù trong tuần hay cuối tuần, tất cả hình thức nhà hàng, từ nướng, lẩu hay món ăn Hàn, Trung, Việt, Tây…. đều heo hút thực khách, chỉ còn rất ít lượng khách là dân địa phương. Nhân viên phục vụ ‘thảnh thơi’, chỉ biết tám chuyện với nhau để đốt cháy thời gian.
Ngay đầu mùa dịch, nhằm để bảo vệ sự an toàn sức khỏe cho thực khách đến ăn uống, nhiều nhà hàng đã trang bị các bình nước sát khuẩn và hướng dẫn thực khách rửa tay.
Vạn Hạnh Mall vắng lặng đến ngạc nhiên
“Do đặc thù hình thức kinh doanh là ăn uống, nên nhà hàng chúng tôi không thể khuyến khích thực khách hay du khách mang khẩu trang khi ăn uống. Việc phát khẩu trang cho khách cũng không thể tiến hành. Tuy nhiên, để bảm bảo vệ sinh và sức khỏe của khách hàng trước dịch bệnh, chúng tôi có trang bị cho thực khách nước sát khuẩn, nước rửa tay ở quần tiếp tân và trong nhà vệ sinh”, chị Ngọc Châu, nhân viên thu ngân cho biết.
Tại có quầy thu ngân hay lối đi vào của các nhà hàng, nhân viên đặt một chai nước rửa trên chiếc kệ. Theo đó, khi bước vào đặt bàn, gọi món, thực khách sẽ được nhân viên nhà hàng chỉ dẫn rửa tay trước khi ăn uống và cả trước lúc thực khách ra về.
Có nước rửa tay và sát khuẩn cho du khách
Chỉ thấy nhiên viên mà không thấy khách
Quán Nhật vốn rất đông khách mà nay cũng vắng hoe
Theo thanhnien.vn
Hà Nội: Khẩu trang "vô chủ" bủa vây đường phố giữa mùa dịch Covid-19
Gần như là ở bất kì nơi đâu, từ ngõ nhỏ cho đến đường lớn; từ khuôn viên trường học cho đến quán ăn... chúng ta đều có thể bắt gặp những chiếc khẩu trang y tế bị chủ nhân tiện tay vứt bỏ.
"Khẩu trang đi muôn nơi", đó là cụm từ mà nhiều người dùng để nói về các tỉnh thành trên cả nước những ngày đầu năm mới, khi Covid-19 bắt đầu trở thành một dịch bệnh khiến thế giới e ngại. Lúc bấy giờ, người người, nhà nhà đồng loạt đeo khẩu trang, dù đang chạy xe, đi bộ hay mua sắm trong các trung tâm thương mại, để phòng dịch. "Khẩu trang đi muôn nơi" trở thành một hình ảnh đẹp về ý thức phòng bệnh của người dân Việt.
Vào thời điểm hiện nay, khi người dân đã sống chung với dịch được 2 tháng, trên những góc phố, chúng ta lại thấy một thực trạng, cũng có thể gọi với cái tên "khẩu trang đi muôn nơi" nhưng theo chiều hướng tiêu cực.
Gần như là ở bất kì nơi đâu, từ ngõ nhỏ cho đến đường lớn; từ khuôn viên trường học cho đến quán ăn... chúng ta đều có thể bắt gặp những chiếc khẩu trang y tế bị chủ nhân tiện tay vứt bỏ.
Chiếc khẩu trang có lẽ vừa bị người người chủ tiện tay vứt bỏ ngay tại chỗ ngồi.
Trên thực tế, một chiếc khẩu trang có đến 2 công dụng chính: Bảo vệ người đeo trước các yếu tố nguy cơ từ bên ngoài (bụi bặm, mầm bệnh); bảo vệ chính cộng đồng bằng cách hạn chế khả năng phát tán vi khuẩn, virus trong trường hợp người đeo không may bị nhiễm bệnh.
Những chiếc khẩu trang "vô chủ" hiện diện từ đường lớn đến ngõ nhỏ.
Tuy nhiên, không ít người dân lại thường chỉ biết đến mục đích thứ nhất của chiếc khẩu trang, hay đáng lên án hơn là dù biết cả 2 nhưng với tâm lý vị kỷ, suy nghĩ "sống chết mặc bay" nên dễ dàng vứt bỏ khẩu trang ở ngay nơi công cộng, mà không bận tâm đến việc nó có thể tiềm ẩn mối nguy hiểm cho cộng đồng, nhất là trong lúc dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Một chiếc khẩu trang nằm trơ trọi trên đường đi bộ quanh hồ, ngay gần khu vực Bệnh viện Nhi Trung ương.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, virus corona mới có thể tồn tại tại trên các bề mặt lên đến 9 tiếng. Mặt trong của khẩu trang y tế có đặc tính hấp thụ những giọt dịch khi chúng ta trò chuyện, ho hoặc hắt hơi. Vì vậy, bề mặt này sẽ chính là một "ổ virus" nếu người đeo không may bị bệnh.
Với vấn đề này, WHO cũng đã đưa ra khuyến cáo: Khẩu trang y tế sau khi sử dụng cần vứt bỏ vào thùng rác có nắp đậy, để bảo vệ cộng đồng.
Loại rác tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe "bủa vây" trường học.
Những chiếc khẩu trang "vô chủ" trên đường phố là một hình ảnh rất đáng quan ngại, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại ở Việt Nam, từ sau khi chúng ta xác định bệnh nhân thứ 17.
Càng đáng ngại hơn khi khẩu trang bị vứt bỏ ở ngay những khu vực tập trung đông người như: quán ăn, khu vui chơi, điểm tham quan, trường học, bệnh viện.
Khẩu trang bị vứt bỏ ngay gần khu vực các quán ăn vỉa hè.
Trước thực trạng này, Bộ Y tế cũng đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền tăng cường kiểm tra, xử phạt đối với các hành vi vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định. Theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, hành vi hành vi vứt bừa bãi khẩu trang y tế đã sử dụng ra ngoài môi trường, vỉa hè... hoàn toàn có thể bị phạt số tiền lên đến 7 triệu đồng.
Hình ảnh xấu xí không đáng có ở một điểm đến của khách du lịch năm châu như phố cổ.
Minh Nhật
Theo Dân trí
Phụ nữ Lâm Thao giỏi việc nước, đảm việc nhà Mới đây, Ban Nữ công Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Phú Thọ) đã tổ chức tổng kết công tác nữ công năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020; gặp mặt kỷ niệm 110 năm Quốc tế phụ nữ 8/3 và kỷ niệm 1980 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đa dạng các hoạt động Theo báo...